Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn - 12


Trong thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dòi thức ăn tiêu tốn trong cả giai đoạn thí nghiệm kết quả thu được qua bảng 3.19.

Bảng 3.19: Hạch toán chi phí thức ăn bổ sung cho bê thí nghiệm


Số

TT

Chỉ tiêu theo dòi

ĐVT

Lô đối chứng

Lô thí nghiệm

1

Số bê sống đến cuối kỳ thí nghiệm

con/lô

10

10


2

Khối lượng bê tăng

- Khối lượng đầu kỳ thí nghiệm

- Khối lượng cuối kỳ thí nghiệm

- Khối lượng bê tăng/lô


kg/con

kg/con kg/lô


82,5

114,0

315,0


81,8

136,7

549,0


3

Chi phí thức ăn tinh

- Tổng lượng thức ăn tinh/lô

- Đơn giá 1kg TA

- Tổng chi thức ăn tính


kg/lô

đ/kg đ/lô


-

-

-


960

3.556

3.414.000.

4

Chi phí thức ăn tinh/kg TT

đ/kg


6.218


5

Hạch toán thu - chi

- Tổng thu (25.000 đ/kg bê hơi)

- Tổng chi

- Thu - chi So sánh


đ/lô đ/lô đ/lô đ/lô

%


7.875.000

- 7.875.000

-

100


13.725.000

3.414.000

10.311.000

2.436.000

132,52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn - 12


Qua bảng 3.19: cho thấy: với tăng khối lượng của bê qua 4 tháng thí nghiệm ở lô đối chứng đạt 315, /lô, lô thí nghiệm đạt 549,0 kg/lô với tỷ lệ thức ăn tinh trên thô của lô thí nghiệm hết 3.414.000.đ/lô. Chúng tôi tính được chi phí thức ăn tinh ở lô thí nghiệm hết 6.218.đ/kg tăng trọng.

Nếu tạm tính giá 1kg bê thịt hơi tại địa phương là 25.000.đ, thì lô đối chứng không bổ sung thêm thức ăn tinh, bê tăng trọng chậm chỉ thu được 7.875.000.đ/lô. Trong khi thí nghiệm tăng trọng tốt, đã thu được 13.725.000.đ/lô.


Nếu trừ chi phí thức ăn, lô thí nghiệm cao hơn đối chứng tới 2.436.000.đ, tương đương với tăng 32,52% giá trị .

Qua 4 tháng thực hiện thí nghiệm bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần cho bê Lai Sind từ 6 - 10 tháng tuổi. Đàn bê Lai Sind thí nghiệm ngoài việc chăn thả, bổ sung cỏ thì còn được bổ sung thêm thức ăn tinh vào khẩu phần, lượng thức ăn bổ sung đã cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để bê sinh trưởng và phát triển nên hiệu quả kinh tế đạt được là tương đối rò ràng với mức lãi tạm tính sơ bộ là 2.436.000đ/lô (243.600.đ/con/4 tháng).

Thí nghiệm được thực hiện ngay tại các hộ chăn nuôi nên đã là bằng chứng thực tế để cho người dân nhận thức được hiệu quả của việc bổ sung thức ăn tinh cho bê sẽ tăng thêm thu nhập trong chăn nuôi, trong khi tất cả các gia đình đều có khả năng áp dụng với việc tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như: Ngô, khoai, sắn... làm thức ăn bổ sung. Kết quả nghiên cứu này cần được tuyên truyền rộng rãi cho bà con chăn nuôi bò trong huyện Chợ Đồn nói riêng và các vùng khác nói chung thực hiện để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong chăn nuôi.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


I. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đánh giá thực trạng đàn bò địa phương, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của đàn bê lai Sind tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1- Đánh giá thực trạng đàn bò vàng của huyện Chợ Đồn.

- Đàn bò của có tốc độ tăng đàn nhanh trong những năm gần đây, nhất là năm 2006 (tăng 102,1 % so với năm 2005). Xu hướng này phù hợp với chiến lược phát triển đàn trâu bò của huyện.

- Cơ cấu của đàn bò có tỷ lệ đực cái chênh lệch khá lớn: Bò cái chiếm tỷ lệ nhiều hơn hẳn bò đực, đặc biệt tỷ lệ cái sinh sản là 41,09 % và đực giống là 2,42 %. Tỷ lnày sẽ thuận lợi cho việc tăng nhanh về số lượng cho đàn bò.

- Số bò được nuôi/ hộ bình quân khá cao: 3,99 bò/hộ, trong đó: Tỷ lệ số hộ nuôi từ 4 bò trở lên chiếm 40,55%. Kết quả nghiên cứu này đã phản ánh được rằng các dự án đã triển khai việc trồng cỏ giải quyết vấn đề thức ăn thô xanh thiếu hụt khi bãi chăn thả bị thu hẹp vì thế quy mô số bò trên hộ khá cao.

- Khả năng sinh trưởng: Tầm vóc và tốc độ tăng trọng của đàn bò còn thấp so với các địa phương khác (lúc 36 tháng tuổi bò đực có khối lượng 206,2 kg, bò cái 178,2 kg), do vậy việc “Sind hoá” đàn bò vàng địa phương là hết sức cần thiết.

2- Ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của bê Lai Sind từ SS-12 TT

Qua theo dòi một số chỉ tiêu cho thấy:

- Tỷ lệ nuôi sống bê Lai Sind (93,33%) cao hơn bê địa phương (73,33 %). Điều này cho thấy bê Lai Sind sinh ra ở Chợ Đồn có thể thích nghi tốt với điều kiện sống của địa phương.


- Khả năng sinh trưởng của bê Lai Sind lớn hơn bê địa phương ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi:

+ Bê đực Lai Sind có khối lượng cơ thể lớn hơn bê đực địa phương từ 3,5 kg/con (ở giai đoạn sơ sinh) đến 29,9 kg/con (ở giai đoạn 12 tháng tuổi).

+ Bê cái Lai Sind cũng có khối lượng cơ thể lớn hơn bê cái địa phương từ 3,9 kg/con (ở giai đoạn sơ sinh) đến 25,7 kg/con (ở giai đoạn 12 tháng tuổi).

- Ở cùng độ tuổi thì bê đực có kích thước các chiều đo và tầm vóc lớn hơn bê cái và bê Lai Sind có kích thước lớn hơn bê địa phương:

3- Ảnh hưởng của biện pháp bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê Lai Sind từ 6-10TT

- Tỉ lệ sống của đàn bê thí nghiệm và bê đối chứng đều đạt cao (100%).

- Bê thí nghiệm được bổ sung thức ăn tinh sinh trưởng nhanh hơn đàn bê đối chứng. Khối lượng bê thí nghiệm lúc 10 tháng tuổi trung bình 136,7 kg/con và bê đối chứng là 114,0 kg/con. Chệnh lệch 22,7 kg tương đương 19,91%

- Kích thước các chiều đo của đàn bê thí nghiệm cao hơn đàn bê đối chứng.

- Qua 4 tháng thí nghiệm bổ sung thức ăn tinh cho bê lai hiệu quả kinh tế đạt được là rất rò ràng với mức lãi tạm tính sơ bộ là 2.436.000.đ/lô.


II. TỒN TẠI


Mặc dù chuyên đề nghiên cứu đã có những kết quả bước đầu, song với số lượng gia súc nghiên cứu chưa nhiều, môi trường thí nghiệm có nhiều yếu tố tác động đến kết quả thí nghiệm, nên thí nghiệm cần được lặp lại với số lượng bê lớn hơn, kiểm soát môi trường thí nghiệm chặt chẽ hơn để từ đó có thể đưa ra những kết quả chính xác hơn và xây dựng được một quy trình bổ sung thức ăn tinh hoàn chỉnh cho chăn nuôi bò địa phương.


III. ĐỀ NGHỊ

- Tiếp tục dùng bò đực giống 7/8 máu Sind để cải tạo đàn bò vàng của huyện Chợ Đồn và mở rộng ra các địa phương khác trong tỉnh nhằm từng bước cải tạo đàn bò địa phương để nâng cao tầm vóc và khả năng tăng trọng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Cần chọn lọc đàn bò cái nền để giao phối với bò đực giống 7/8 máu Sind nhằm nâng cao chất lượng đàn bê sinh ra, phát huy được ưu thế lai ở đời con.

- Tuyên truyền, phổ biến cho bà con lợi ích của việc bổ sung thức ăn tinh cho bò bằng việc tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như ngô, khoai, sắn, cám gạo…để chăn nuôi bò đạt kết quả cao hơn.

- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các tổ chức khoa học khác tiếp tục giúp đỡ tỉnh Bắc Kạn trong việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm đẩy mạnh phát triển đàn trâu bò của tỉnh góp phần xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu cho người dân địa phương./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Văn Bình (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm về khả năng sinh sản và sinh trưởng của bò Red Sindhi nuôi tại Nông trường hữu nghị Việt Nam- Mông Cổ, Ba Vì - Hà Tây, Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp.

2. Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường (2004), Giáo trình Chăn nuôi trâu bò,

NXBNN, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp Mỹ (ngày 7 tháng 5 năm 2007), Thông tin từ trang web http://www.xttm.agroviet.gov.vn.

4. Lê Xuân Cương, Phạm Hồ Hải, Đặng Phước Chung (1993), Đánh giá đặc điểm sinh sản và sức sản xuất thịt của bò địa phương và bò lai Sind nuôi tại miền nam Việt Nam, kết quả nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi bò thịt 1985 -1990, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Vũ Chí Cương (1990), Một số giống bò thịt nổi tiếng thế giới, Thông tin KHKT chăn nuôi, Bình Định.

6. Cục Chăn nuôi (Tháng 6/2006), Báo cáo tình hình chăn nuôi giai đoạn 2001-2005 và phương hướng phát triển thời kỳ 2006-2015.

7. Nông Thị Ga (1998), Điều tra khả năng sinh trưởng và sinh sản của bò nội địa phương tại huyện Thông Nông -Cao Bằng, Luận án Thạc Sỹ KHNN.

8. Trịnh Hữu Hùng, Hoàng văn Tiến, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Tấn Anh, Lê Viết Ly, Lê Văn Thọ (1995), Sinh lý gia súc. Giáo trình cao học Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Duy Hoan (2004), Bài giảng môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Tài liệu dành cho Cao hoc, NCS), Thái Nguyên.

10. Trần Doãn Hối, Nguyễn Đức Tặng (1979), Khả năng tăng trọng và lượng thức ăn tiêu tốn của bê Lai Sind từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi, Kết quả nghiên cứu KHKT 1963 - 1979, Viện Chăn nuôi, trang 146


11. Phạm Gia Huỳnh (1997), Theo dòi khả năng sinh trưởng và sinh sản của con lai F1 giữa bò đực Red Sindhi với bò cái địa phương, Luận văn Thạc Sỹ KHNN.

12. FAO (10/10/2007), Trang web:http:// www.Vinanet.com.vn.

13. Lê Viết Ly (1995), Nuôi bò thịt và những kết quả nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Lê Viết Ly (2001), Phát triển chăn nuôi trên lợi thế Nông nghiệp nhiệt đới, Hội thảo về dinh dưỡng và gia súc nhai lại, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Chương trình Link (BC) và Viện Chăn nuôi, Hà Nội ngày 9- 10/1/2001, trang 11-17.

15. Trần Đình Miên (1975), Chọn giống và nhân giống gia súc ( Giáo trình dành cho các trường Đại học Nông Nghiệp). NXB Nông thôn, trang 17.

16. Lê Quang Nghiệp (1984), Một số đặc điểm sinh trưởng chung của bò vàng Thanh Hoá và kết quả lai với bò Zebu, Luận án PTSKHNN.

17. Vũ Văn Nội (1994), Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của bò Lai Sind, bò lai kinh tế hướng thịt trên nền bò Lai Sind ở một số tỉnh miền trung, Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp.

18. Orskov. E.R (2001), Phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên bền vững tại Việt Nam, Hội thảo về dinh dưỡng và gia súc nhai lại, (9-10/1/2001), Hội Chăn nuôi Việt Nam, Chương trình Link, Viện Chăn nuôi, Hà Nội, trang 3-4.

19. Preston. T.R and Leng. R.A (1991), Các hệ thống chăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có nhiệt đới và á nhiệt đới, Người dịch: Lê Viết Ly, Lê Ngọc Dương, Nguyễn Viết Hải, Nguyễn Tiến Vởn, Lê Đức Ngoan, Đàm Văn Tiện, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 24.

20. Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoà Bình (1994), Thức ăn cho gia súc nhai lại kỹ thuật trồng và sử dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 52.


21. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1997), Giống vật nuôi (Giáo trình cao học nông nghiệp), NXB Nông nghiệp.

22. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998), Di truyền học động vật (Giáo trình cao học nông nghiệp), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002),

Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, NXB Nông Nghiệp.

24. Phạm Huy Thụy (1996), Kết quả nghiên cứu bước đầu về khả năng sinh trưởng, sinh sản của bò vàng trung du Vĩnh Phú, Kết quả nghiên cứu KHKT chăn nuôi, Viện Chăn nuôi Quốc gia, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 125.

25. Lưu Xuân Thủy (2000), Điều tra khả năng sinh trưởng và sinh sản của bò Lai Sind tại huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ KHNN.

26. Phạm Sỹ Tiệp (1999), Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng một số giống sắn ở trung du và miền núi phía bắc, ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến thành phần hoá học của củ, lá và khả năng sử dụng bột sắn để vỗ béo lợn F1 (ĐB x MC), tóm tắt luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Thưởng, Trần Doãn Hối, Trần Trọng Thêm, Lê Trọng Lạp và CS (1985), Kết quả nghiên cứu cải tạo giống bò nội theo hướng khai thác sữa. Tuyển tập các công trình nghiên cứu chăn nuôi (1969 - 1984), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Thưởng, Trần Doãn Hối, Vũ Văn Nội và CS (1985), Kết quả nghiên cứu dùng bò đực Zebu giống Red Sindhi lai cải tạo đàn bò vàng Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu chăn nuôi (1969 - 1984), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 78.

29.Viện chăn nuôi Quốc Gia (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí