soạn. Phần niên đại đề: Diên Thành nhị niên thập nhất nguyệt, thập bát cốc nhật (ngày lành 18 tháng 11 năm Diên Thành 2 (1579). Mặt một bia khắc bài văn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về tạc tượng và một bài minh 6 câu, mỗi câu 4 chữ.
Toàn văn bản dịch (của Viện Hán Nôm) như sau:
“Bia về việc chùa Khang Ninh, xã An Ninh tu tạo hai pho tượng Phật bằng đá: Chùa Khang Ninh xã An Ninh, huyện Phụ Dực là nơi đất cổ linh thiêng, điện phật trang nghiêm, được mọi người ngưỡng mộ. Khi có việc cầu đảo không gì không linh ứng. Nay các thiện sĩ trong xã là Đào Phúc Hoan, Đào Văn Thuần...cùng các vị tín thí huyện khác cùng nhau quyên góp tiền của tu tạo tượng Phật. Khi tượng đã hoàn thành đến xin tôi bài văn để khắc lại sự việc. Tôi cũng có lòng yêu điều thiện nên rất mừng. Nhưng nhà nho ta đối với giáo lý nhà Phật, không phải là không nắm rõ. Đối với những chỗ còn nghi ngờ thường động tâm bàn bạc tới những điều mà người xưa chưa trước tải giải thích, thường thuật lại những điều từ xa xưa nay chưa ai làm. Nay thực rất muốn khuyến khích để mọi người đều được hưởng phúc lộc đến vô cùng. Ta thường tự nhủ cần phải tích lũy công đức bởi vậy viết bài văn này, khác nào đã để lưu truyền mãi mãi. Có bất minh rằng
Khắc đá dựng bia Ngợi ca công đức Việc xưa chưa làm Nay nên khuôn phép Ta chép việc này
Người đều hưởng phúc.
Ngày lành 18 tháng 11 năm Diên Thành 2 (1579) Tiến sĩ cập đệ khoa Ất Mùi, tước Trình Quốc Công, người Trung Am, Vĩnh Lại, hiệu là Độn Tẩu, lại có hiệu là Hanh Phủ Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn”.
6. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Nam Bộ
Nguyễn Bỉnh Khiêm – một danh sĩ Bắc Hà, được đông đảo quần chúng Nam bộ biết đến với một cái tên quen thuộc là Trạng Trình (cách gọi gộp lại học vị và phẩm hàm để thành tên). Ở đây Trạng Trình đã được nhân dân dân gian hóa, huyền thoại hóa, suy tôn như các vị thần, tiên. Có một điều đặc biệt hy hữu, khác với nhiều vị phúc thần khác, Trạng Trình đã được đạo Cao Đài tôn vinh là đệ nhất thánh trong tam thánh của đạo này. Bộ Thánh ngôn hiệp tuyển của đạo này là những bài giáng bút của Trạng Trình qua những lần cầu cơ.
Tại tòa thánh Tây Ninh (trung tâm của đạo Cao Đài) có vẽ ở đại sảnh bức tranh Vích – to – Huy –go mài mực, Tôn Văn (Tôn Trung Sơn) dâng bút cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cạnh đó là bia ký, tóm tắt thân thế sự nghiệp của các thánh (theo quan niệm của đạo Cao Đài)
Nguyên văn nội dung bia ký: “Truyện ký tượng tam thánh”
Có thể bạn quan tâm!
- Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 9
- Đúng 7H00 Các Đoàn Rước Tập Kết Tại Khu Vực Ngã Ba Đường Vào Đền Thờ Trạng Trình, Đến Cổng Đá Tam Quan.
- Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 11
- Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 13
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
-Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri danh tiếng lớn nhất đời Mạt Lê, thi đậu Trạng Nguyên, tước vị Trình Quốc Công, tục gọi là Trạng Trình Giáng cơ tự xưng là Thanh – sơn – đạo sĩ tức là vị sư phó của Bạch Vân Động”.
- Cụ Vích-to Huy-Go, nhà thi gia trứ danh của Pháp quốc giáng cơ tự xưng là Nguyệt – Tâm – Chơn – Nhân tức là đệ tử của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động”.
- Cụ Tôn Dật Tiên, đại cách mạng nước Trung Hoa, chữ danh là Tôn Văn. Giáng cơ tự xưng là Trung – Sơn – Chân – Nhân, tức là để tử của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động”.
Ba vị thánh trên đây đều là Thiên Sứ, đắc lệnh làm hướng đạo cho nhân loại để thực hành Đệ Tam, thiên nhơn, hòa đức.
PHỤ LỤC 4
Tam Quan
Nhà Trưng Bày
Nhà thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hồ Thái Nhâm
Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm tại nhà thờ chính
Nhà thờ Song thân phụ mẫu Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đường vào Bạch Vân Am
Bạch Vân Am
Tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm giữa quảng trường khu di tích
Một trong số 2 bức phù điêu được xây dựng sau tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nhà tổ thờ bà Minh Nguyệt (vợ ba Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Bàn thờ bà Minh Nguyệt