Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Thanh Minh, thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ - 2

Bảng 4.23. Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 63

Bảng 4.24. Bảng hệ số ô nhiễm đối với một số ngành CN SX vật liệu xây dựng 64

Bảng 4.25. Hệ số ô nhiễm của một số ngành công nghiệp 65

Bảng 4.26. Tải lượng ô nhiễm từ các loại hình công nghiệp dự kiến đầu tư.. 65 Bảng 4.27. Hệ số ô nhiễm do khí thải từ các KCN ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc 66

Bảng 4.28. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ CNN Thanh Minh . 67 Bảng 4.29. Các hợp chất gây mùi chứa S tạo ra từ quá trình phân huỷ kỵ khí nước thải 68

Bảng 4.30. Bảng tổng hợp tải lượng từ các nguồn ô nhiễm không khí trong CCN 70

Bảng 4.31. Tải lượngvà nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn hoạt động dự án 72

Bảng 4.32. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 73

Bảng 4.33. Thành phần chất thải rắn đặc trưng của CCN Thanh Minh 75

Bảng 4.34. Mức ồn của các phương tiện giao thông, máy móc thiết bị trong quá hoạt động của cụm công nghiệp 78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Bảng 4.35. Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số 80

Bảng 4.36. Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số 81

Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Thanh Minh, thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ - 2


MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề

Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đường lối kinh tế của Đảng ta được xác định là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vũng, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng và an ninh.

Việc chọn chính xác địa điểm xây dựng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề có ý nghĩa rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của nền công nghiệp và sự phát triển chung của các thành phố, thị xã, thị trấn trước mắt và lâu dài.

Thanh Minh là một trong những địa bàn có sự phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khá sớm trên địa bàn thị xã Phú Thọ, nhưng đến nay còn manh mún, tự phát, nằm xen lẫn khu dân cư không có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ gây ô nhiễm môi trường và khó khăn trong việc quản lý đất đai, không khai thác hết hiệu quả của đất đai. Do vậy trước khi vận hành, xây dựng các công trình, hạ tầng, cơ sở, cần có những nghiên cứu đánh giá chi tiết về các tác động đến môi trường, các ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội là điều cần thiết, phù hợp với luật bảo vệ môi trường. Vì thế tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Thanh Minh, thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.


2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Thanh Minh, thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ sẽ cung cấp những luận cứ khoa học cho cơ quan xét duyệt có cơ sở xem xét, lựa chọn quyết định phương án xây dựng công trình phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.

- Luận văn sẽ trình bày những nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của một dự án, nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ. Luận văn cung cấp những số liệu thực tiễn để những người có trách nhiệm cân nhắc khi đề ra các quyết định thực hiện dự án, lựa chọn phương án phù hợp đảm bảo các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, cũng như kiểm soát những rủi ro có thể gây ra.

- Luận văn cung cấp thông tin cho ban quản lý dự án, cán bộ quản lý môi trường làm căn cứ khoa học để đưa ra những quy định chung về quản lý môi trường khi dự án đi vào hoạt động.


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Đánh giá tác động môi trường

Năm 1969, một uỷ ban khoa học về những vấn đề môi trường (The Scientific Committee on Problem of the Enviroment: SCOPE) của Liên Hiệp Quốc được thành lập nhằm mục đích:

- Nghiên cứu những kiến thức tiên tiến về ảnh hưởng của con người và những hoạt động của họ đến môi trường, cũng như những ảnh hưởng của môi trường đến con người, sức khoẻ và lợi ích của họ. Yêu cầu này được đặt ra vừa có quy mô toàn cầu, vừa có tính chất quốc gia và khu vực, vừa có chính phủ vừa có phi chính phủ.

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được đưa ra đầu tiên ở Mỹ trong khuôn khổ Luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NEPA) năm 1969, sau đó được áp dụng sang các nước khác. Trong những năm 1990, do nhu cầu ngày càng cấp bách về quản lý môi trường, ĐTM đã trở nên ngày càng quan trọng hơn. Ở Việt Nam, ĐTM chỉ mới được áp dụng từ khi Luật Bảo vệ Môi trường Quốc gia được thiết lập và thông qua vào cuối năm 1993. Giai đoạn đầu Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Việt Nam chỉ quy định 23 loại dự án cần phải lập báo cáo ĐTM để trình duyệt nhưng hiện nay con số dự án cần lập báo cáo ĐTM đã tăng lên rất nhiều và hầu như tất cả các dự án có quy mô đều phải thực hiện.

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường. ĐTM không phải là thủ tục để ngăn cản hay hạn chế dự án phát triển mà là nghiên cứu để làm cho việc chuẩn bị thực hiện dự án được hòan chỉnh đầy đủ hơn; nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và trong tương lai không


làm tổn hại đến lợi ích lâu dài. Vì vậy, ĐTM là một trong những công cụ góp phần cho sự phát triển bền vững. Các nước phát triển về kinh tế đã vận dụng ĐTM từ những năm 70. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ĐTM thành yêu cầu chính thức trong việc xét duyệt các dự án phát triển. Khái niệm ĐTM đã được đưa vào nước ta từ những năm 1985 và sau đó Nhà nước ta đã có quyết định ĐTM đối với các dự án xây dựng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng [8].

Luật BVMT (2005) ra đời cùng với đó là việc ban hành hàng loạt những quy định cụ thể và rõ ràng hơn về công tác ĐTM ở Việt Nam. Theo đó, Luật này đưa ra khái niệm đánh giá tác động môi trường như sau: “Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”. Đến luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014 thì khái niệm về ĐTM không có gì thay đổi so với luật cũ. Các nhà làm luật vẫn giữ nguyên quan điểm theo tinh thần luật BVMT 2005 về ĐTM quy định tại khoản 23 điều 3: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.

ĐTM của các dự án phát triển luôn luôn phải là công trình nghiên cứu liên ngành, trong đó các chuyên viên về môi trường phải kết hợp chặt chẽ với chuyên viên lĩnh vực hoạt động cụ thể của dự án để tìm hiểu về dự án, điều tra khảo sát hiện trạng môi trường, dự báo các diễn biến trong tương lai và đề xuất các biện pháp xử lý.

Mục tiêu chính cần đạt được của quá trình ĐTM gồm:

- Chỉ danh một cách hệ thống các tác động lên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của một dự án;


- Đề xuất các biện pháp quản lý và công nghệ nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường;

- Xác định chương trình quản lý, giám sát môi trường nhằm đánh giá hiệu quả của các giải pháp hạn chế ô nhiễm và các tác động xảy ra trên thực tế.

Như vậy một ĐTM chất lượng sẽ đáp ứng được các mục tiêu cơ bản sau:

- Cung cấp kịp thời các thông tin đáng tin cậy về những vấn đề môi trường của dự án cho chủ dự án và những người có thẩm quyền ra quyết định đối với dự án đó;

- Đảm bảo những vấn đề môi trường được cân nhắc đầy đủ và cân bằng đối với các yếu tố kỹ thuật và kinh tế của dự án làm căn cứ xem xét quyết định về dự án;

- Đảm bảo cho cộng đồng quan tâm về dự án hoặc chịu tác động của dự án có cơ hội tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế và phê duyệt dự án.

Chính vì vậy, ĐTM được xem là một công cụ quản lý môi trường hữu hiệu đồng thời cũng là phương tiện thích hợp nhất cho việc lồng ghép các vấn đề môi trường vào nội dung dự án. ĐTM mang lại lợi ích không chỉ cho chủ dự án, là công cụ hữu hiệu quản lý môi trường của cơ quan quản lý mà còn cho cả cộng đồng quan tâm hoặc chịu tác động bởi dự án. Những lợi ích cơ bản của ĐTM gồm:

- ĐTM là công cụ cho việc xem xét thấu đáo các vấn đề môi trường ngang bằng với các yếu tố kinh tế, xã hội trong quá trình xây dựng, thiết kế dự án nhằm đảm bảo phát triển bền vững;

- Là căn cứ để chủ dự án lựa chọn phương án đầu tư bao gồm vị trí, quy mô, công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án một cách phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế và khả thi nhất, đồng thời tiết kiệm tiền của và thời gian cho chủ dự án;

- Chủ động phòng tránh và giảm thiểu một cách hiệu quả nhất các tác động xấu của dự án lên môi trường;


- Cung cấp thông tin chuẩn xác, tin cậy về những vấn đề môi trường của dự án cho cơ quan thẩm quyền trong việc xem xét ra quyết định đầu tư dự án một cách minh bạch và có tính bền vững cao;

- Tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện dự án.

Chu trình của một dự án đầu tư gồm 6 bước cơ bản: Hình thành, đề xuất dự án; nghiên cứu tiền khả thi; nghiên cứu khả thi; thiết kế chi tiết; thực hiện dự án và bước cuối cùng là giám sát, đánh giá hiệu quả dự án.

Xuất phát từ cơ sở khoa học với mục tiêu lồng ghép các xem xét về mặt môi trường vào nội dung dự án nhằm chủ động có biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, quy trình ĐTM đã được gắn kết rất chặt chẽ với chu trình thực hiện dự án ngay từ bước đầu tiên là xác định dự án được thực hiện và đi vào hoạt động như thể hiện trong hình dưới đây.


(Nguyễn Thiện Vinh Hiển, 2014)

Hình 1.1. Chu trình dự án


1.2. Một số quy định, luật pháp về việc thực hiện đánh giá tác động môi trường

1.2.1. Căn cứ pháp luật

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2013.

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QD11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 03/12/2004 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2005.

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu.

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

- Thông tư 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2023