Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Và Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế


thống đường sắt chạy qua 9/10 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng là một thuận lợi đáng kể cho giao lưu buôn bán của vùng phát triển.

+ Đường sông với hệ thống sông dày đặc như: Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Luộc, Sông Đáy, Sông Hoàng Long, Sông Nam Định, Sông Ninh Cơ, Kênh Quần Liêu, Sông Vạc, Kênh Yên Mô, Sông Thái Bình, Sông Cầu, Sông Kinh Thầy, Sông Kinh Môn, Sông Kênh Khê, Sông Lai Vu, Sông Mạo Khê, Sông Cầu Xe, Sông Gùa, Sông Mía, Sông Hoá, Sông Trà Lý, Sông Cấm, Sông Lạch Tray, Sông Phi Liệt, Sông Văn Úc,...Trong hệ thống đó có các tuyến chạy dọc sông Hồng; sông Thái Bình… đi các tỉnh miền núi trung du phía Bắc và các tỉnh trong nội bộ vùng (Hà Nội đi Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng,…)

+ Đường hàng không có các sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng;… nối Hà Nội và Hải Phòng với các tỉnh phía Nam trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm Hà Nội 43km. Sân bay Gia Lâm cách Hà Nội 5km, Sân bay Cát Bi cách Hải Phòng 10km là những cảng hàng không quan trọng không chỉ đối với vùng mà còn có ý nghĩa kinh tế, quốc phòng đối với cả nước.

+ Đường biển với các cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng Diêm Điền Thái Bình và cảng Ninh Cơ tỉnh Nam Định... Hệ thống cảng biển ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa thuận lợi cho giao lưu và hội nhập kinh tế.

- Về thuỷ lợi: Vùng ĐBSH có hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh phục vụ cho sản xuất và đời sống. Hệ thống đê sông Hồng trên địa phận các tỉnh thuộc vùng ĐBSH thể hiện sức sáng tạo và sự cần cù anh dũng của nhân dân trong vùng qua nhiều thế hệ phòng chống thiên tai. Tuy nhiên do tác động của biến đổi khí hậu, hệ thống cống, đập, trạm bơm dọc theo sông Hồng và hệ thống sông Đáy, sông Thái Bình đã trở nên lạc hậu, không phát huy tác dụng vào mùa khô cạn nước.

Hệ thống thuỷ nông của vùng phục vụ cho hơn 900.000 ha, trong đó tưới theo thiết kế là 444.183 ha và tiêu theo thiết kế là 485.876 ha. Đây là vùng có


diện tích tưới tiêu chủ động cao nhất cả nước, tưới đạt 79,1%, tiêu nước đạt 66,7%. Tuy nhiên, hệ thống thuỷ nông được xây dựng đã lâu, nhiều công trình hư hỏng và xuống cấp, nhất là các công trình đầu mối. Hệ thống máy bơm lạc hậu, tiêu tốn nhiên liệu cao, sử dụng nhiều lao động, hiệu suất thu hồi thấp, không đáp ứng yêu cầu tưới tiêu nước. Ví dụ: Sông ngòi thì bị bồi lấp, có nơi đến 1,3 m. Các trạm bơm cũ kỹ, đa số xây dựng từ những năm 60-70 của thế kỷ trước. Cá biệt, có công trình như cống Liên Mạc (Hà Nội), cống Liễn Sơn (Vĩnh Phúc) vận hành từ thời Pháp.

- Về hệ thống điện: Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung các nhà máy điện lớn như nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình,... Những năm gần đây sản lượng điện được tăng lên không ngừng và chất lượng điện cung cấp cũng tốt hơn, cùng với việc phát triển mạng lưới điện rộng khắp đã đảm bảo vững chắc nguồn điện phục vụ cho các ngành và các địa phương trong vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

- Về thông tin liên lạc: Vùng Đồng bằng sông Hồng có mạng lưới bưu điện rộng khắp; các trạm viễn thông đã được xây dựng và lắp đặt các phương tiện thông tin hiện đại do các nước giúp đỡ. Với tổng số 572 trạm bưu điện (bằng 30% cả nước); hệ thống trao đổi số điện tử được lắp đặt ở các tỉnh lỵ và thị trấn của tất cả các huyện. Trên cơ bản hệ thống hạ tầng đã đảm bảo được thông tin liên lạc trong nước và quốc tế thuận tiện nhanh chóng và kịp thời, đáp ứng ngày một tốt hơn mọi yêu cầu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

2.2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 12


- Về tăng trưởng kinh tế: ĐBSH là vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. ĐBSH là vùng kinh tế phát triển so với cả nước. Đây cũng là vùng có dân cư đông đúc và kinh tế trù phú nhất ở miền Bắc nước ta.

Theo kết quả điều tra 2009 của Tổng cục Thống kê, vùng Đồng bằng sông Hồng có thu nhập bình quân đầu người là 1.048.500 đồng/tháng, so với 549.600 đồng/tháng của vùng Trung du niền núi phía Bắc và 641.100


đồng/tháng của Bắc Trung Bộ thì thu nhập bình quân đầu người của vùng cao hơn 90,77% và 63,54% [56,3].

Công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kỳ đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giá trị công nghiệp của vùng tăng từ 18,3 nghìn tỷ đồng năm 1995 lên 223,179 ngàn tỷ đồng năm 2010, chiếm trên 24% giá trị công nghiệp của cả nước, tăng bình quân 17,63%/năm.

Phần lớn giá trị công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hải Dương. Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng là chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và cơ khí. Sản phẩm chủ lực là máy công cụ, động cơ điện, điện tử, dệt kim…

Nông nghiệp và thủy sản cũng là thế mạnh của vùng. Trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực, trước hết là sản xuất lúa chiếm vị trí quan trọng. Diện tích lương thực chỉ đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng trình độ thâm canh cao nên năng suất rất cao. Trong cơ cấu nông nghiệp, ngành trồng cây lương thực chiếm vị trí hàng đầu, với diện tích khoảng 1,177 triệu ha, giảm 111 ngàn ha so với năm 1995. Sản lượng lương thực năm 2010 đạt 7.244,6 triệu tấn, tăng 1,54 triệu tấn so với năm 1995.

Dich vụ là nhóm ngành ngày càng có lợi thế trong phát triển kinh tế của vùng. Lợi thế đó tăng lên, một mặt do vị trí địa lý của vùng ngày càng có điều kiện phát huy tác dụng. Mặt khác, do sự phát triển của các ngành nông, lâm, thủy sản và dịch vụ đòi hỏi. Cụ thể:

Nhờ phát triển kinh tế các hoạt động vận tải trở nên sôi động, nhu cầu vốn thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động tài chính; nhu cầu đào tạo, đặc biệt là nhu cầu tư vấn, cung cấp thông tin ngày càng trở nên cấp thiết. Cũng nhờ phát triển kinh tế, các nhu cầu về du lịch, các dịch vụ đời sống trở thành nhu cầu thiết yếu và các hoạt động này phát triển.


- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Ước tính Năm 2005 cơ cấu kinh tế của vùng năm 2010 cơ cấu kinh tế ở mức: nông, lâm, thủy sản 20%, công nghiệp, xây dựng 34% và dịch vụ 46%.

Những năm gần đây việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong chăn nuôi, chăn nuôi lợn và gia cầm chiếm vị trí hàng đầu. Năm 2010, đàn lợn đã ở mức 7,301 triệu con, chiếm 25,69 tổng đàn lợn của cả nước, năm 1995 là 4,28 triệu con, chiếm 26,24%. Đàn trâu, bò là 775,7 ngàn con. Hiện toàn vùng ĐBSH có 5,8 vạn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chiếm 10,9% diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước.

- Về sự phát triển của các khu công nghiệp: Tính đến hết tháng 6/2011, cả nước đã có 260 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên

72.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 46.000 ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong số đó có 174 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích đất tự nhiên trên 43.500 ha và 86 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 28.500 ha.

Trong khi đó, đến năm 2011 vùng ĐBSH có 67 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên trên 16.560 ha, trong đó có 9.400 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. So với cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 26% về số lượng khu công nghiệp và 23% về diện tích đất tự nhiên các khu công nghiệp. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc là các địa phương có sự phát triển mạnh về công nghiệp và các khu công nghiệp. Cụ thể:

+ Đối với Hà Nội: Qua 15 năm xây dựng và phát triển, đến năm 2011 Hà Nội có 18 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành


lập với tổng diện tích trên 3.500 ha; có 8 khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy và đi vào hoạt động với diện tích 1.200 ha; các khu công nghiệp còn lại đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã thu hút được 535 dự án, trong đó có 254 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với vốn đăng ký 3,6 tỷ USD; 281 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 12.411 tỷ đồng, với gần 400 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định. Trong số các dự án FDI có nhiều dự án của các tập đoàn hàng đầu thế giới, sản phẩm công nghệ cao như Canon, Panasonic, Meiko, Marumishu (Nhật Bản), MHI (sản xuất linh kiện máy bay Boieng của Mỹ) có mức vốn đăng ký 250-300 triệu USD. Vốn đăng ký bình quân đạt 14,6 triệu USD/dự án FDI và 42,5 tỷ đồng/dự án DDI; bình quân 1 ha đất công nghiệp thu hút 95,2 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư, tương đương 4,8 triệu USD. Trong năm 2010 đã có trên 360 dự án đi vào hoạt động với doanh thu ước đạt 3,5 tỷ USD [58, 29-30].

+ Đối với Hải Phòng: Sự phát triển các khu công nghiệp phân thành 2 giai đoạn (1994-2006 và 2007-2011). Ở giai đoạn 1, từ năm 1994-1997 trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 3 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 467 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 292.000 USD. Đến hết năm 2006, các khu công nghiệp trên địa bàn chỉ thu hút được trên 70 dự án với tổng vốn FDI hơn 800 triệu USD, vốn DDI khoảng 1.280 tỷ đồng; quy mô dự án nhỏ, thiết bị, công nghệ trung bình; lao động làm việc trong các doanh nghiệp KCN 8.000 người.

Ở giai đoạn 2, trong 4 năm 2007-2011, có 7 Công ty xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (gấp hơn 2 lần của 13 năm trước đó), nâng tổng số các khu công nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động là 10 khu với tổng diện tích gần 4.000 ha, tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng quy đổi 1,26 tỷ USD, loại hình công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đa dạng hơn (có 4 công ty liên doanh với nước ngoài, 1 công ty 100% vốn nước ngoài, 5 công ty 100% vốn trong nước). Trong số


này có 2 khu công nghiệp đã lấp đầy diện tích giai đoạn I và đang triển khai giai đoạn II (Nomura - Hải Phòng, Đình Vũ).

Đến hết năm 2011, khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đã thu hút được trên 100 dự án FDI và hơn 40 dự án DDI, tổng số vốn quy đổi hơn 6 tỷ USD. Các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp xuất khẩu trên 3 tỷ USD, nhập khẩu 3,5 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước hơn 130 triệu USD và trên 3.000 tỷ đồng, thu hút 30.000 lao động Việt Nam và nước ngoài (chuyên gia, nhân viên kỹ thuật nước ngoài có 400 người). Riêng 9 tháng đầu năm 2011, mặc dù tình hình trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, nhưng Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng cùng với các Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút được 21 dự án, điều chỉnh tổng vốn 8 dự án, tổng vốn đầu tư FDI đạt được 270 triệu USD (gấp 8 lần so với cùng kỳ năm trước) và vốn đầu tư trong nước đạt 6.629 tỷ đồng (gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước). Vốn thực hiện của các doanh nghiệp (kể cả các Công ty phát triển hạ tầng) có vốn đầu tư nước ngoài đạt 26.200.000 USD, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 60 tỷ đồng; xuất khẩu 622 triệu USD, nhập khẩu 640 triệu USD; nộp ngân sách nhà nước 16.172.000 USD và 465,150 tỷ đồng.

+ Đối với Hải Dương: Đây là một trong các tỉnh, thành phố có tốc độ CNH, HĐH với sự hình thành các khu công nghiệp cao của cả nước. Tính đến hết năm 2011, toàn tỉnh có 10 khu công nghiệp và 33 cụm công nghiệp, với các khu công nghiệp lớn như: Đại An, Lai Cách, Nam Sách, Tân Trường, Chí Linh… được thiết kế hạ tầng hiện đại.

Khu công nghiệp Đại An với diện tích 190,73 ha có hạ tầng kỹ thuật với hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, trung tâm kho vận, an ninh, môi trường và cây xanh... được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại nhất của Hải Dương. Được xây dựng theo tiêu chuẩn của một khu công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, vì vậy ngoài nhiệm vụ trọng tâm là thu hút thật nhiều nguồn vốn FDI, khu công nghiệp Đại An luôn hướng tới sự cân bằng giữa thu hút đầu tư và bảo vệ môi


trường bền vững. Hiện trong khu công nghiệp đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 2000 m3/ngày đêm để phục vụ cho khu I, thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường theo qui định, cam kết.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng do tích cực xúc tiến đầu tư nên từ đầu năm đến nay, khu công nghiệp Đại An đã thu hút được 86 triệu USD vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đó là các dự án của Công ty Massan Việt Nam chuyên về công nghệ thực phẩm với số vốn 6,5 triệu USD; Công ty CIM Việt Nam chuyên gia công ống thép xây dựng với số vốn đăng ký 19,5 triệu USD và dự án của Tập đoàn Kefico (Hàn Quốc) chuyên sản xuất linh kiện điện tử công nghệ cao chuyên dụng cho xe ô-tô với số vốn đăng ký 60 triệu USD

Khu công nghiệp Phúc Điền do Công ty xây dựng số 2 thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội đầu tư có diện tích 170 ha, trong đó 110 ha đất công nghiệp còn lại là đất các công trình phụ trợ.

Khu công nghiệp Cộng Hoà thuộc huyện Chí Linh (Hải Dương) có tổng diện tích 700 ha do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 1.000 tỷ đồng cho diện tích hơn 357 ha. Đây được coi là khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc Việt Nam.

Khu công nghiệp được thiết kế đồng bộ, hiện đại với hệ thống đường giao thông nội bộ rộng, diện tích cây xanh lớn, điện, cấp thoát nước phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, các lô đất linh hoạt, phù hợp với nhiều loại hình nhà máy... Cộng Hoà được định hướng là khu công nghiệp sử dụng công nghệ cao, hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường, dự kiến thu hút các ngành nghề như công nghiệp điện tử, tin học, viễn thông, thiết bị điện, công nghiệp lắp ráp ôtô, xe máy, cơ khí chế tạo, sản xuất cao su… Theo dự kiến, dự án sẽ thực hiện theo nguyên tắc cuốn chiếu. Thời gian hoàn thành công tác xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy khu công nghiệp dự kiến trong vòng ba năm.


+ Đối với Hưng Yên: Tính đến 31/5/2011, tỉnh Hưng Yên đã có 4 khu công nghiệp đi vào hoạt động với kết quả bước đầu tương đối khả quan. Tính đến hết năm 2011, Hưng Yên đã thu hút được 907 dự án đầu tư, gồm 703 dự án đầu tư trong nước và 204 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là 47.700 tỷ đồng và 1.440 triệu đô la Mỹ; tạo việc làm thường xuyên cho trên 85.000 lao động từ 545 dự án đã đi vào hoạt động. Trong khi đó, các khu công nghiệp của tỉnh mới thu hút được 164 dự án gồm 89 dự án trong nước và 75 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 8.250,29 tỷ đồng và 983,41 triệu USD với trên 19.500 lao động từ 129 dự án đã hoạt động. Như vậy, số dự án đầu tư vào khu công nghiệp chiếm 18,48% tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; số vốn đầu tư chiếm 17,29% tổng vốn đầu tư trong nước và 68,29% vốn đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh, chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng của các khu công nghiệp

+ Đối với Vĩnh Phúc: Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Vì vậy, Vĩnh Phúc có sự tiến bộ rất nhanh về xây dựng các khu công nghiệp và thu hút đầu tư, nhất là đầu tư FDI.

Đến tháng 6/2011, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút 119 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký khoảng 2,3 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án khoảng 960 triệu USD, đạt hơn 41% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các nhà đầu tư đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là từ Đài Loan (Trung Quốc) với 45 dự án, vốn đầu tư 1,24 tỷ USD, Nhật Bản với 16 dự án, vốn đầu tư 625 triệu USD, Hàn Quốc với 37 dự án, vốn đầu tư 223 triệu USD, Singapore với 05 dự án, vốn đầu tư 147,9 triệu USD.

Trong số đó, đầu tư trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp có 93 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư là 1.995,3 triệu USD, chiếm 85,7% tổng vốn đầu tư của các dự án FDI; đầu tư ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp có 26 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư là 333,9 triệu USD, chiếm 14,3% tổng vốn đầu tư của dự án FDI.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2022