Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường, Phát Triển Bền Vững


tốt cho hoạt động du lịch tại điểm tham quan Đại Nội. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, hầu hết khách đến Đại Nội để tham quan và hoạt động diễn ra cũng chủ yếu phục vụ cho mục đích này. Trong khi đó, giá trị văn hóa tinh thần, đời sống cung đình,... tồn tại bên trong Đại Nội ít được khai thác. Vì vậy, ngoài các hoạt động du lịch diễn ra ở Đại Nội và được TTBTDT Cố đô Huế khai thác tốt trong những năm qua, cần xây dựng thêm các chương trình du lịch, nâng cao chất lượng của các chương trình du lịch đã có thông qua việc đưa nhiều hơn nữa, khai thác sâu hơn các nội dung liên quan đến giá trị văn hóa trong đời sống cung đình Huế ngày xưa. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng thêm các nội dung thuyết minh mang hướng nghiên cứu, chuyên sâu hoặc truyền đạt nhận thức của đội ngũ thuyết minh tại các di tích.

+ Các điểm tài nguyên định hướng khai thác thành điểm du lịch địa phương:

Mở rộng các hoạt động xúc tiến, quảng bá để giới thiệu rộng rãi hơn đến du khách. Đồng thời, xây dựng thêm các chương trình du lịch để khai thác tốt hơn các điểm tham quan này.

Huy động vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận điểm tham quan và tu bổ, tôn tạo các di tích.

Các điểm tham quan nhà vườn hiện nay, khó khăn lớn nhất là nguồn khách cầm chừng, không đủ nguồn kinh phí, thu nhập, nguồn nhân lực để các chủ nhà vườn duy trì các hoạt động để khai thác cho du lịch khi khách đến thăm quan. Vì vậy, nhiều nhà vườn không còn chú trọng với các hoạt động này. Qua thực địa, tình trạng hiện nay ở Nhà vườn Lạc Tịnh treo biển không tiếp khách ở cổng. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều nhà vườn hiện nay ở Huế. Vì vậy để phát triển hoạt động du lịch gắn với nhà vườn Huế cần có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và sự phối kết hợp, đẩy mạnh nhiều hoạt động khai thác, nhiều chương trình tham quan làng nghề của các công ty lữ hành trên địa bàn.

+ Các di tích - công trình văn hóa hiện rất ít hoặc chưa khai thác, trước mắt cần đầu tư nguồn vốn để tôn tạo các công trình hư hại, xây dựng CSHT & CSVCKT; sau đó chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá và xây dựng các chương trình du lịch mới gắn với các tài nguyên này.

- Các làng nghề truyền thống

+ Vốn: Các làng nghề truyền thống hiện nay ở TTH hầu hết đều gặp khó


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

khăn về vốn. Vì vậy cần có chính sách vĩ mô tạo điều kiện cho làng nghề phát triển bằng các giải pháp cụ thể như chính sách hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân, giúp đỡ giải quyết ô nhiễm môi trường,...

+ Thị trường là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển làng nghề. Hiện nay, một trong những khó khăn lớn cho của các làng nghề truyền thống ở TTH là đầu ra cho sản phẩm. Việc thiếu thị trường tiêu thụ làm hoạt động của phần lớn làng nghề, đặc biệt các làng nghề thủ công như đan, lát, dệt, mộc mỹ nghệ,... chỉ ở mức cầm chừng. Điều này dẫn đến hệ quả khó khăn cho việc gắn kết với phát triển du lịch vì làng nghề không hoạt động thường xuyên, không thể phục vụ khi khách có nhu cầu, hoặc chỉ phục vụ mang tính trình diễn, khiến cho việc truyền tải giá trị, tinh hoa của làng nghề đến du khách bị hạn chế.

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 21

Bên cạnh đó, hoạt động du lịch tham quan làng nghề không diễn ra thường xuyên, nên gây khó khăn nhiều cho việc duy trì hoạt động và phát triển làng nghề. Vì vậy, để phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh, giải pháp về thị trường cần thực hiện:

Các cơ quan chức năng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương hỗ trợ điều tra, khảo sát nhu cầu của thị trường để định hướng hoạt động sản xuất của làng nghề; tham gia các hội chợ triễn lãm nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của địa phương và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

Về phía Sở VHTTDL và các cơ quan chức năng khác về du lịch tiếp tục phát huy mục đích, ý nghĩa của Festival làng nghề truyền thống Huế, tham gia các hội chợ du lịch, phát triển sản phẩm du lịch của làng nghề. Đồng thời, các cơ quan chức năng trong tỉnh cần phối hợp với nhau cùng xây dựng các định hướng, liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương khác trong cả nước.

Các doanh nghiệp lữ hành cần xây dựng thêm các tour du lịch tham quan làng nghề, đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá để giới thiệu các sản phẩm du lịch làng nghề đến với du khách.

+ Xây dựng thương hiệu cho làng nghề: Qua khảo sát, hiện nay, hầu hết các sản phẩm làng nghề đều chưa có logo thương hiệu như sản phẩm mây tre đan Bao La, hoa giấy Thanh Tiên, các sản phẩm mộc,... Vì vậy, cần phải xây dựng thương


hiệu cho làng nghề, gắn logo thương hiệu cho sản phẩm để phân biệt với các sản phẩm làng nghề cùng loại ở các địa phương khác.

+ Xây dựng mô hình làng nghề du lịch: Để đẩy mạnh hoạt động du lịch làng nghề, cần xây dựng các mô hình làng nghề du lịch để phục vụ cho hoạt động tham quan, mua sắm của du khách.

Xây dựng mô hình làng nghề du lịch tập trung ở địa bàn TP Huế. Huế là nơi tập trung rất nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị của Tỉnh, là đô thị du lịch, là trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ nên hoạt động du lịch rất phát triển. Việc xây dựng mô hình làng nghề du lịch tập trung các làng nghề truyền thống nổi tiếng của địa phương, bao gồm khu vực trung bày sản phẩm, khu vực diễn ra hoạt động sản xuất; khu vực triễn lãm tranh ảnh, tư liệu, lịch sử phát triển của mỗi làng nghề, khu vực có các trò chơi dân gian và khu vực ẩm thực. Điều này, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc quảng bá làng nghề và phát triển du lịch của tỉnh và góp phần khôi phục, phát triển làng nghề.

Xây dựng các mô hình làng nghề du lịch ở các địa phương với mô hình như trên nhưng quy mô nhỏ hơn. Việc lựa chọn làng nghề xây dựng mô hình phát triển phải tính đến tính liên kết với các tài nguyên trong vùng, ưu tiên những địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch. Đặc biệt, phát triển làng nghề nên gắn liền với hoạt động khai thác các DTLSVH và các giá trị văn hóa truyền thống khác như ẩm thực, phong tục, tập quán ở địa phương. Điều này sẽ tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm, tăng tính hấp dẫn cho chương trình du lịch, tạo sức hút lớn hơn đối với du khách tham quan.

+ Đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm làng nghề

Qua khảo sát hoạt động du lịch tại các làng nghề truyền thống, du khách chủ yếu nghe nghệ nhân giới thiệu về làng nghề với tỉ lệ 73,3%, còn các hoạt động khác như tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm, khám phá phong tục truyền thống hay cùng tham gia sinh hoạt của làng,... tỉ lệ rất ít. Trong khi, những hoạt động này du khách được khảo sát mong muốn trải nghiệm khi tham quan làng nghề. Việc mua các sản phẩm làng nghề không nhiều và việc đánh giá về chất lượng và chủng loại của du khách không cao (chỉ 35% du khách đánh giá sản phẩm làng nghề chất lượng tốt và 31,7% đánh giá chủng loại đẹp, đa dạng (Phụ lục 11j).


Vì vậy, cần có chính sách hổ trợ phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch như hỗ trợ công tác nghiên cứu đa dạng hóa mẫu mã, xây dựng chương trình du lịch tham quan, trải nghiệm các hoạt động của làng nghề. Qua đó, du khách có thể tìm hiểu các hoạt động sản xuất tại các làng nghề và thúc đẩy họ mua sắm các sản phẩm truyền thống của người dân.

+ Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán các sản phẩm hàng thủ công truyền thống của địa phương, hàng thủ công mỹ nghệ của các địa phương khác trong cả nước tại các điểm tham quan, phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Đối với các cơ sở tư nhân kinh doanh buôn bán phục vụ du lịch, cần có sự khuyến khích, hỗ trợ, quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước.

- Các lễ hội

+ Huy động nguồn vốn từ ngân sách địa phương để nghiên cứu, khôi phục các lễ hội truyền thống có giá trị văn hóa đặc sắc của tỉnh, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lễ hội đến người dân và du khách.

+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực quản lý, tổ chức các hoạt động lễ hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại nơi diễn ra lễ hội,…

+ Đầu tư có chọn lọc và nâng cao công tác tổ chức với quy mô lớn các lễ hội đặc trưng của TTH nhằm quảng bá cho tiềm năng du lịch lễ hội.

+ Tiếp tục phục dựng đưa vào khai thác các lễ hội cung đình trong các dịp Festival, cùng với các lễ hội truyền thống khác nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá đối với du khách trong và ngoài nước.

+ Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá các lễ hội, kết hợp trong các tour tham quan các DTLSVH của tỉnh và kết hợp với các thị trường lớn trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để xây dựng các tour tham quan lễ hội.

3.3.5. Giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững

Vấn đề khai thác TNDLNV phục vụ phát triển du lịch luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường và mục tiêu phát triển bền vững. Hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch nhân văn gắn liền với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nên cần chú ý đến những nội dung sau:


- Khai thác hợp lý và tránh làm ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, tiến tới loại bỏ việc thải bừa bãi các loại rác thải rắn, đồ nhựa,…

- Cần kiểm soát lượng khách đến phù hợp với sức chứa từng điểm du lịch, đặc biệt là những dịp diễn ra lễ hội, hay những dịp Festival Huế.

- Bảo vệ bản sắc văn hóa ở các điểm du lịch và địa phương làm du lịch thông qua việc tập huấn nghiệp vụ cho những hộ gia đình, người làm du lịch; tuyên truyền, vận động đối với cộng đồng nhằm nâng cao ý thức giữ gìn, lòng tự hào bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.

- Có những quy định rõ ràng nhằm gắn kết quyền lợi và nghĩa vụ của người dân tham gia vào hoạt động du lịch, tạo sức thu hút để tăng cường công tác xã hội hóa hoạt động du lịch.

- Có những quy chế, quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường ở các điểm tham quan và môi trường xung quanh về hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý rác thải, nước thải, hoạt động kinh doanh ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Nghiêm cấm các hành vi xâm hại di tích lịch sử văn hóa, trồng cây xanh góp phần tôn tạo cảnh quan và môi trường xung quanh.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các di tích để tiến tới xây dựng kế hoạch trung tu, tu bổ, tôn tạo dài hạn nhằm hạn chế sự xuống cấp của di tích.

3.3.6. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ

- Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc quản lý tài nguyên và vận hành các hoạt động du lịch như công nghệ GIS trong thống kê tài nguyên du lịch nhân văn, các điểm tài nguyên, điểm du lịch trên địa bàn; đánh giá và xếp loại tài nguyên.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng khai thác hiệu quả công nghệ thông tin cho phát triển du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực xúc tiến, quảng bá, đào tạo nhân lực du lịch.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao kiến thức, công nghệ về đào tạo, bồi dưỡng du lịch.

- Xây dựng mạng lưới chuyên gia, đội ngũ cán bộ có trình độ để nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong lĩnh vực du lịch, công tác bảo tồn các DSVH


- Chú trọng hợp tác liên ngành và mở rộng quan hệ quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, biện pháp, kỹ thuật bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích góp phần nhanh chóng cải tạo và phục dựng các công trình bị xuống cấp, hư hại.

3.3.7. Giải pháp liên kết, hợp tác trong khai thác TNDLNV

Liên kết, hợp tác là giải pháp quan trọng nhằm bổ sung những hạn chế, phát huy những thế mạnh địa phương trong việc khai thác TNDLNV, các điểm tham quan du lịch ở TTH.

Ở Thừa Thiên - Huế, nội dung liên kết hợp tác phát triển ngoài việc liên kết liên ngành, còn liên kết với các thị trường trong và ngoài nước. Trong nước, việc liên kết hợp tác bao gồm liên kết nội vùng với các địa phương trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ và liên kết liên vùng với các địa phương của vùng du lịch khác. Với quốc tế, các nước hợp tác phát triển quan trọng là các nước trong hành lang Đông Tây và tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

- Tăng cường liên kết trong khai thác tài nguyên du lịch nhân văn, giữa các địa phương trong vùng, kể cả những địa bàn du lịch khác đặc biệt là vùng du lịch Nam Trung Bộ nhờ vị trí TTH tiếp giáp với Đà Nẵng và Quảng Nam. Các hình thức hợp tác như xây dựng các chương trình du lịch chung của vùng như chương trình Con đường di sản miền Trung, thông qua các hình thức cam kết giữa các chính quyền địa phương hay hợp đồng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp.

- Trong khuôn khổ hợp tác phát triển du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động khai thác tài nguyên. Một số giải pháp thúc đẩy sự liên kết, hợp tác để phát triển du lịch như tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại của khách du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây hay phát triển các tuyến du lịch quốc tế tìm hiểu về các cố đô: Huế - Luông Prabăng (Lào) - Ayutthaya (Thái Lan) - Bangan (Myanmar).


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Với nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, Thừa Thiên - Huế luôn xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Trong những năm qua, ngành


du lịch đã góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường; đồng thời khẳng định vai trò, vị trí trung tâm trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

Hoạt động du lịch của tỉnh tập trung chủ yếu vào nguồn TNDLNV phong phú và đa dạng. Việc khai thác phát huy giá trị của nguồn tài nguyên này đã góp phần tu bổ, tôn tạo các DTLSVH; các làng nghề truyền thống và các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương,... tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động và góp phần mở rộng giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới.

Trên cơ sở tiềm năng du lịch của tỉnh, những định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh cũng như những thành tựu, thách thức trong khai thác nguồn TNDLNV, việc định hướng tổng quát phục vụ phát triển theo hướng ổn định, lâu dài và bền vững. Đồng thời với việc xây dựng định hướng các tuyến, điểm du lịch giúp cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác TNDLNV của tỉnh.

Để phát huy hơn nữa giá trị của các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch TTH đồng thời gắn với quan điểm bền vững, cần chú trọng đến sự kết hợp đồng thời của các giải pháp về: cơ chế, chính sách gắn với khai thác TNDLNV; vốn đầu tư; xúc tiến, quảng bá; bảo tồn và phát triển TNDLNV; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ và liên kết, hợp tác trong khai thác TNDLNV.


KẾT LUẬN

Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, không chỉ đem lại lợi nhuận về kinh tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc về xã hội, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên. Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc, có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du khách, khả năng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch càng cao.

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ở miền Trung Việt Nam, trong một dải đất hẹp, ít được thiên nhiên ưu đãi. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, là nơi giao thoa về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của hai miền Nam - Bắc, TTH có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu, hợp tác phát triển với các địa phương trong cả nước và thế giới. Thừa Thiên - Huế nằm trên các tuyến giao thông quan trọng gồm tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây nối Lào và Thái Lan qua cửa khẩu Lao Bảo của Quảng Trị và tuyến đường huyền thoại Hồ Chí Minh. Đồng thời, với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, TTH đóng vai trò quan trọng trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nước và vùng Bắc Trung Bộ. Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất và ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh, đồng thời du lịch còn có ý nghĩa góp phần thúc đẩy văn hóa - xã hội của tỉnh.

Thừa Thiên - Huế là một trong số ít địa phương có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn có giá trị cao để phục vụ phát triển du lịch, trong đó đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Thừa Thiên - Huế là vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. Thừa Thiên - Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của nước Đại Việt thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945). Những yếu tố đó hun đúc cho Thừa Thiên - Huế những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc, chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho tâm hồn và trí tuệ của dân tộc Việt Nam.

Nổi bật nhất trong các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn ở Thừa Thiên - Huế là Quần thể di tích Cố đô Huế với những kiệt tác về kiến trúc cung đình, những công trình văn hoá, lăng tẩm đã được UNESCO xếp hạng là một trong những di sản

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí