Kết quả thống kê điều tra được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: Phương tiện giúp khách hàng biết đến thương hiệu CodeGym
Số lượt trả lời (lượt) | Tỷ lệ (%) | |
Bạn bè, đồng nghiệp, người thân | 51 | 42.5 |
Thông qua mạng xã hội,… | 60 | 50.0 |
Từ nhân viên của công ty | 20 | 16.7 |
Các chương trình hoạt động xã hội | 30 | 25.0 |
Khác | 11 | 9.2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Codegym Huế Và Chức Năng Của Từng Bộ Phận
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Codegym Huế Trong Thời Gian Qua
- Mức Độ Nhận Biết Của Khách Hàng Về Thương Hiệu Codegym Tại Thành Phố Huế
- Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Exploratory Factor Analysic (Efa)
- Biểu Đồ Tần Số Histogram Của Phần Dư Chuẩn Hóa
- Đánh Giá Của Khách Hàng Đối Với Nhóm Nhân Tố “Quảng Bá
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)
Qua bảng kết quả thống kê về phương tiện giúp khách hàng biết đến thương hiệu CodeGym, ta có thể nhìn thấy được đa số khách hàng biết đến thương hiệu tthông qua mạng xã hội và bạn bè đồng nghiệp người thân.
Cụ thể, khách hàng biết đến CodeGym thông qua mạng xã hội chiếm 50.0%, tương ứng với 60 lượt trả lời trong tổng 172 lượt trả lời của120 khách hàng tham gia trả lời phỏng vấn. Xếp ở vị trí thứ 2 là từ bạn bè người thân đồng nghiệp, đây là một trong những phương tiện giúp cho khách hàng biết đến thương hiệu, chiếm tỷ lệ khá cao 42.5% - tương ứng với 51 lượt trả lời. Tiếp theo đó là 30 lượt trả lời thông qua các chương trình hoạt động xã hội do công ty tổ chức (chiếm tỷ lệ 25.0%), 20 lượt trả lời biết đến thương hiệu từ nhân viên công ty (chiếm 16.7%). Ngoài những phương tiện trên, khách hàng còn biết đến CodeGym qua một số phương tiện khác như ngày hội tuyển dụng, hội chợ, các chương trình tổ chức tại trường đại học (tiêu biểu là đại học Phú Xuân và đại học Kinh tế).
2.3.2.3. Các yếu tố thương hiệu của CodeGym Huế mà khách hàng có thể nhận biết
Với tổng số 120 đối tượng khảo sát, nghiên cứu thu được 184 lượt trả lời đối với câu hỏi nhiều sự lựa chọn (trung bình mỗi người trả lời 1.5 lượt). Mỗi tiêu chí được xét riêng lẻ với câu hỏi để thể hiện rò tính phân bổ các câu trả lời của đối tượng.
Kết quả điều tra và thống kê được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.7: Yếu tố giúp khách hàng có thể nhận biết đến thương hiệu CodeGym
Số lượt trả lời (lượt) | Tỷ lệ (%) | |
Tên thương hiệu | 69 | 57.5 |
Logo và Slogan | 50 | 41.7 |
Các chương trình quảng bá của công ty | 30 | 25.0 |
Đồng phục nhân viên | 25 | 20.8 |
Khác | 10 | 8.3 |
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)
Dựa vào những con số được thể hiện ở bảng trên, ta có thể thấy được rằng 2 yếu tố nổi bật giúp khách hàng nhận biết thương hiệu và nhận được nhiều lượt trả lời nhất từ khách hàng là tên thương hiệu, logo và slogan. Cụ thể với 69 và 50 lượt trả lời (chiếm lần lượt 57.5% và 41.71%) trong tổng số 184 lượt trả lời của 120 khách hàng tham gia trả lời phỏng vấn. Cùng với đó là yếu tố các chương trình quảng bá của công ty với 30 lượt trả lời (chiếm 25.0%) và yếu tố đồng phục nhân viên với 25 lượt trả lời (chiếm 20.8%), 10 lượt trả lờicòn lại thuộc yếu tố khác (chiếm 8.3%).
Qua đó, chứng tỏ rằng tên thương hiệu, logo và slogan, chương trình quảng bá của thương hiệu CodeGym để lại khá nhiều ấn tượng cho khách hàng so với những yếu tố khác. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng mà công ty nên tận dụng ở mức tốt nhất có thể để góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
2.3.2.3.1 Nhận biết về Slogan của thương hiệu CodeGym
Với phương châm là “người bạn đồng hành” của mỗi học viên trong suốt quá trình tham gia học tập tại CodeGym. Công ty đưa ra một câu slogan ý nghĩa và dễ nhớ “Raising the bar” cho thương hiệu CodeGym. Nghiên cứu với 120 đối tượng khảo sát, kết quả thu được về thống kê nhận biết slogan của thương hiệu CodeGym được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.8: Nhận biết về Slogan của thương hiệu CodeGym
Số người trả lời (người) | Tỷ lệ (%) | Tỷ lệ tích lũy (%) | |
Raising the bar | 69 | 56.7 | 56.7 |
Gather to thrive together | 13 | 10.8 | 67.5 |
Computer edution | 14 | 11.7 | 79.2 |
Learn with Mentors | 25 | 20.8 | 100 |
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)
Theo thống kê số đối tượng điều tra chonh đúng slogan của thương hiệt là khá cao. Đây là tín hiệu tốt trong việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của công ty trong suốt thời gian qua. Cụ thể, có 69 người chọn đúng slogan (chiếm 56.7%) trong tổng số 120 đối tượng tham gia trả lời. bên cạnh đó có 41 đối tượng chọn sai slogan của thương hiệu (chiếm 43.3%). Điều này cho thấy có rất
nhiều người chưa nhận biết được slogan của thương hiệu, công ty cần đưa ra các
chiến lược và giải pháp nhằm quảng bá slogan của mình đến khách hàng.
2.3.2.3.2. Nhận biết về màu sắc chủ đạo trang phục nhân viên của CodeGym
Màu chủ đạo trong áo đồng phục nhận viên cũng là mà chủ đạo trong logo của công ty, nó phản ánh mức độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu thông qua màu sắc, gia tăng mức độ liên tưởng trong tâm trí hàng. Màu xanh dươngthể hiện sự vững chắc, là một địa đến đáng tin cậy mà khách hàng nên lựa chọn, mang đến sự an tâm, tin tưởng cho khách hàng. Với 120 đối tượng khảo sát, kết quả thu được về thống kê việc nhận biết màu sắc chủ đạo của áo đông phục nhân nhân viên công ty CP CodeGym được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.9: Nhận biết màu sắc chủ đạo áo đồng phục của CodeGym
Số người trả lời (người) | Tỷ lệ (%) | Tỷ lệ tích lũy (%) | |
Màu trắng | 20 | 16.7 | 16.7 |
Màu xanh dương | 78 | 65.0 | 81.7 |
Màu cam | 19 | 15.8 | 97.5 |
Màu tím | 3 | 2.5 | 100 |
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)
Dựa vào bảng trên vẫn có người nhận biết sai về màu sắc chủ đạo của công ty, 42 người trả lời sai trong tổng số 120 người tham gia khảo sát (chiếm 35%) và có 78 người trả lời đúng (chiếm 56.0%). Trong khi đồng phục nhân viên là một trong những yếu quan trọng trong bộ hệ thống nhận diện thương hiệu, chính vì thế mà trong thời gian tới, công ty cần đưa ra những giải pháp như trong khi tham gia các hoạt động xã hội, các chương trình được tổ chức tại thành phố Huế nói chung và các nơi khác nói riêng, tất cả các nhân viên thuộc công ty đều phải
mang áo đồng phục, hay một vài giải pháp khác nhằm quảng bá hình ảnh đồng phục công ty cũng như thương hiệu đến khách hàng.
2.3.2.3.3. Nhận biết về Logo của thương hiệu CodeGym
Trong các câu trả lời được đưa ra thì hình B là lựa chọn đúng của logo thương hiệu CodeGym. Với 120 đối tượng khảo sát, kết quả thu được về thống kê nhận biết logo của thương hiệu được thể hiện ở bảng sau: Từ kết quả trên, ta có tể thấy logo là một trong cái yếu tố có mức độ chọn đúng cao nhất, nó chiếm 109 người trong tổng số 120 tham gia khảo sát (chiếm 90.8%), đây là con số mong đợi của tất cả các thương hiệu trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, ta không thể bỏ qua 11 người tham gia khảo sát đã chọn hình A (thuộc thương hiệu “Trung tâm đào tạo Lập trình viên Quốc tế Hue – APTECH”) đây cũng là đối thủ cạnh tranh duy nhất của CodeGym trong thị trường thành phố Huế (chiếm 9.2%). Mức độ nhận biết về logo của thương hiệu cao nhưng vẫn còn sự nhầm lẫn với thương hiệu của đối thủ, công ty cần đưa ra các giải pháp phù hợp để hạn chế việc nhầm lẫn này.
Bảng 2.10: Nhận biết về Logo của thương hiệu CodeGym
Số người trả lời (người) | Tỷ lê (%) | Tỷ lệ tích lũy (%) | |
Hình A | 11 | 9.2 | 9.2 |
Hình B | 109 | 90.8 | 100 |
Hình C | 0 | 0 | 100 |
Hình D | 0 | 0 | 100 |
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)
Từ kết quả trên, ta có tể thấy logo là một trong cái yếu tố có mức độ chọn đúng cao nhất, nó chiếm 109 người trong tổng số 120 tham gia khảo sát (chiếm 90.8%), đây là con số mong đợi của tất cả các thương hiệu trong quá trình xây
dựng bộ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, ta không thể bỏ qua 11 người tham gia khảo sát đã chọn hình A (thuộc thương hiệu “Trung tâm đào tạo Lập trình viên Quốc tế Hue – APTECH”) đây cũng là đối thủ cạnh tranh duy nhất của CodeGym trong thị trường thành phố Huế (chiếm 9.2%). Mức độ nhận biết về logo của thương hiệu cao nhưng vẫn còn sự nhầm lẫn với thương hiệu của đối thủ, công ty cần đưa ra các giải pháp phù hợp để hạn chế việc nhầm lẫn này.
2.3.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Anpha
Trước khi tiến vào các bước phân tích dữ liệu, nghiên cứu tiến hành bước kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Cronbach’s Alpha phải được thực hiện đầu tiên để loại bỏ các biến không liên quan (Garbage Items) trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA.
Đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo gồm 5 biến độc lập:
Tên thương hiệu
Hình ảnh Logo
Câu khẩu hiệu Slogan
Quảng bá thương hiệu
Đồng phục nhân viên
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Kiểm định độ tin cậy của biến độc lập
Bảng 2.11: Kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến độc lập
Hệ số tương quan tổng | Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
1. | Tên thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0.847 | |
TH1 | 0.724 | 0.788 |
TH2 | 0.682 | 0.807 |
TH3 | 0.629 | 0.829 |
TH4 | 0.707 | 0.797 |
2. | Hình ảnh Logo: Cronbach’s Alpha = 0.867 | |
LG1 | 0.759 | 0.813 |
LG2 | 0.700 | 0.837 |
LG3 | 0.675 | 0.847 |
LG4 | 0.737 | 0.822 |
3. | Câu khảo hiệu Slogan: Cronbach’s Alpha = 0.815 | |
SLG1 | 0.691 | 0.740 |
SLG2 | 0.632 | 0.770 |
SLG3 | 0.632 | 0.768 |
SLG4 | 0.587 | 0.789 |
4. | Quảng bá thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0.833 | |
QB1 | 0.649 | 0.796 |
QB2 | 0.624 | 0.806 |
QB3 | 0.684 | 0.779 |
QB4 | 0.694 | 0.774 |
5. | Đồng phục nhân viên: Cronbach’s Alpha = 0.850 | |
DPNV1 | 0.709 | 0.802 |
DPNV2 | 0.689 | 0.809 |
DPNV3 | 0.645 | 0.827 |
DPNV4 | 0.717 | 0.798 |
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)
Thông qua kết quả kiểm định độ tin cậy của biến độc lập, ta thấy rằng hệ số Cronbach’s Alpha các nhóm biến đều lớn hơn 0,6 và các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Đồng thời, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên thang đo được chấp nhận và sử dụng.
Kiểm định độ tin cậy của biến phụ thuộc
Bảng 2.12: Kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến phụ thuộc
Hệ số tương quan tổng | Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
Đánh giá mức độ nhận biết: Cronbach’s Alpha = 0.873 | ||
DG1 | 0.700 | 0.846 |
DG2 | 0.698 | 0.847 |
DG3 | 0.699 | 0.846 |
DG4 | 0.715 | 0.844 |
DG5 | 0.700 | 0.846 |
DG6 | 0.539 | 0.872 |
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)
Từ kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo của biến phụ thuộc nhận diện thương hiệu, ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,805. Hệ số tương quan cả 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Đồng thời, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0,805 nên các biến đều đủ tiêu chuẩn để đưa vào phân tích ở các bước tiếp theo.