Hình 3.1. b) Đá perlite
+ Giá thể đá tuff: Đá tuff (từ núi lửa) phổ biến, được hình thành từ sự làm nguội nhanh của dung nham, đá tuff khi tiếp xúc hoặc rất gần bề mặt của một hành tinh đá hoặc mặt trăng. Tuff mô tả sự hình thành một loạt các dòng dung nham tuff. Theo định nghĩa, đá tuff là đá macma có cấu trúc ấn tinh (hạt rất nhỏ) thường có 45-55% thể tích là silica và ít hơn 10% thể tích là khoáng vật chứa fenspat, ít nhất 65% của đá là felspat ở dạng plagoioclase. Nó phổ biến nhất ở đá núi lửa loại trên trái Đất, là một phần quan trọng của lớp vỏ đại dương và đảo núi lửa ở giữa đại dương như Iceland và quần đảo Hawaii. Đá tuff thường có tinh thể rất nhỏ hoặc chất nền thủy tinh núi lửa xen kẽ với các hạt có thể nhìn được. Khối lượng riêng của nó là 3.0 g/cm3.
Hình 3.1. c) Đá tuff
b) Dụng cụ: Dao cắt mầm; Que tạo lỗ;
Túi nilon đựng mầm; Túi lạnh bảo quản mầm;
Găng tay nilon dùng một lần; Thẻ tên;
Thước kẹp; Thước dài;
Ca đựng nước chia độ;
Khay Rooting: Dùng để giâm hom;
Giá thể rooting: Dùng để làm giá thể giâm hom; Chậu nhựa: Dùng để trồng cây;
Bàn giâm hom: Dùng để đặt khay rooting với hệ thống phun sương; Bàn để hoa;
Hệ thống tưới nước phun sương và hệ thống tưới nước nhỏ giọt.
c) Hoocmon rooting
Sử dụng Rooting hormon-powder. Hoocmon này sẽ bảo về vết cắt mầm khỏi nhiễm khuẩn, giúp thúc đẩy và kích thích quá trình ra rễ nhanh, đảm bảo cho bộ rễ phát triển nhanh, dài và khỏe.
d) Nước tưới
Sử dụng nước sạch từ hệ thống nước tưới nhỏ giọt và phun sương của DANZIGER FLOWER FARM.
3.1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện và nghiên cứu trong điều kiện của nhà kính, kiểm soát và điều khiển được điều kiện ngoại cảnh.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành và nghiên cứu tại nhà kính của DANZIGER FLOWER FARM, Israel.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian tiến hành thí nghiệm trong khoảng thời gian từ ngày 01/02/2019 đến 30/05/2019.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với 4 nội dung chính:
- Đánh giá ảnh hưởng của ba loại giá thể đến các thời kì sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE.
- Đánh giá ảnh hưởng của ba loại giá thể xơ dừa, đá perlite và đá tuff đến khả năng sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE.
- Đánh giá ảnh hưởng của ba loại giá thể xơ dừa, đá perlite và đá tuff đến năng suất và chất lượng hoa của loài hoa Solanna Golden SPHERE.
- Tìm được giá thể tốt nhất đáp ứng nhu cầu về năng suất và chất lượng của loài hoa Solanna Golden SHERE.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo công thức hoàn toàn ngẫu nhiên 3 CT với 3 lần lặp.
Lần nhắc lại 1 | Lần nhắc lại 2 | Lần nhắc lại 3 |
CT1 | CT2 | CT3 |
CT2 | CT3 | CT1 |
CT3 | CT1 | CT2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hoa, Cây Cảnh Trên Thế Giới
- Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hoa, Cây Cảnh Ở Châu Á Và Riêng Tại Việt Nam
- Tình Hình Nghiên Cứu Và Trồng Loài Hoa Solanna Golden Sphere Trên Thế Giới Và Tại Việt Nam
- Ảnh Hưởng Của Giá Thể Đến Các Thời Kì Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Loài Hoa Solanna Golden Sphere
- Giá Thể Tốt Nhất Cho Năng Suất Và Chất Lượng Của Loài Hoa Solanna Golden Sphere
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE trên ba loại giá thể xơ dừa, đá perlite và đá tuff tại công ty DANZIGER FLOWER FARM, Israel - 9
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Xơ dừa: CT1 Perlite: CT2 Tuff: CT3
Mỗi công thức gồm 3 chậu, mỗi chậu trồng 3 cây. Tổng số chậu: 27 chậu.
Tổng số cây: 81 cây.
3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dòi các chỉ tiêu
3.4.2.1. Chỉ tiêu sinh trưởng
* Chiều cao cây (cm): Dùng thước đo từ gốc đến chóp lá dài nhất của cây. Đo cố định 5 cây bất kì trên mỗi CT và bắt đầu đo từ ngày thứ 10 kể từ ki trồng cây ra chậu.
* Số lá: Đếm toàn bộ số lá trên cây. Đếm số lá cố định trên 5 cây bất kì trên mỗi công thức và bắt đầu đếm từ ngày thứ 10 kể từ khi trồng cây ra chậu.
* Phân cành: Theo dòi và phát hiện xuất kiện cành (bao nhiêu ngày sau trồng).
* Ra nụ: Xuất hiện nụ đầu tiên trên mỗi cây (bao nhiêu ngày sau trồng).
* Ra hoa: Hoa nở trên mỗi cây (bao nhiêu ngày sau khi xuất hiện nụ).
3.4.2.2. Chỉ tiêu phát triển
* Số nụ: Đếm toàn bộ số nụ trên cây của 5 cây cố định trên mỗi công thức.
* Số hoa: Đếm toàn bộ số hoa trên cây của 5 cây cố định trên mỗi công thức.
* Số cánh trên 1 bông: Đếm toàn bộ số cánh trên 1 bông của 5 cây cố định trên mỗi công thức.
* Đường kính hoa (cm): Dùng thước kẹp để đo đường kính hoa trên một bông của 5 cây cố định trên mỗi công thức.
* Độ bền hoa cắt (ngày): Cắt ngẫu nhiên 5 bông hoa trên 5 cây cố định của mỗi công thức, đánh dấu và cắm vào lọ hoa với nước lọc, thay nước cho lọ hoa hằng ngày và theo dòi cho đến khi 50% cánh hoa bị tàn trên mỗi bông của mỗi công thức.
* Độ bền tự nhiên (ngày): Chọn ngẫu nhiên và đánh dấu 5 bông hoa trên 5 cây cố định của mỗi công thức, theo dòi độ bền tự nhiên cho đến khi 50% cánh hoa bị tàn trên mỗi bông của mỗi công thức.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm IRRISTAR 4.0 và Excel.
3.4.4. Phương pháp chuyên gia
Được tham khảo, xin ý kiến và kiến thức trồng và chăm sóc loài hoa Solanna Golden SPHERE của Ông Aviv Danziger và Ông Gidon, quản lý Farm Beit Dagan, trực thuộc DANZIGER FLOWER FARM.
3.5. Các bước tiến hành thí nghiệm
3.5.1. Cắt mầm
i. Chọn cây mẹ: Chọn cây mẹ phát triển tốt, không sâu bệnh, có nhiều mầm. Cây mẹ có độ tuổi là 2 tháng.
ii. Xác định mầm cắt: Xác định mầm non vừa phải có từ 2 đến 3 lá non bao quanh, chiều dài trên 5 cm, không bị sâu bệnh.
iii. Cắt mầm: Đeo găng tay và dùng dao chuyên dụng để cắt mầm, mầm cắt đủ 3 lá và dài từ 3 đến 4 cm, cắt dứt khoát, không để mầm cắt bị dập, mầm không bị sâu bệnh.
iv. Bảo quản mầm: Mầm sau khi cắt được xếp gọn trong túi nilon và được bảo quản trong túi bảo quản lạnh.
Hình 3.2. a) Cắt mầm
3.5.2. Giâm hom
i. Chuẩn bị khay giâm hom: Lấy 3 khay rooting đã phủ giá thể rooting và tưới phun sương 5 phút
ii. Tạo lỗ giâm hom: Dùng que nhỏ tạo lỗ trên mỗi ô của khay rooting.
iii. Tiến hành giâm hom: Đeo găng tay lấy từng mầm đã cắt, chấm vào Rooting-powder, rồi sau đó đặt vào khay.
iv. Đặt khay đã giâm hom vào bàn giâm hom và tưới phun sương trong vòng 5 phút.
Hình 3.2. b) Giâm hom
3.5.3. Trồng chậu
i. Chuẩn bị chậu: 27 chậu, trong đó 9 chậu giá thể sơ dừa, 9 chậu giá thể đá perlite, 9 chậu giá thể đá tuff.
ii. Chuẩn bị thẻ tên: 3 cây gắn thẻ tên của 3 loại giá thể.
iii. Tạo lỗ trồng: Dùng que nhỏ tạo 3 lỗ nhỏ trên mỗi chậu.
iv. Tiến hành trồng: Đeo găng tay nilon, nhấc nhẹ từng cây đặt vào trong chậu và ấn nhẹ cho cây được cố định trong giá thể.
v. Gắn thẻ tên: Cắm thẻ tên cho mỗi 3 loại giá thể và 3 lần lặp.
vi. Đặt chậu vào bàn để hoa, tưới đẫm nước trong vòng 5 phút.
Hình 3.2. c) Trồng chậu
3.6. Bảo quản, dinh dưỡng và chăm sóc giai đoạn cắt mầm, giâm hom và sau trồng
3.6.1. Bảo quản mầm
Mầm sau khi cắt được xếp gọn trong túi nilon, không để các mầm đè lên nhau, tránh làm giập nát lá mầm. Bảo quản mầm trong túi lạnh, nhiệt độ 4 đến 6℃. Mầm cắt bảo quản lạnh được từ 5 đến 7 ngày. Sau 5 đến 7 ngày, mầm sẽ bị táp, úa. Tốt nhất nên giâm hom ngay sau khi cắt.
3.6.2. Dinh dưỡng và chăm sóc cho cây non trong quá trình giâm hom.
Mầm sau khi giâm hom được đưa lên bàn giâm hom, tưới phun sương 5 phút.
i. pH: Duy trì độ pH của đất từ 6.0 đến 6.5.
ii. Ec: Tuần 1: 0.80
Tuần 2 đến tuần 4: 0.80 đến 0.9
iii. Nhiệt độ: Tuần 1 đến tuần 3: 21 đến 23 ℃
Tuần 4: 17 đến 18℃
iv. Kiểm tra mức độ ra rễ: Tuần 3 tiến hành kiểm tra mức độ ra rễ của mầm giâm hom, bằng cách dung tay nhấc nhẹ mầm lên khỏi mặt khay. Nếu thấy có rễ bao phủ trùm hết đất giâm hom và đất không bị rơi ra ngoài thì có nghĩa mầm giâm hom đang sinh trưởng tốt. Đặt nhẹ nhàng mầm vào khay để tiếp tục chăm sóc.
v. Dinh dưỡng: Tuần 1 đến tuần 2: Phun 50ppm Nitơ.
Tuần 3 đến tuần 4: Phun 100 đến 150 ppm Nitơ.
vi. Nước tưới: Tưới phun sương 3 lần trên ngày vào sáng, trưa, chiều tối. Mỗi lần 5 phút.
vii. Ánh sáng: 100% ánh sáng tự nhiên.
viii. PGR: Vào tuần 4: Phun B-9 Arest.
ix. Thuốc diệt nấm: Tuần 1: Phun thuốc diệt nấm Daconil
Tuần 2: Phun Daconil nhắc lại lần 2.
x. Bổ sung: Kiểm tra độ ra rễ ở tuần 3. Tưới phun sương B-9 Arest.
3.6.3. Dinh dưỡng và chăm sóc cho cây non trong quá trình trồng chậu
i. pH: Từ tuần 5 đến tuần 12: Duy trì độ pH từ 6.0 đến 6.5.
ii. Ec: Từ tuần 5 đến tuần 12: Duy trì độ Ec từ 0.90 đến 1.00.
iii. Nhiệt độ: Từ tuần 5 đến tuần 12: Duy trì nhiệt độ từ 17 đến 18℃.
iv. Dinh dưỡng: Từ tuần 5 đến tuần 12: Phun từ 100 đến 150 ppm Nitơ.