Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Suất Rừng Trồng Keo Lai Tại Lâm Trường Tu Lý‌


Từ những kết quả xác định hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai tại Lâm trường theo phương pháp động ở 3 cấp đất có thể kết luận:

- Giá trị NPV ở 3 cấp đất có sự sai khác rõ rệt. Cấp đất I, cấp đất II lớn gấp hai đến ba lần NPV của cấp đất III. So với phương pháp tĩnh thì hiệu quả kinh doanh không cao bằng. Tuy nhiên, kết quả tính toán theo phương pháp động cho phép đánh giá hiệu quả một cách chính xác, đặc biệt đối với các chương trình hay dự án dài hạn.

- Với giá trị lợi nhuận như đã tính toán ở trên, cho phép đề xuất khai thác ở tuổi 6 đối với cấp đất I và II, tuổi 7 đối với cấp đất III. Hay nói cách khác chu kỳ kinh doanh loài Keo lai đối với cấp đất I và II có thể xác định là 6 năm/chu kỳ vì từ năm vì từ năm 3 đến năm 5 đầu tư có lãi ít, từ từ năm 6 trở đi lãi, lợi nhuận cao hơn nhiều. Còn đối với cấp đất III, thì chu kỳ kinh doanh nên xác định là 7 năm/ chu kỳ vì từ năm 1 đến năm 5 đầu tư thua lỗ, năm 6 đầu tư lãi không đáng kể, chỉ có năm thứ 7 là đầu tư mới có lãi, lợi nhuận cao hơn. (xem hình 4.7).

50


40


30


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

20


Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình - 9

10

I

II III

0

3

4

5

6

7

-10


-20

H nh 4.7: L i suất/ha rừng trồng Keo lai theo tuổi và cấp đất xác định bằng phương pháp động


4.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng suất rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý‌

Lâm trường Tu Lý gặp rất nhiều khó khăn đặc thù của kinh doanh về lâm nghiệp: Chu kỳ kinh doanh dài, thiếu vốn đầu tư, thị trường gỗ nguyên liệu không ổn định, chưa tiếp cận được với các ứng dụng khoa học, công nghệ lâm sinh hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng lâm sản... Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao để kinh doanh rừng có hiệu là rất quan trọng.

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai tại Lâm trường như sau:

- Về giống: Mặc dù công ty đã sử dụng các loại giống có xuất xứ rõ ràng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép trồng, nhưng chưa từng có nghiên cứu đánh giá nào về sự phù hợp của giống đối với điều kiện lập địa tại địa phương. Vì vậy, Lâm trường cần đánh giá một cách khoa học về sự phù hợp của loài cây trồng với điều kiện lập địa và đặc biệt đánh giá, so sánh năng suất giữa các dòng vô tính đã được trồng nhằm xác định được các dòng ưu việt.

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Cần thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như quy trình kỹ thuật lâm sinh đối với loài Keo lai đã xây dựng. Đặc biệt chú ý quản lý và giám sát, chỉ đạo thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc. Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng và phòng chống sâu bệnh hại.

- Chu kỳ kinh doanh: Đối với cấp I và II, chu kỳ kinh doanh tối thiểu là 6 năm, đối với cấp đất III, chu kỳ kinh doanh tối thiểu là 7 năm.

- Về thị trường: Cần nghiên cứu liên doanh, liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời từng bước chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nguyên liệu sang kinh doanh rừng gỗ lớn, vì gỗ lớn có giá trị cao gấp 2-3 lần gỗ nguyên liệu.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌

1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể rút ra một số kết luận sau:

- So với các loại rừng trồng khác, rừng trồng Keo lai mật độ có thể tăng theo tuổi và lớn hơn mật độ ban đầu, vì nhiều cây trồng ban đầu trong quá trình sinh trưởng và phát triển đã hình thành 2 đến 3 thân. Vì vậy, biến động của các nhân tố điều tra ban đầu như đường kính, chiều cao không giảm mà có xu hướng ổn định hoặc tăng theo tuổi.

- Phân bố số cây theo đường kính thuộc đối tượng nghiên cứu nhìn chung có dạng lệch trái, phù hợp với quy luật phân bố N/D của rừng trồng thuần loài đều tuổi nói chung.

- Phân bố số cây theo chiều cao nhìn chung có dạng hơi lệch phải, hệ số biến động ở cấp đất I tương đối lớn chứng tỏ có sự phân hóa về chiều cao mạnh; hệ số biến động ở cấp đất II và III tương đối ổn định.

- Căn cứ vào năng suất rừng trồng đã được xác định cho thấy, lập địa tại vùng nghiên cứu rất phù hợp để trồng Keo lai. Trữ lượng các lâm phần điều tra cao hơn trong biểu quá trình sinh trưởng của Ban quản lý các dự án lâm nghiệp/Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3), (2013), Xây dựng biểu điều tra và kinh doanh rừng trồng 3 loài cây: Keo tai tượng (Acacia Mangium), Keo lai (Acacia Hybrid), Bạch đàn Urophylla (Euclayptus Urophylla) vùng dự án lâm nghiệp (6 huyện tỉnh Nghệ An và 6 huyện tỉnh Thanh Hóa).

- Giá trị thu nhập ở các cấp đất có sự sai khác rõ rệt. Cấp đất I, thu nhập ở tuổi 7 là 165.300.000 đồng/ha. Cấp đất II, thu nhập ở tuổi 7 là 131.550.000 đồng/ha. Cấp đất III, thu nhập ở tuổi 7 là 94.650.000 đồng/ha.

- Căn cứ vào kết quả xác định hiệu quả kinh tế, dù có đanh giá theo phương pháp tĩnh hay phương pháp động thì rừng trồng Keo lai vẫn có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là ở cấp đất I và cấp đất II.


- Mức lãi suất cao nhất để kinh doanh rừng trồng Keo lai không bị thua lỗ đối với các cấp đất đều cao hơn mức lãi suất vay vốn trồng rừng.

- Việc trồng rừng kinh tế tại Lâm trường Tu Lý không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn đem lại hiệu quả về xã hội và môi trường.

2. Tồn tại:

- Đối tượng nghiên cứu rừng trồng mới chỉ dừng lại ở tuổi 7.

- Chưa xác định được mô hình mật độ tối ưu.

- Chưa có điều kiện theo dõi và đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp thâm canh đến năng suất và hiệu quả kinh tế cũng như môi trường xã hội xung quanh đối tượng nghiên cứu.

- Chưa đánh giá được hiệu quả của kinh doanh rừng đến môi trường và xã hội.

- Chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế qua hai phương pháp tĩnh và động, chưa xác định điểm hòa vốn cũng như hệ số rủi ro trong kinh doanh.

- Giá cả chỉ mang tính chất tạm thời vì thị trường sản phẩm nguyên liệu gỗ rừng trồng không ổn định, biến đổi theo từng ngày.

3. Kiến nghị:

Thông qua kết quả nghiên cứu có thể đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Tiếp tục kinh doanh rừng trồng Keo lai tại địa bàn nghiên cứu.

- Tiếp tục nghiên cứu để giải quyết những tồn tại đã nêu ở trên.

- Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp điển hình theo phương thức tập trung và hướng tới sự đa dạng về sản phẩm, tránh tình trạng sản xuất nông nghiệp đơn giản, manh mún nhằm thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo và chính sách phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước.

- Cần thiết để lại một số diện tích rừng trồng có điều kiện thuận lợi, tập trung nhằm chuyển hóa thành rừng trồng kinh doanh gỗ lớn có giá trị cao hơn nhiều so với nguyên liệu giấy.

- Khuyến khích người dân địa phương tham gia vào xã hội hóa nghề rừng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Nguyễn Trọng Bình (1996), Một số phương pháp mô phỏng quá trình sinh trưởng của 3 loài cây Thông nhựa, Thông đuôi ngựa, Mỡ tr n cơ sở vận dụng quá trình ngẫu nhi n, Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Trọng Bình (2003), Kết quả nghi n c u sinh trưởng và sản lượng Keo lai trồng thuần loài, Đề tài cấp quốc gia năm 2003, Hà Nội.

3. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Định m c kinh tế kỹ thuật trồng r ng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng, Hà Nội.

4. Ban quản lý các dự án lâm nghiệp/Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3) (2013), Xây dựng biểu đi u tra và kinh doanh r ng trồng 3 loài cây: keo tai tượng (acacia mangium), keo lai (acacia hybrid), bạch đàn urophylla (euclayptus urophylla) vùng dự án lâm nghiệp (6 huyện tỉnh Nghệ An và 6 huyện tỉnh Thanh Hóa), Hà Nội.

5. Trần Hữu Dào (1993), Phân tích kinh tế các dự án lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

6. Trần Hữu Dào (1997), Quản lý dự án đầu tư, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Đệ, Phạm Xuân Phương, Nguyễn Nghĩa Biên, Nguyễn Văn Tuấn (2005), Kinh tế lâm nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Phùng Nhuệ Giang (2003), Nghi n c u quy luật c u trúc và sinh trưởng Keo lai trồng thuần loài, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

9. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập Biểu thể tích và biểu độ thon cây đ ng cho r ng

iệt Nam, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

10. Vũ Tiến Hinh (1995), Đi u tra r ng, Bài giảng cho cao học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.


11. Vũ Tiến Hinh (2003), Sản lượng r ng, Bài giảng cho cao học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

12. Vũ Tiến Hinh và các cộng sự (2000), Lập biểu sản lượng Sa mộc, Thông đuôi ngựa và Mỡ ở các tỉnh phía Bắc, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

13. Vũ Tiến Hinh (1990), “Phương pháp xác định nhanh phân bố N/D rừng trồng thuần loài đều tuổi”, Tạp chí lâm nghiệp, tháng 12/1990.

14. Phạm Xuân Hoàn (2001), Nghi n c u sinh trưởng và sản lượng làm cơ sở đ xu t một số biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh r ng quế tại tỉnh Yên Bái, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

15. Trịnh Đức Huy ( 1998), Dự đoán sản lượng r ng và năng su t gỗ của đ t trồng r ng Bồ Đ thuần loài đ u tuổi vùng trung tâm ẩm Bắc iệt Nam, Luận án phó tiến sỹ khoa học lâm nghiệp, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

16. Lê Đình Khả (1999), Nghi n c u sử dụng giống lai tự nhi n giưa Keo tai tượng và Keo lá chàm ở iệt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc (1995), “Tiềm năng bột giấy của Keo lai”,

Tạp chí Lâm nghiệp, (số 3), trang 5-6.

18. Ngô Kim Khôi (1998), Thống k toán học trong lâm nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Văn Tuấn (2001), Tin học úng dụng trong lâm nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Lung, Đào Công Khanh (1999), Nghi n c u tăng trưởng và sản lượng r ng trồng, Nxb. Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh.

22. Nguyễn Ngọc Lung (1987), “Mô hình hóa quá trình sinh trưởng các loài cây mọc nhanh để dự đoán sản lượng”, Tạp chí lâm nghiệp, (số 8), trang 8-9.


23. Nguyễn ngọc Lung (1999), Nghi n c u tăng trưởng và sản lượng r ng trồng áp dụng cho Thông ba lá (Pinus kesiya Roye ex, Gordon) ở iệt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Vũ Nhâm (1998), Lập biểu sản phẩm và thương phẩm cho r ng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana lamb) kinh doanh gỗ mỏ r ng Đông Bắc iệt Nam, Luận án phó tiến sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

25. Đặng Thành Nhân (2007), Xác định năng su t và hiệu quả r ng trồng Keo lai tại lâm trường Madrak làm cơ sở đ xu t biện pháp kinh doanh, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

26. Đỗ Doãn Triệu (1995), Xác định và đánh giá tính hiệu quả kinh tế trồng r ng thâm canh nguy n liệu gi y vùng Trung tâm Bắc Bộ, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hữu Dào (2002), Quản lý doanh nghiệp lâm nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.


PHỤ LỤC

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí