Cầu Ngói Thanh Toàn: Cầu Ngói Thanh Toàn Cách Thành Phố Huế Khoảng 8Km Về Phía Đông Nam Thuộc Xã Thủy Thanh. Cầu Ngói Thanh Toàn Bắc Qua Một Con Hói Chảy Từ


nơi chứng kiến những hành động yêu nước đầu tiên của Chủ tích Hồ Chí Minh khi đang còn là học sinh. Hiện Tòa Khâm sứ không còn, nơi đây chỉ còn lại biểu tượng Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) tham gia phong trào chống thuế năm 1908 để kỷ niệm.

20- Nhà vườn Lạc Tịnh (Lạc Tịnh Viên):Lạc Tịnh Viên do nhà thơ Hồng Khẳng sáng lập vào năm 1889 trên lô đất có diện tích 2.070m2 ở làng Dương Xuân xưa, nay là số 65 Phan Ðình Phùng - Huế. Lạc Tịnh Viên có khuôn viên đẹp, thoáng mát. Trong khuôn viên Lạc Tịnh Viên có 4 ngôi nhà xây gần kề nhau. Tất cả 4 ngôi nhà đều mang dáng dấp cổ kính, từ kiểu kiến trúc đến các vật dụng, vật trang trí, được sắp xếp theo một kiểu riêng biệt, tạo cho du khách một ấn tượng về sự nho nhã, thanh tao, làm ta liên tưởng đến những bước đi khoan thai, nhẹ nhàng, lời nói như thơ, êm dịu dễ nghe...

Thị Xã Hương Thủy

21- Lăng Khải Định (Ứng Lăng): Lăng Khải Định (Ưng Lăng) được xây dựng trên triền núi Châu Chữ nay thuộc xã Thủy Bằng, cách Huế 10km. Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành. Lăng có diện tích 5674,5m2, rất cầu kỳ và công phu, là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại. Lăng Khải Định là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh, đây thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc và là di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới

22- Cầu Ngói Thanh Toàn: Cầu ngói Thanh Toàn cách thành phố Huế khoảng 8km về phía Đông Nam thuộc xã Thủy Thanh. Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con hói chảy từ đầu làng đến cuối làng Thanh Toàn.

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu bằng gỗ được kiến trúc theo kiểu “Thượng gia, hạ kiều” (trên nhà dưới cầu), cầu dài 43 thước mộc (khoảng 18,75m), rộng 14 thước (khoảng 5,82m), hai bên thành cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi nghỉ tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men, chia làm 7 gian, gian giữa của cầu dành để thờ bà Trần Thị Đạo (người có công xây dựng cầu). Cầu ngói Thanh Toàn qua nhiều lần trùng tu (vào các năm 1847, 1906, 1956, 1971), kích thước và vật liệu xây cầu có thay đổi chút ít, kiểu kiến trúc vẫn được giữ nguyên.

Cầu ngói Thanh Toàn là một DT kiến trúc cổ rất có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa. Là một trong những chiếc cầu thuộc vào loại hiếm hoi và có giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam. Cầu ngói Thanh Toàn được công nhận là DT cấp quốc gia đặc biệt.

23- Phủ thờ Tôn Thất Thuyết: ở Thôn vân Thê, xã Thủy Thanh, cách Huế khoảng 7 km. Phủ thờ Tôn Thất Thuyết vốn là Phủ thờ của dòng họ, được Tôn Thất Thuyết cho xây dựng khoảng năm Tự Đức thứ 19 (1866). Sau ngày Tôn Thất Thuyết mất dòng họ lấy Phủ này làm nơi thờ ông. Di tích Phủ thờ Tôn Thất Thuyết được nhà nước công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

24- Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng): hay (Xương Lăng) nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng. Ngày 11/2/1848 Lăng được khởi công xây dựng và chỉ trong 10 tháng đã hoàn thành. Tổng thể lăng gồm có hai khu vực: Lăng và Tẩm. Lăng Thiệu Trị với vẻ đẹp giản đơn, gần gũi, dựa lưng vào chân núi Thuận Đạo, gần trước mặt Lăng là cả một vùng đất bằng phẳng cây cối xanh tươi, ruộng đồng mơn mởn trải dài từ bờ sông Hương tới tận cầu Lim. Lăng Thiệu Trị là di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

25Thị xã Hương Trà

- Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng): nằm trên ngọn núi Cẩm Kê, xã Hương Thọ cách thành phố Huế khoảng 14km, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp nguồn tạo thành sông Hương. Lăng được khởi

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 25


công xây dựng vào tháng 9 năm 1840 và được vua Thiệu Trị tiếp tục xây dựng hoàn tất vào năm 1843.

