Cơ Sở Xây Dựng Quy Hoạch Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Huyện Quỳ Châu‌


Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện, căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện tài nguyên rừng của huyện để xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng tài nguyên rừng hiện có.

Quy hoạch các biện pháp tái sinh; trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Quy hoạch thực hiện nông lâm kết hợp và sản xuất hỗ trợ trên đất lâm nghiệp.

Quy hoạch khai thác lợi dụng lâm đặc sản, chế biến lâm sản gắn liền với thị trường tiêu thụ.

Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế trong huyện, tổ chức phát triển lâm nghiệp xã hội.

Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. Xác định tiến độ thực hiện.

Thời gian quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện thường là 10 năm. Các nội dung quy hoạch lâm nghiệp cũng cần phải phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của từng tiểu vùng trong huyện.

* Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã:

Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất, đơn vị cơ bản quản lý và tổ chức sản xuất lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn xã cần chi tiết cụ thể hơn và được tiến hành trong thời gian 5-10 năm. Quy hoạch lâm nghiệp xã thường tiến hành các nội dung sau: Điều tra các điều kiện cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất lâm nghiệp như: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tài nguyên rừng. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, căn cứ vào quy hoạch cấp huyện và các điều kiện cơ bản của xã, xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã. Quy hoạch đất đai trong xã theo ngành và theo đơn vị sử dụng. Xác định rõ mối quan hệ giữa các ngành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


sử dụng đất đai trên địa bàn xã. Căn cứ vào phương hướng phát triển các điều kiện về nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu khác (nếu có) phân chia đất lâm nghiệp theo 3 chức năng sử dụng: Sản xuất, phòng hộ, đặc dụng. Quy hoạch các nội dung sản xuất kinh doanh lợi dụng từ rừng, bố trí không gian tổ chức các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng: Bảo vệ và nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng và tái sinh phục hồi rừng, nông lâm kết hợp, khai thác, chế biến các loại lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu của địa phương và thị trường, quy hoạch các nội dung sản xuất hỗ trợ. Quy hoạch tổ chức sản xuất cho các thành phần kinh tế trong xã gắn với phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, các công trình phục vụ sản xuất và đời sống. Ước tính đầu tư và hiệu quả: Ước tính đầu tư lao động tiền vốn, vật tư thiết bị. Hiệu quả đầu tư cần được đánh giá đầy đủ trên các mặt KT-XH, môi trường. Xác định tiến độ thực hiện.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An - 4

Về cơ bản nội dung quy hoạch cho các cấp quản lý lãnh thổ từ toàn quốc đến tỉnh, huyện, xã là tương tự như nhau. Tuy nhiên mức độ giải quyết khác nhau về chiều sâu và chiều rộng tuỳ theo các cấp.

1.4. Thảo luận‌

Trên thế giới, bất kỳ một ngành lĩnh vực nào, cùng với sự phát triển đi lên của kinh tế xã hội thì quy hoạch luôn phải đi trước một bước. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cũng vậy, nó luôn phát triển song hành cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, nó đảm bảo và thể hiện được tầm nhìn của các nhà lãnh đạo trong việc phân vùng kinh tế và sử dụng một cách tối đa có hiệu quả nhưng hài hoà giữa các vùng trong chiến lược phát triển lâm nghiệp chung của đất nước.

Ở Việt Nam đã tiến hành quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho các cấp quản lý, kinh doanh và các cấp quản lý lãnh thổ ở tầm vĩ mô, vi mô. Trên cơ sở quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trên toàn quốc, xác


định tiến độ thực hiện từng hạng mục làm cơ sở cho việc quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp của các tỉnh. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện và định hướng quy hoạch phát triển lâm nghiệp toàn tỉnh, vùng.

Ở tỉnh Nghệ an, Quỳ châu là huyện miền núi biên giới nghèo, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, trong đó diện tích đất lâm nghiệp lớn. Do đó để nền kinh tế - xã hội của huyện phát triển một cách bền vững, thì trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện, bên cạnh quy hoạch phát triển của các ngành khác, việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng huyện đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là cần thiết và là cơ sở để Nhà nước đầu tư hỗ trợ, kết hợp với công tác xã hội hoá, thu hút đầu tư từ các nguồn lực khác (các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân...) cho sản xuất lâm nghiệp đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và bền vững từ tỉnh - huyện - xã ; đáp ứng được mục tiêu của chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững ở một huyện nghèo; phù hợp và phát huy được lợi thế của từng địa phương, gắn với chiến lược tổng thể phát triển kinh - tế xã hội của huyện, định hướng quy hoạch phát triển lâm nghiệp toàn tỉnh và vùng.


Chương 2‌

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌‌‌

2.1. Mục tiêu nghiên cứu‌

2.1.1. Mục tiêu tổng quát‌

- Nhằm thực hiện thành công quy hoạch bảo vệ phát triển rừng, đảm bảo quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể‌

(1) Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Quỳ Châu giai đoạn 2011-2015.

(2) Đề xuất kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2016 – 2020 nhằm hoàn thành thực hiện Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và xác định tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:‌

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

- Quy hoạch và kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn tới năm 2030 của huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Trên địa bàn thuộc huyện Quỳ Châu quản lý

- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030.

2.3. Nội dung nghiên cứu‌

Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

2.3.1.Cơ sở xây dựng quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng của huyện Quỳ châu‌

a) Cơ sở pháp lý (Hiến pháp, các luật, văn bản dưới luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan...)


b).Điều kiện cơ bản của huyệnQuỳ Châu

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội

2.3.2. Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2015‌

+ Nội dung cơ bản quy hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020

+ Kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân , bài học,...

+Dự báo các yếu tố ảnh hưởng tới bảo vệ, PTR trong giai đoạn tới

2.3.3. Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng tới năm 2030‌

a. Quan điểm, định hướng phát triển

b. Nội dung kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng tới năm 2030

+ Mục tiêu

+ Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng tới năm 2030

+ Các dự án ưu tiên

+ Khái toán vốn đầu tư và hiệu quả

+ Giải pháp thực hiện

2.4. Phương pháp nghiên cứu‌

2.4.1.Phương pháp điều tra thu thập số liệu‌

2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu và kế thừa tài liệu hiện có

Sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu có chọn lọc nhằm thu thập các nguồn tài liệu thứ cấp hiện có trên địa bàn, bao gồm:

+ Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, huyện.


+ Các cơ chế, chính sách của Trung ương và quy định của tỉnh, huyện có liên quan.

+ Các chỉ tiêu, định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành.

+ Các số liệu, tài liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên rừng.

- Các loại bản đồ hiện trạng về sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ phân cấp phòng hộ, phân bố tài nguyên rừng, bản đồ thổ nhưỡng của huyện và tỉnh.

2.4.1.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, bổ sung hoàn thiện tài liệu

- Sử dụng phương pháp PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia) để điều tra, phân tích về hiện trạng quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên rừng, vai trò và mức độ tham gia của người dân địa phương trong công tác quản lý tài nguyên rừng, những thuận lợi và khó khăn hiện nay trong bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cũng như nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong sản xuất và đời sống…

- Sử phương pháp phúc tra thực địa để cập nhật số liệu về số và chất lượng tài nguyên rừng thông qua phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình xác lập ở các trạng thái rừng trồng và rừng tự nhiên theo quy trình sau đây:

+ Điều tra trữ lượng rừng tự nhiên: Lập các ÔTC điển hình có diện tích S =1.000m2 (25x40), sau đó sử dụng thước kẹp kính, thước Blumlei để quan trắc, đo đếm, xác định các chỉ tiêu về đường kính, chiều cao: D1.3; Hvn Hdc;...

+ Điều tra trữ lượng rừng trồng: Như rừng tự nhiên, lập các ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích mỗi ô S=500 m2 (20x25m), sau đó tính các chỉ tiêu về đường kính, chiều cao: D1.3; Hvn Hdc;...

+ Điều tra tình hình sinh trưởng của cây tái sinh rừng, nguồn gốc tái sinh, loài cây,... kết hợp với điều tra trên các ô tiêu chuẩn, tiến hành lập 5 ô dạng bản, mỗi ô có diện tích S= 25m2 (5x5m), 4 ô ở bốn góc và lô ở giữa của ô tiêu chuẩn.


2.4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu‌

2.4.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin, tài liệu

- Các thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như: vị trí địa lý, địa hình địa thế, khí hậu thời tiết, đất đai, tài nguyên động thực vật, thực trạng phát triển kinh tế, dân số, thành phần dân tộc, cơ sở hạ tầng... được kế thừa tổng hợp có chọn lọc từ nguồn tài liệu của các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, huyện, xã.

- Hệ thống các thông tin liên quan đến tổ chức và thể chế được tổng hợp và phân tích bằng phương pháp SWOT để đánh giá điểm mạnh (Strongth), điểm yếu (Weakness), Cơ hội (Oppotunity) và những hạn chế, nguy cơ, thách thức (Threat) để đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp.

- Tổng hợp phân tích các thông tin chuyên đề như: Tình hình sử dụng đất, tình hình sản xuất lâm nghiệp. Khai thác tối đa các thông tin từ các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ phân chia các loại rừng và phân cấp phòng hộ. Bản đồ quy hoạch được xây dựng dựa trên bản thuyết minh và tuân theo đúng các quy định về làm bản đồ.

- Các thông tin điều tra phục vụ cho quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp được tổng hợp theo phương pháp tối ưu hoá mục tiêu và phân tích đa tiêu chuẩn áp dụng cho xây dựng kế hoạch.

2.4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft Word để tính toán và tổng hợp thông tin về đất đai, tài nguyên rừng và soạn thảo văn bản.

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel, phần mềm SPSS để kiểm tra độ tin cậy của số liệu.Sử dụng phần mềm Mapinfo profesional 10.0 để xây dựng và số hoá các loại bản đồ.


Chương 3‌

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌

3.1. Cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Quỳ châu‌

3.1.1. Cơ sở pháp lý‌

3.1.1.1. Văn bản của Quốc hội - Chính phủ

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11ngày 03/12/2004;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/208;

- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12/32014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai số 45/2013;

- Chỉ thị số 38/CT- TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Ban hành Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về QLR, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí