Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú Và Khách Sạn Phân Theo Cấp Xếp Hạng Ở Tth


Hình 3.4. Số lượng cơ sở lưu trú và khách sạn phân theo cấp xếp hạng ở TTH

giai đoạn 2000 - 2013

Nguồn: xử lý từ [60]

+ Công suất sử dụng phòng của cơ sở lưu trú ở TTH nhìn chung khá tốt và có cải thiện nhưng diễn biến phức tạp. Năm 1998, công suất sử dụng phòng đạt 51% và tăng lên khoảng 60% vào năm 2013.

- Doanh nghiệp lữ hành

Số đơn vị kinh doanh lữ hành ở TTH tăng nhanh trong giai đoạn 2005-2013. Năm 2005, tổng số đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành và chi nhánh là 23 đơn vị, trong đó có 12 đơn vị lữ hành quốc tế đến năm 2013 số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn là 76 đơn vị và chi nhánh, trong đó có 36 đơn vị lữ hành quốc tế. Hoạt động lữ hành của các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế đó có nhiều chuyển biến trong kinh doanh và chủ động hơn trong tìm kiếm, khai thác thị trường, số lượng khách các doanh nghiệp lữ hành khai thác ngày càng tăng.

Trong giai đoạn 2000 - 2013, tổng lượng khách do các doanh nghiệp lữ hành phục vụ tăng gấp 7,24 lần, từ 12.000 lượt năm 2000 tăng lên 86.923 lượt năm 2013 đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này là 16%/năm. Khách quốc tế các đơn vị lữ hành khai thác được tăng trung bình 14%/năm, từ 8.700 lượt khách năm 2000 tăng lên 49.130 lượt khách năm 2013. Đặc biệt, lượng khách nội địa các doanh nghiệp lữ hành khai thác tăng mạnh với 37.793 lượt năm 2010 gấp 11,12 lần so với năm 2000 và đạt tốc độ tăng trung bình 20%/năm trong cùng giai đoạn.


Ngoài các chương trình tham quan các DTLSVH, các doanh nghiệp lữ hành trong những năm gần đây đã mở rộng thêm nhiều chương trình tham quan. Các loại hình du lịch sinh thái, đầm phá, du lịch cộng đồng, tâm linh đã và đang phát triển, trong đó tour du lịch tâm linh gắn kết ẩm thực chay đặc biệt được quan tâm.

c. Sản phẩm du lịch

Hoạt động du lịch của TTH trong những năm qua, chủ yếu tập trung vào loại hình du lịch văn hoá. Đây là thế mạnh lâu dài của ngành du lịch TTH. Những năm qua, tài nguyên du lịch nhân văn đã được chú trọng giữ gìn, phục hồi và khai thác tốt hơn: Quần thể di tích Cố Đô Huế, các di tịch lịch sử, cách mạng và các giá trị văn hoá truyền thống,… đã và đang được trùng tu, tôn tạo và khôi phục, góp phần nâng cao sức hấp dẫn của các điểm tham quan và làm phong phú thêm các sản phẩm phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, loại hình du lịch sinh thái cũng được chú trọng khai thác trong những năm gần đây. Du lịch cộng đồng ở các huyện Nam Đông, A Lưới cũng dần được hình thành và đưa vào khai thác, góp phần mở rộng dần các tuyến điểm du lịch ra ngoại vi thành phố Huế, giảm sức ép về mật độ khách du lịch ở khu vực trung tâm.

Nhiều điểm vui chơi giải trí, các công trình phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi cho nhân dân và cho du khách được xây dựng. Hệ thống các nhà hàng có sự tăng nhanh về lượng và chất; trong đó một số nhà hàng được đầu tư lớn, đủ tiện nghi và điều kiện phục vụ, đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách có thu nhập và chi tiêu cao.

Bên cạnh đó, các dịch vụ bán hàng lưu niệm cũng khá sôi động. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm được bày bán khắp nơi tại các khách sạn, các điểm tham quan và rải rác trên các trục đường như Lê Lợi, Chu Văn An, Hùng Vương,… Trong những năm qua, Sở VHTTDL đã phối hợp với Sở Công Thương tập trung chỉ đạo việc khôi phục và phát triển một LNTT tiêu biểu phục vụ du lịch như làng nghề mây tre đan, mộc mỹ nghệ ở Phong Điền, đúc đồng ở Thành phố Huế,… góp phần đa dạng hóa sản phẩm hàng lưu niệm.

d. Nguồn lao động du lịch

- Cùng với sự phát triển về CSVCKT, số lượng khách, số lao động được thu hút vào các doanh nghiệp du lịch liên tục tăng. Năm 2000 tại TTH có 2.650 lao động làm việc trong ngành du lịch, đến năm 2013 tăng lên 96.500 lao động với tốc độ tăng bình quân đạt 10%/năm. Số lượng hướng dẫn viên được cấp thẻ quốc tế và nội địa


cũng tăng theo số lượng doanh nghiệp lữ hành tại địa phương. Tính đến cuối năm 2012, TTH có 526 thẻ hướng dẫn viên quốc tế và 158 thẻ hướng dẫn viên nội địa, lần lượt xếp thứ 4 và thứ 5 trong 10 địa phương có số lượng hướng dẫn viên quốc tế và hướng dẫn viên nội địa lớn nhất cả nước. Trong số hướng dẫn viên được cấp thẻ quốc tế, tiếng Anh và tiếng Pháp chiếm tỷ lệ lớn nhất lần lượt là 55,32% và 27,95% [83].

- Chất lượng của nguồn lao động cũng được nâng cao, đặc biệt trong những năm gần đây. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, có kinh nghiệm về kiến thức nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ trong tổng số lao động của các doanh nghiệp tăng dần, những cán bộ quản lý các doanh nghiệp được đào tạo về kiến thức quản lý khách sạn, marketing, ngoại ngữ, tin học ứng dụng,... tăng khá nhanh. Theo thống kê của Sở VHTTDL lao động trong ngành du lịch có khoảng 70% đã qua đào tạo với 30% đạt trình độ Đại học và cao đẳng, 20% được đào tạo bậc trung cấp. Đội ngũ lễ tân và hướng dẫn viên du lịch hầu hết được đào tạo về chuyên môn và ngoại ngữ [61].

e. Các hoạt động bổ trợ

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch

Trong nhiều năm qua, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được củng cố, kiện toàn; các quy hoạch được triển khai thực hiện; các quy định quản lý hoạt động kinh doanh du lịch về lưu trú, xếp hạng khách sạn, lữ hành, hướng dẫn,... được thực hiện tốt. Các hoạt động tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp quy trong hoạt động kinh doanh du lịch được triển khai. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm được tăng cường, góp phần đưa hoạt động du lịch vào nề nếp.

- Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch

Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thị trường trong giai đoạn vừa qua của Tỉnh đã góp phần mở rộng, đưa hình ảnh du lịch TTH đến với khách trong nước và trên thế giới. Nhiều hoạt động để quảng bá, xúc tiến thị trường như tổ chức đón các đoàn gồm đại diện của các hãng lữ hành lớn, hãng hàng không, các nhà báo quốc tế và trong nước; phối hợp tổ chức thành công các hội nghị, tham gia các hội chợ trong và ngoài nước; phát hành ấn phẩm du lịch, xây dựng các trang thông tin điện tử,... đã góp phần nâng cao nhận thức trong nhân dân và có tác dụng tuyên truyền quảng bá tốt.


3.1.3.1. Những hạn chế còn tồn tại

- Tài nguyên du lịch chưa được đầu tư khai thác hợp lý, đặc biệt là các tài nguyên du lịch tự nhiên (du lịch biển, du lịch đầm phá, du lịch nghỉ dưỡng) và một số tài nguyên du lịch nhân văn (du lịch tìm hiểu văn hoá dân tộc ít người, tham quan các di tích Cách mạng, lễ hội cung đình, lễ hội dân gian...)

- Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm gắn liền với di sản văn hoá thế giới Cố đô Huế; các sản phẩm gắn với các tiềm năng du lịch khác như các bãi biển, hệ thống đầm phá, hệ thống di tích lịch sử cách mạng… chưa được quan tâm phát triển. Việc gắn kết du lịch văn hoá, du lịch nhà vườn, du lịch ẩm thực với các hoạt động lễ hội, ca múa nhạc mang bản sắc Huế phục vụ nhu cầu khách tham quan chưa đồng bộ. Các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, các dịch vụ bổ trợ, hàng hoá lưu niệm chưa phong phú, chất lượng chưa tương xứng với giá cả… do đó mức chi tiêu của khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế còn thấp so với tiềm năng.

Ngoài ra, các loại hình vận chuyển thô sơ bằng xe ôm, xe xích lô với hiện tượng tăng giá, đeo bám, chèo kéo du khách đang là mối quan tâm của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế.

- Hệ thống cơ sở lưu trú phát triển nhiều về số lượng nhưng chủ yếu là những cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ. Năm 2013 số lượng CSLT tăng mạnh do những năm trở lại đây ngành đã tổng hợp tất cả các CSLT ở địa bàn các huyện, thị và thành phố Huế, tuy nhiên, chủ yếu là tăng nhà nghỉ và khách sạn chưa xếp hạng (xem hình 3.4). Vì vậy, quy mô số phòng trung bình/CSLT từ 28,6 năm 2000 giảm chỉ còn 18,9 năm 2013 (số liệu tương tự cho chỉ tiêu quy mô số giường trung bình/CSLT trong giai đoạn này là 58,2 và 32,1). Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú của du lịch TTH.

- Hoạt động kinh doanh lữ hành ở TTH nhìn chung chưa thật sự sôi động, số lượng và quy mô các đơn vị còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp lữ hành phần lớn hoạt động cầm chừng, chủ yếu là khai thác và phục vụ các đối tượng khách lẻ và tập trung vào dịch vụ vận chuyển là chính.

- Nguồn lao động du lịch có bước phát triển về mặt chất lượng, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chưa cao, phong cách làm việc chưa chuyên nghiệp,…


- Hoạt động quảng bá tuyên truyền cho hình ảnh của du lịch TTH chưa cao, chủ yếu tiến hành tập trung trong dịp festival Huế; ngân sách cho các hoạt động này còn thấp; các phương tiện quảng bá tuyên truyền như Website, ấn phẩm quảng bá,… chất lượng chưa cao, hoạt động xúc tiến, tìm kiếm khai thác thị trường mới chưa được thực hiện chủ động, chưa khai thác được các thị trường mới.

3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Trên cơ sở kết quả phân hạng khả năng khai thác và mức độ khai thác hiện nay của tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh TTH, cùng với những thuận lợi, khó khăn của điều kiện bên ngoài và thực trạng hoạt động của ngành du lịch tỉnh trong những năm vừa qua; đề tài tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc khai thác TNDLNV của tỉnh.

Ma trận SWOT dưới đây cho thấy sự kết hợp những điểm mạnh (S), điểm yếu

(W) từ bên trong nội bộ của ngành du lịch tỉnh TTH và những cơ hội (O), thách thức

(T) từ bên ngoài trong việc khai thác TNDLNV phục vụ phát triển du lịch TTH. Trên cơ sở kết hợp: SO - phát huy thế mạnh để nắm bắt cơ hội (SO), ST - khai thác thế mạnh để vượt qua nguy cơ, WO - tận dụng cơ hội để khắc phục các điểm yếu cũng như WT - khắc phục điểm yếu để vượt qua nguy cơ. Từ đó, cân nhắc và xây dựng định hướng, giải pháp phù hợp nhằm khai thác hiệu quả TNDLNV của tỉnh

Bảng 3.2. Phân tích SWOT cho việc khai thác TNDLNV tỉnh Thừa Thiên - Huế


Cơ hội (Opportunities) - 0

Thách thức (Threats) – T


O1: Nhu cầu khám phá, tìm hiểu các nền văn hóa khác của khách trong và ngoài nước cao.

O2: Sự bất ổn chính trị của các quốc gia khác trong khu vực

O3: Huế được xác định là trọng điểm của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về du lịch văn hóa

O4: Huế được xác định là thành phố Festival của Việt Nam

O5: Nhiều nhà đầu tư đến với TTH

T1: Sự nổi lên của các di sản thế giới trong nước và khu vực.

T2: Sự xuống cấp của DTLSVH, đặc biệt các DSVH Huế dưới tác động mạnh của yếu tố môi trường (khí hậu)

T3: Sự nổi lên của trung tâm du lịch Đà Nẵng

T4: Thị trường tiêu thụ ngày càng khó tính, yêu cầu về chất lượng ngày càng cao.

Điểm mạnh (Strengths) - S S1: TNDLNV phong phú và đa dạng, còn nhiều tiềm năng để phát triển

S2: Có hai Di sản thế giới

Kết hợp Mạnh + Cơ hội

S1, 2, 3O1, 2, 3: Tập trung phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa

S1, 2, 3, 4, 5, 6O1, 2, 3, 4, 5: Đa dạng

Kết hợp Mạnh + Thách thức

S1, 2, 3T 2: Tôn tạo và quản lý các DTLSVH

S2, 11T1,3: Phát huy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 18



S3: Các DTLSVH có giá trị cao, mật độ di tích dày đặc S4: Làng nghề truyền thống với các sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng

S5: Văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đặc sắc

S6: Nghệ thuật ẩm thực phong phú

S7: Nguồn lao động dồi dào, có trình độ

S8: Có đầy đủ loại hình giao thông

S9: Hệ thống cơ sở lưu trú và lữ hành khá hoàn chỉnh S10: Truyền thống người dân mến khách, thân thiện

S11 : Cộng hưởng cảnh quan thiên nhiên đẹp

S12 : Chính sách ưu đãi đầu tư

hóa các sản phẩm du lịch gắn với TNDLNV

S3, 9, 8O1: Đẩy mạnh khai thác các tour du lịch liên kết các điểm TNDLNV

S4O1: Phát huy thế mạnh làng nghề truyền thống gắn với du lịch.

S5O1, 3, 4: Phát huy nét đặc sắc của văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

S6, 10O1, 3, 4: Quảng bá nghệ thuật ẩm thực Huế và truyền thống người dân mến khách

S1, 2, 3, 4, 5, 6 , 8, 9O2, 4: Đẩy mạnh

thương hiệu thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam và thế giới

thương hiệu Di sản văn hóa thế giới với cảnh quan thiên nhiên đẹp

S9T1: Tăng cường hoạt động kinh doanh và quảng bá du lịch

S 4,7,10T1, 2: Phát huy nhân lực địa phương, tạo các sản phẩm du lịch đặc thù, và tham gia hoạt động du lịch

S6T3, 4: Tranh thủ chính sách ưu đãi của chính phủ để đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Điểm yếu (Weaknesses) - W W1: Khách du lịch hạn chế đến Huế vào mùa mưa bão W2: Nhiều DTLSVH đang bị hư hại, xuống cấp

W3: Thiếu hệ thống chỉ dẫn thông tin du lịch đến các DTLSVH

W4: Phần lớn các điểm tài nguyên có sức chứa nhỏ

W5: Các làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một dần

W6: Thiếu cơ sở lưu trú có chất lượng cao

W7: Thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí

W8: Người dân địa phương hoạt động du lịch một cách tự phát

W9: Một số điểm du lịch mất an ninh, trật tự

W10: Sự thờ ơ và thiếu tự tin của người dân địa phương.

W11: Thiếu sự liên kết trong quản lý và khai thác các TNDLNV

W12: Hạn chế trong việc nhận chăm sóc, bảo vệ di tích của người dân địa phương

Kết hợp Yếu + Cơ hội

W2, 5O3, 4, 5: Thu hút đầu tư vào các dự án tu bổ, trùng tu, tôn tạo các di tích, đặc biệt là các di sản thế giới

W1,2, 4, 5O1: Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo tận dụng ưu thế tài nguyên du lịch nhân văn, làng nghề truyền thống, ẩm thực để thu hút khách trong các tour du lịch khám phá tìm hiểu lịch sử, văn hóa

W3, 6, 7O5: Thu hút đầu tư các dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao.

W5, 10O3, 4, 5: Hỗ trợ doanh nghiệp và người dân địa phương phát triển du lịch.

W8, 9O3, 4,: Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động du lịch

W2, 12, 11O3, 4: Xã hội hóa nguồn lực trong bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di tích.

Kết hợp Yếu + Thách thức

W1T1: Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ

du lịch cho mùa thấp điểm

W2, 12T2: Xã hội hóa quản lý các điểm di tích lịch sử văn hóa địa phương.

W5T1, 3: Đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống, đặc thù

W2, 3, 4, 6, 7 T4: Đầu tư có trọng điểm để trùng tu, tôn tạo các di tích và nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng giá trị phục vụ du lịch

W8, 10T3,4: Xây dựng cơ chế ưu tiên, khuyến khích phát triển các cơ sở kinh doanh du lịch ở địa phương.

W8, 9, 11T4: Tăng cường công tác quản lý và liên kết ngành trong quản lý và khai thác tài nguyên


3.2. Định hướng khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế phục vụ phát triển du lịch đến năm 2030.

3.2.1. Định hướng tổng quát

Trên cơ sở tình hình phát triển và vai trò của ngành du lịch; hiện trạng khai thác TNDLNV và căn cứ vào mục tiêu chiến lược của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế và ma trận phân tích SWOT, việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh TTH phục vụ phát triển du lịch cần chú ý vào một số định hướng sau:

- Khai thác phải phù hợp với QHTT phát triển KTXH và của ngành du lịch

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, sự phát triển của ngành có mối liên hệ tới các ngành kinh tế khác, tới việc bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa - xã hội địa phương. Vì vậy, việc khai thác TNDLNV phải phù hợp, gắn liền với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của ngành du lịch…

- Mở rộng địa bàn hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch ở TTH hiện nay tập trung chủ yếu ở thành phố Huế và khu vực phụ cận, các khu vực khác hoạt động diễn ra trong một phạm vi hẹp và rất hạn chế. Qua nghiên cứu, trong phạm vi lãnh thổ của Tỉnh nhiều nguồn tài nguyên có tiềm năng lớn tuy nhiên chưa được đầu tư, khai thác đúng mức. Với tiềm năng và thế mạnh riêng về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, địa bàn phía Bắc, phía Nam và phía Tây của Tỉnh được định hướng khai thác giúp khai thác hết tiềm năng và góp phần nâng cao đóng góp cho hoạt động của ngành du lịch nói riêng và sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của Tỉnh.

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh TTH đưa vào khai thác phục vụ phát triển du lịch còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào các di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế phục vụ cho loại hình du lịch tham quan thuần túy. Với sự phong phú và đa dạng của nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, việc tạo ra các sản phẩm tham quan kết hợp giúp làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao hình ảnh du lịch TTH, góp phần tăng sức thu hút đối với du khách đến Huế và kéo dài thời gian lưu trú.

- Gắn liền với việc nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

TNDLNV là những sản phẩm văn hóa, do con người sáng tạo ra. Nó mang đặc trưng riêng của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền gắn liền với quá trình hình thành


và phát triển của quốc gia, dân tộc đó. Việc khai thác các tài nguyên này cho hoạt động du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách về những giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương; đồng thời góp phần nâng cao ý thức về truyền thống đấu tranh, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc đối với người dân bản địa.

- Gắn liền với công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên

Văn hóa của mỗi dân tộc cũng mang những bản sắc riêng, tạo nên sức thu hút, hấp dẫn du khách tham quan, tìm hiểu. Việc duy trì, giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo các bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động du lịch. Như vậy, ở chừng mực nào đó hoạt dộng du lịch phục thuộc vào mức độ bảo tồn của các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống. Vì vậy, khai thác tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch phải gắn với công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên.

- Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Phát triển du lịch bền vững để vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu ở tương lai, trở thành xu hướng tất yếu.

Sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên và yếu tố môi trường xung quanh. Phát triển du lịch phải dựa trên việc khai thác tài nguyên hợp lý và có kế hoạch lâu dài để nâng cao tối đa các lợi ích của dulịch cho kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường nhưng không ảnh hưởng xấu đếnnguồn tài nguyên và môi trường mà du lịch phụ thuộc vào. Nếu việc khai thác tiềm năng không hợp lý, sẽ làm suy giảm chất lượng của tài nguyên, môi trường và ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn của TTH là những giá trị nổi bật, thế mạnh lâu dài và góp phần chủ đạo tạo nên giá trị thương hiệu cho du lịch TTH. Vì vậy, định hướng khai thác hướng tới sự phát triển du lịch là mục tiêu quan trọng của ngành du lịch.

- Gắn liền với cộng đồng địa phương

Các giá trị và nền văn hóa bản địa của cộng động địa phương là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách. Cộng đồng tại các địa phương không chỉ là người lưu giữ văn hóa bản địa đặc sắc mà còn là người giới thiệu, quảng bá chính bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đồng thời, tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm sáng tạo của con người, thường phân bố gần các khu dân cư, do vậy, việc cộng đồng dân cư tham gia vào việc bảo vệ, chăm sóc các tài

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023