Lăng Minh Mạng là một mô hình kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ, bao gồm cung điện, đền miếu và đài tạ,... được bố trí trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn ở ngoài cùng tới chân tường của la thành sau mộ vua. Lăng Minh Mạng kiến trúc trang hoàng tuyệt đẹp, là một trong những lăng tẩm uy nghi, đường bệ nhất trong các lăng tẩm của vua nhà Nguyễn, thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa Thế giới

26- Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng): được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820 ở xã Hương Thọ Toàn bộ khu Lăng là một quần sơn với 42 ngọn đồi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Đại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất được chọn làm tiền án và là tên gọi chung cho cả quần sơn này: Thiên Thọ Sơn.

Tổng thể Lăng được chia làm ba khu vực: Chính giữa là lăng mộ Vua và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Bên phải khu lăng là khu vực tẩm điện mà Điện Minh Thành là trung tâm - nơi thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất. Bên trái khu Lăng là Bi đình, nay chỉ còn lại tấm bia lớn ghi bài “Thánh Đức thần công” của vua Minh Mạng soạn, ca ngợi vua cha, được chạm khắc tinh xảo. Ngoài ra, còn có khu vực quần thể các lăng trong hoàng quyến.

Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt vời về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc, trong đó thiên nhiên là yếu tố chính tạo nên nét hùng vĩ của cảnh quan, là di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa Thế giới

27- Văn Miếu: Văn Miếu hay Văn Thánh là cách gọi tắt tên của một ngôi miếu: Văn Thánh Miếu, ngôi miếu thờ đức Khổng Tử - người được hậu thế tôn vinh là Vạn Thế sư biểu (người thầy của muôn đời). Năm 1808, dưới triều vua Gia Long, Văn Miếu Huế được xây dựng ở địa điểm hiện nay, xã Hương Hồ.

Văn Miếu quay mặt về hướng Nam. Các công trình kiến trúc chính đều xây trên mặt bằng ngọn đồi cao gần 3m so với nền đất xung quanh. Trước mặt là sông Hương, phía sau là làng mạc, núi đồi. Các công trình của Văn Miếu được xây dựng trong mặt bằng hình vuông mỗi cạnh chừng 160m, xung quanh có xây la thành bao bọc. Tất cả có 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, trong đó có 32 tấm bia tiến sỹ và 4 tấm bia khác. Trải qua thời gian, thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, Văn Miếu Huế nay chỉ còn lại 34 tấm bia đá.

Văn Miếu Huế là một di tích lịch sử vô cùng quý giá, đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của Nho giáo - thời kỳ vương triều Nguyễn dùng Nho học làm phương tiện trợ giúp đắc lực để thiết lập quyền thống trị trên toàn đất nước. Văn Miếu là di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa Thế giới.

28- Điện Hòn Chén: Điện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chăm-pa thờ nữ thần Po Nagar, sau đó, người Việt theo Thiên Tiên Thánh giáo tiếp tục thờ bà dưới danh xưng Thánh mẫu Thiên Y A Na. Ngoài ra, tại Điện Hòn Chén còn thờ Phật, Thánh Quan công và hơn 100 vị thần thánh thuộc hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên.Điện Hòn Chén được dựng trên ngọn núi Ngọc Trản, một ngọn núi cây cối tươi tốt, cheo leo bên bờ vực thẳm, đó là chỗ sâu nhất của sông Hương.Mặt bằng kiến trúc của toàn bộ Điện không rộng, gồm điện thờ chính là Minh Kính Đài nằm giữa, bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Chùa Thánh và các công trình khác.

29-Cụm lăng chúa Nguyễn Hoàng: gồm 9 khu lăng mộ của 9 đời chúa Nguyễn nằm tập trung tại xã Hương Thọ gồm: lăng Trường Cơ của chúa Nguyễn Hoàng, lăng Trường Diễn của chúa


Nguyễn Phúc Nguyên, lăng Trường Diên của chúa Nguyễn Phúc Lan, lăng Trường Hưng của chúa Nguyễn Phúc Tần, lăng Trường Mậu của chúa Nguyễn Phúc Thái, lăng Trường Thanh của chúa Nguyễn Phúc Chu, lăng Trường Phong của chúa Nguyễn Phúc Thụ, lăng Trường Thái của chúa Nguyễn Phúc Khoát và lăng Trường Thiệu của chúa Nguyễn Phúc Thuần. Cũng giống như lăng mộ các vua Nguyễn, hệ thống lăng mộ các chúa Nguyễn đều nằm ở khu vực phía tây Huế dọc hai bên bờ sông Hương hoặc hai chi lưu lớn của nó là Tả Trạch và Hữu Trạch. Cụm lăng các chúa Nguyễn được công nhận là di tích cấp QG đặc biệt.

Huyện Phong Điền

30- Lăng mộ và Nhà thờ Nguyễn Tri Phương: thuộc Làng Chí Long, xã Phong Chương, từ trung tâm thành phố Huế, theo Quốc lộ 1A (hướng Bắc 30km đến thị trấn Phong Thu, huyện Phong Điền) rẽ phải theo tỉnh lộ 6 khoảng 15km là đến di tích.

Nguyễn Tri Phương làm quan dưới các triều Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, là Ðại thần của Nhà Nguyễn, có nhiều công lao trong việc khai khẩn xứ Nam Kỳ và đánh thực dân Pháp xâm lược. Ông bị thương trong trận quân Pháp đánh vào Thành Hà Nội ngày 19-11-1873, sau đó tuyệt thực và mất ngày 20-12-1873 (1-11 âm lịch), thọ 73 tuổi, thi hài của ông được an táng tại quê nhà Những di tích về Nguyễn Tri Phương ở quê nhà đã được tôn tạo, sửa chữa. Di tích này đã được nhà nước công nhận là di tích quốc gia

31- Làng Cổ Phước Tích: thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phước Tích được nhà nước công nhận và trao bằng xếp hạng Di tích quốc gia làng cổ năm 2009. Theo sử sách và gia phả các dòng họ còn lưu lại, làng Phước Tích được thành lập từ năm 1470. Làng Phước Tích đến nay vẫn còn lưu giữ những di sản vật thể vô giá vừa cổ kính, vừa đồ sộ. Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại có giá trị đặc biệt. Điều thú vị là các ngôi nhà rường cổ ở Phước Tích liên kết với nhau, chỉ cách nhau một khu vườn rộng với những hàng chè tàu xanh, thẳng.

Huyện Quảng Điền

32- Đình Thủ Lễ: Thị trấn Sịa, cách trung tâm thành phố Huế 16 km về phía Bắc, cách huyện lỵ Quảng Điền 1km. Làng Thủ Lễ là một trong những làng được thành lập khá sớm, trước thời Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa.Đình nằm trên một khuôn viện rộng chừng 1.000m2. Hiện đình Thủ Lễ còn lưu giữ: một khánh đá, một phiến đá bùa, 57 sắc phong, hơn 400 trang văn bản (địa bạ), 16 câu đối, 3 bức hoành, hai tượng hạc bằng gỗ.

Ðặc điểm nổi bật của đình Thủ Lễ là kiểu nhà rường truyền thống, với bộ rường gỗ vững chãi biểu trưng cho cư dân đầm phá Tam Giang. Hàng năm có hai lễ chính, Xuân tế (tháng giêng Âm lịch) và Thu tế (tháng 7 Âm lịch). Với giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật đó, Đình Thủ Lễ được công nhận là di tích cấp quốc gia

33- Khu Lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Vị trí, diện tích, kiểu dáng của ngôi nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Thanh cơ bản như năm 1926, cấu trúc theo lối truyền thống cổ của người Việt Nam. Trong nhà bày biện rất đơn giản, năm 1997, ngôi nhà được trùng tu, thay toàn bộ mái nhà bằng tranh mây, toàn bộ hệ thống rui mèn bằng tre, gia cố, hoàn nguyên toàn bộ nền sân nhà bằng xi măng gia đất,... Ðặc biệt đã trưng bày hơn 60 hình ảnh, tư liệu hiện vật, làm sống lại một phần cuộc đời và những hoạt động của Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, tên gọi và chức năng


của một di tích lịch sử lưu niệm một danh tướng đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng đất nước quê hương. Di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia.

34-Chùa Thành Trung: Thuộc xã Quảng Thành. Ngôi chùa này được dân làng Thành Trung xây dựng vào năm 1745, ngoài việc bảo lưu những nét văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc của người Việt, Chùa còn là nơi bảo quản, thờ tự tượng thần Visnu, một vị thần của người Chăm bằng cách “Việt hóa”. Đây là một minh chứng sinh động về sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc: Chăm - Việt, sự tồn tại hàng trăm năm của một pho tượng - một hiện vật có giá trị về nhiều mặt: lịch sử, văn hóa, mỹ thuật…Di tích chùa Thành Trung đã được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số: 2342/QĐ-UBND, ngày 17/10/2007

Huyện Phú Vang

35- Nhà lưu niệm Dương Nỗ: ở xã Phú Dương; đây là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống từ năm 1898 đến 1900, khi Người cùng anh theo cha về đây dạy. Di tích được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia theo Quyết định 296/VH-QĐ ngày 26/3/199

36-Đình làng An Truyền: ở xã Phú An, trước mặt là ao sen và đầm Chuồn. Đình có kiến trúc đẹp, gắn với các sự kiện lịch sử trong hai cuộc kháng chiến, các lễ hội văn hóa của làng.

37- Đình Dương Nỗ: ở xã Phú Dương, được xây dựng từ đời vua Lê Thánh Tông (1471) để thờ các vị tiền nhân. Ngoài giá trị về khoa học lịch sử là di tích lưu niệm về thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế, Đình làng Dương Nỗ còn có những giá trị về kiến trúc nghệ thuật văn hoá tiêu biểu của một thiết chế văn hoá làng xã Việt Nam trên đất Huế, với những nét đặc trưng và phong cách độc đáo. Đình làng Dương Nỗ được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích văn hoá nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 3777/QĐ-BT ngày 23/12/1995.

38- Tháp Mỹ Khánh (tháp Champa Phú Diên):Thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên. Tháp Mỹ Khánh được phát hiện ngày 18-4-2001. Tháp Mỹ Khánh nằm ở độ sâu 5m so với mặt đất, lọt thỏm giữa vùng cát trắng ven biển, một vị trí rất hiếm đối với các tháp Chăm được phát hiện và còn tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, tháp Chăm Mỹ Khánh có niên đại sớm nhất trong những tháp Chăm hiện nay, niên đại xác định theo PPC14 là 750+-40 năm - thế kỷ VIII. Tháp Mỹ Khánh kiến trúc hình chữ nhật, dài 8,22m, rộng 7,12m, giật cấp thu nhỏ dần phần thân tháp phía trên, thuộc nhóm tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa. Tháp Mỹ Khánh được xếp hạng là di tích cấp quốc gia

39-Chùa Hà Trung: có tên chính thức là chùa Phổ Thành, ở làng Hà Trung, cách huế khoảng 50km. Chùa Hà Trung thuộc loại danh lam cổ tự trong lịch sử Phật giáo xứ Huế.

Huyện Phú Lộc

40-Chùa Thánh Duyên: Chùa Thánh Duyên được xây dựng trên núi Túy Vân - một hòn núi nhỏ gần cửa Tư Hiền, nay thuộc xã Vinh Hiền. Chùa được xây dựng vào nửa sau thế kỷ XVII. Chùa Thánh Duyên được xây dựng theo phong cách kiến trúc Nguyễn đặc trưng "trùng thiềm điệp ốc". Quy mô chùa Thánh Duyên gồm: Chùa ba gian hai chái, có la thành. Phía sau chùa là Đại Từ Các, cấu trúc ba gian có nghi môn và la thành bao quanh. Ở đỉnh núi là Tháp Điều Ngự 3 tầng, cao khoảng 12m. Sau tháp có một ngôi đình nhỏ, trước đình có bình phong long mã, xung quanh có la thành. Chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt

41-Hang đá nhà – Núi Giòn: Núi Giòn nằm sát phía Nam vịnh Chân Mây thuộc địa bàn xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách TP Huế khoảng 70km theo quốc lộ 1A về


hướng Nam..Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình hiểm trở, núi Giòn trước đây là địa điểm lý tưởng để các lực lượng cách mạng chọn làm căn cứ địa trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1954) của Đảng bộ và nhân dân nơi đây,cùng nhân dân Tỉnh nhà viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc.

Huyện Nam Đông

42-Địa điểm chiến thắng đồn Khe Tre: Khe Tre là thị trấn của huyện Nam Đông, cách TP Huế trên 50 km. Nơi đây gắn với chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta trong kháng chiến chông Mỹ. Hiện nay đồn chỉ còn là Phế Tích.

Huyện A Lưới

43- Địa đạo Động So - A Túc: Nằm ở dãy núi Động So, A Túc, thuộc xã Hồng Bắc. Cụm địa đạo Động So - A Túc khoảng 10 cái, được thiết kế theo hình chữ U, cửa vòm cao 1,55m - 1,8m, rộng 1,2m, dài từ 12 đến 18m. Cụm địa đạo Động So – A Túc đã được xếp hạng là di tích cấp Quốc gia. 44- Đồi A Bia thuộc địa phận xã Hồng Bắc, cách trung tâm thị trấn khoảng 5 km theo hướng Tây

Bắc, cách thành phố Huế khoảng 75 km. Nơi đây là điểm điểm ghi dấu trận chiến khốc liệt, vẻ vang của quân ta với Mỹ trong năm 1969 và nó còn được biết với tên gọi “Hamburger Hill” (Đồi Thịt Băm) để chỉ nổi khiếp sợ, kinh hoàng của quân Mỹ. Hiện ở đây đã khánh thành nhà trưng bày di tích lịch sử cách mạng đồi A Bia để giáo dục lòng yêu nước và phục vụ du khách tham quan.

II. Lễ hội

45-Lễ hội vật làng Sình

- Thời gian và địa điểm tổ chức: Lễ hội đấu vật làng Sình được tổ chức vào ngày 10/1 âm lịch hằng năm, tại khu vực Đình làng Sình (làng Lại Ân), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, một Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

- Nội dung của lễ hội: Hội vật làng Sình chủ yếu là phần hội vật còn phần lễ diễn ra rất ngắn gọn. Hội vật thường bắt đầu bằng nghi lễ vái tạ Thành Hoàng của các trưởng bối ở đình làng, để nhắc nhở con cháu nhớ đến ơn đức tổ tiên và đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa để nhân dân làm ăn. Hội vật được diễn ra trên một sân đấu bằng cát cao được gọi là sới vật nằm ngay trước sân đình được xem là sân thi đấu của các đô vật. Đô vật gồm tất cả những người đến xem hội, ai muốn thi đấu thì tham dự và khi lên sới thì đấu với tư cách địa phương. Luật chơi cơ bản là “lấm lưng, trắng bụng” nghĩa là một phần hoặc cả hai phần lưng của đối phương phải lấm đất, bụng ngửa lên trời hoặc bị nhấc bổng lên khỏi mặt đất thì thua và các đô vật không được ra đòn nguy hiểm đến tính mạng. Một người địa phương mình bị thua cuộc, người khác có thể nhảy lên tiếp cứu. Vì vậy, nét độc đáo trong hội vật không phải là kết quả thắng thua mà là tinh thần đồng đội và thượng võ.

Hội vật Làng Sình là một nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống người dân Huế. Hội vật ngoài yếu tố tâm linh như mong cho dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với người dân còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, khích thích rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với thế hệ trẻ.

46-Lễ hội điện Hòn Chén

Lễ hội Điện Hòn Chén được tổ chức định kỳ hằng năm vào hai kỳ tháng 3 và tháng 7 âm lịch, diễn ra tại Điện Hòn Chén, một Di sản văn hóa thế giới thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế

- Nội dung của lễ hội: Lễ hội Điện Hòn Chén (theo tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống của người Việt, có ảnh hưởng của văn hóa Chămpa qua hình tượng Thiên Y A Na) là lễ hội mang đậm tính chất tâm linh, tín ngưỡng thờ Mẫu.


Lễ hội có phần lễ nghiêm trang, long trọng hơn phần hội. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Trong đó đám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ điện Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả.

Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, không chỉ là của những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội này đã được phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian địa phương. Đây là một lễ hội tiêu biểu, đặc sắc có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách.

47-Lễ hội Quán Thế Âm

- Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội

Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hằng năm vào tháng 6 Âm lịch tại Tượng Quán Thế Âm, chùa Quan Âm, thuộc núi Tứ Tượng, thôn Bằng Lãng, xã Thủy Bằng, TX Hương Thủy. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày.

- Nội dung của lễ hội: Lễ hội Quán Thế Âm là một hoạt động văn hóa tâm linh thường niên nhằm kỷ niệm cúng dường ngày khánh đản của Đức Bồ tát Quán Thế Âm, cầu nguyện Tổ quốc vinh quang, Đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Nghi lễ chính thức gồm phần hành chính và lễ cầu nguyện quốc thái dân an thế giới hòa bình chúng sanh an lạc. Sau lễ chính thức, Lễ cúng Ngọ, cầu an, đăng đàn chấn tế và Tạ Phật hoàn kinh cũng được thực hiện. Trước đó một ngày, thường diễn ra các lễ quan trọng như: Lễ Hưng tác Thượng phan, Lễ Bạch Phật khai kinh; Lễ Thỉnh Tiêu diện Đại sĩ; Lễ Khai mạc trại Hạnh; Nhiên đăng cúng Phật – Phóng sanh đăng và Thuyết Pháp.

48- Lễ hội đền Huyền Trân

- Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội: Lễ hội đền Huyền Trân được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 9 tháng 1 âm lịch, tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, P. An Tây, TP Huế. Lễ hội đền Huyền Trân thường kéo dài nhiều ngày, từ 7 - 8 ngày

- Nội dung của lễ hội: Lễ hội đền Huyền Trân là một trong những lễ hội đặc sắc đầu xuân với nhiều chương trình đặc sắc, hoành tráng, ấn tượng như: Đại lễ cầu nguyện “Quốc thái - Dân an”, lễ hội đền Huyền Trân, lễ hội “Hoa Đăng”, lễ Tết Nguyên Tiêu và các chương trình đồng hành, là một hoạt động văn hoá tâm linh nhằm cầu nguyện cho đất nước hoà bình, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân no ấm và tri ân các bậc tiền nhân đã có công mở mang bờ cõi.

Trong khuôn khổ lễ hội còn tổ chức triển lãm, trưng bày và giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống Huế , như: đúc đồng Phường Đúc , chạm khắc Mỹ Xuyên , gốm Phước Tích , làng hương Thủy Xuân , nón lá, mây tre đan Bao La , đệm bàng Phò Trạch , thổ cẩm A Lưới, sơn mài Huế và bánh kẹo Huế; các trò chơi dân gian; triển lãm thư pháp,… Bên cạnh

đó, môṭ số hoạt động dân gian như : cờ tướng, cờ người, võ thuật cổ truyền Vạn An , thư pháp, hò

giã gạo, nghệ thuật ca múa, vẽ chân dung, vẽ tranh thiếu nhi, thi cắm hoa,... cũng đươc

tổ chứ c. Lễ

hội đền Huyền Trân là dịp để tỉnh TTH quảng bá sản phẩm du lịch đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.

III. Các đối tượng gắn với dân tộc học

49-Làng văn hóa thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông: là mô hình sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Cơ Tu với những nét đặc trưng văn hóa riêng cần được bảo tồn và phát huy.

50-Làng văn hóa thôn Aka 1: ở xã A Roằng, cách trung tâm huyện A Lưới khoảng 30 km. Nơi


đây có hơn 90% là người dân tộc Tà Ôi sinh sống. Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Aka 1 giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như nhà truyền thống, âm nhạc, ẩm thực, dệt zèng… của đồng bào dân tộc Tà Ôi, phục vụ phát triển du lịch ở A Lưới. Xã Roằng còn là nơi có hệ sinh thái rừng nguyên sinh, suối nước nóng có thể phát triển đa dạng sản phẩm du lịch ở đây.

IV. Làng nghề truyền thống

51- Làng nghề đúc đồng Huế: Làng Đúc nằm ở ven bờ nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên lên phía Long Thọ, cách TP Huế khoảng 3km về phía Tây nam. Hiện tại, làng Đúc đồng Huế nằm trên địa bàn P. Phường Đúc và một phần của P. Thủy Xuân (thôn Hạ 2 và thôn Thượng 4). Làng nghề hiện nay còn 61 cơ sở sản xuất, trong đó Phường Đúc có 35 hộ, 01 hợp tác xã và 01 doanh nghiệp Tư nhân; P. Thủy Xuân có 23 hộ, 01 hợp tác xã. Sản phẩm của làng nghề rất phong phú, hiện đã thiết lập khu trưng bày hàng thủ công truyền thống và quy trình sản xuất thủ công trên địa bàn phường.

52-Làng gốm Phước Tích: nằm cách trung tâm TP Huế khoảng 40km về phía Bắc, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Đây là một nghề thủ công truyền thống đã có ở làng Phước Tích với lịch sử hàng trăm năm, chủ yếu sản xuất các loại gốm nung như chum, vại, lu, Đọ, om đất,… Vào những năm 1960- 1970 ở đây có trên 33 lò gốm, sản xuất các mặt hàng gia dụng phục vụ khắp miền Trung. Vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20 do nhu cầu về sản phẩm không còn phù hợp bởi hàng công nghiệp tiện lợi hơn, do vậy nghề gốm nung ở Phước Tích bị mai một đang có nguy cơ thất truyền. Đến nay đã khôi phục được năm cơ sở nhưng mức độ sản xuất còn hạn chế, sản phẩm và mẫu mã còn đơn điệu

53-Mộc Mỹ Xuyên: làng Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, cách trung tâm TP Huế khoảng 40km về phía bắc. Nằm bên dòng Ô Lâu, làng Mỹ Xuyên tồn tại hàng trăm năm, nổi tiếng với nghề truyền thống về mộc và chạm khắc mỹ nghệ. Nghề chạm khắc gỗ ở Mỹ Xuyên chiếm vị trí và có giá trị khá cao về trang trí nên có nhiều dạng khác nhau như chạm lộng, chạm chìm, chạm nổi, chạm xếp lớp, chạm lồng, chạm chấm phá, chạm cạn, chạm sâu, nét trầm phù, chạm khảm.

54-Chế biến tinh dầu tràm Lộc Thủy: Sản phẩm làm ra là một loại tinh dầu được chưng cất từ cành lá của cây tràm mọc tự nhiên ở các vùng gò đồi. Sản phẩm là loại tinh dầu có thể phục vụ nhu cầu xoa bóp, phòng một số bệnh như cảm mạo, đau bụng theo bài thuốc dân gian được truyền lại trong nhân dân. Do điều kiện khoa học kỹ thuật và ngành dược phát triển đã làm cho nghề này có khả năng bị thu hẹp lại, sản phẩm không còn sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình như trước đây; nên hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ còn lại một làng nghề sản xuất tinh dầu tràm sản xuất khá tập trung với khoảng 40 hộ ở làng Phước Hưng xã Lộc Thủy (Phú Lộc) hoạt động theo thời vụ trong những lúc nông nhàn và do các hộ tự sản tự tiêu.

55- Làng nghề tranh làng Sình: hiện đang còn khoảng 60 hộ hoạt động mang tính thời vụ trong năm. Các hộ nghề ở đây hằng năm làm ra các sản phẩm tranh mộc bản, tranh tín ngưỡng dân dã (như tượng Bà, con ảnh, tờ Bếp, các loại áo ông, áo Bà,…) để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong các dịp lễ, hội, Tết. Làng Sình là tên Nôm của làng Lại Ân, một trong những làng hình thành khá sớm ở xứ Đàng Trong. Nghề làm tranh dân gian ở Lại Ân còn có nhiều tên gọi khác nhau như: nghề bồi, nghề giấy, nghề Sình, nghề hồ điệp,..

56-Hoa giấy Thanh Tiên: Đây là nghề truyền thống của làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu (Phú Vang) được hình thành cách đây hàng trăm năm cùng tồn tại với các hoạt động sản xuất nông


nghiệp của cư dân trong làng. Các loại hoa giấy ở đây sản xuất ra gồm hoa Quỳ, hoa Tường Vi, hoa Lan, hoa Búp, hoa Chùm và hoa Cúc được làm bằng các loại giấy màu. Hoa giấy Thanh Tiên phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân Thừa Thiên Huế để cắm trang trí trên trang thờ, bàn thờ, vách tường,… Hoa giấy ở đây sản xuất theo mùa vụ để phục vụ nhu cầu cúng, lễ hội của nhân dân vào các tháng 02, 08 và 12 âm lịch hằng năm. Đặc biệt vào những ngày gần đến Tết cổ truyền những bó hoa giấy với màu sắc sặc sỡ được mang đi bán khắp nơi trong tỉnh.

57-Nón lá Thủy Thanh: xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ, cách trung tâm thành phố Huế 5km về hướng Đông Nam.Nón lá Huế có được danh tiếng như vậy là do chiếc nón lá ở đây có những đặc trưng riêng về màu sắc, kiểu dáng, kích thước, trọng lượng, độ bền... đã tạo nên sự khác biệt so với nón lá của các địa phương khác. Về hình thái, nón lá Huế màu trắng xanh, có những đường điểm xuyết màu xanh rất nhẹ theo chiều dọc lá nên về cơ bản sắc màu nón lá Huế vẫn là trắng. Nón lá Huế mỏng, nhẹ, thanh tao, mềm mại, đẹp chắc, bền và cân đối.

58-Dệt Zèng A Lưới: A Lưới là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm TP Huế khoảng 80km. Dệt Zèng là nghề thủ công truyền thống lâu đời của người dân Tà Ôi cư ngụ ở vùng cao A Lưới,được chế tác công phu, sản phẩm này đi kèm kỹ thuật gắn hạt cườm, tạo nên vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt.Dù đã ít nhiều mai một nhưng đến nay, một bộ phận người dân A Luới vẫn giữ phong tục sử dụng sản phẩm dệt Zèng như áo, khố, khăn, tấm treo, gùi…Với giá trị đặc sắc về nghệ thật chế tác, dệt Zèng sẽ trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của vùng cao A Lưới.

59-Làng hương Thủy Xuân: nằm trên tuyến du lịch lăng Tự Đức, làng hương nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa với sản phẩm hương truyền thống, thủ công, màu sắc bắt mắc đã hấp dẫn nhiều du khách tham quan

60-Làng mây tre đan Bao La: là làng quê nổi tiếng với nghề đan lát sản phẩm tre các loại vật dụng gần gũi trong gia đình thôn quê. Ngày nay, Ba Lao mở rộng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hợp tác xã mây tre đan Bao La để phát triển du lịch

V. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác

61- Chùa Từ Hiếu: hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hoá và lịch sử của cố đô Huế. Chùa Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông trên một vùng đồi của phường Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng.

62-Chùa Từ Đàm: nằm trên đỉnh dốc Bến Ngự, cạnh lăng mộ cụ Phan Bội Châu, số 1 đường Sư Liễu Quán, P.Trường An. Chùa Từ Đàm là trung tâm của các hoạt động đấu tranh của Giáo Hội Phật Giáo chống các chế độ độc tài tại miền Nam vào những năm 1960. Từ những năm 60 đến đầu thế kỷ 21 chùa do Hoà Thượng Thích Thiện Siêu làm trụ trì. Hiện nay nơi đây có trụ sở của Giáo Hội tỉnh TTH.

63-Chùa Huyền Không Sơn Thượng: tọa lạc tại thôn Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà là một ngôi chùa nổi tiếng, một thắng cảnh của cố đô Huế. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông, nằm giữa khu rừng thông quanh năm xanh tươi, mát mẻ. Huyền không Sơn Thượng nằm ở lưng chừng núi với vẻ đẹp huyền ảo. Khuôn viên chùa là một khu vườn xanh ngắt với những dòng suối nhỏ nở đầy bông súng tím, những giò hoa phong lan quí, những cây sứ, thiên tuế, tùng, bách … cổ thụ hàng trăm năm tuổi, không gian yên ả thanh bình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023