- Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và hàng hoá của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động.
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển nghiên cứu tổ chức quản lý kinh doanh theo ngành và theo lãnh thổ.
Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch của các cơ sở sản xuất.
- Quy hoạch vùng chuyên canh có các nội dung chủ yếu sau:
+ Xác định quy mô, ranh giới vùng.
+ Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất.
+ Bố trí sử dụng đất đai.
+ Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp.
+ Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An - 1
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An - 2
- Cơ Sở Xây Dựng Quy Hoạch Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Huyện Quỳ Châu
- Bản Đồ Danh Giới Hành Chính Huyện Quỳ Châu
- Bảng Tổng Hợp Dân Số , Số Hộ Nhân Khẩu Của Huyện
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
+ Tổ chức và sử dụng lao động.
+ Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế.
+ Dự kiến tiến độ thực hiện quy hoạch.
1.3.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện là một loại hình quy hoạch tổng hợp, đa ngành với các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, căn cứ vào dự án phát triển và phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh (hoặc thành phố) đã được phê duyệt, xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng các biện pháp nhằm thực hiện được
các mục tiêu đó theo hướng chuyên môn hoá, tập trung hoá kết hợp phát triển tổng hợp nhằm thực hiện 3 mục tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu ổn định.
- Hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng nhằm sử dụng đất đai được hiệu quả, đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì nhiêu của đất.
- Tạo điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Tính toán vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện thườngđề cập đến các nội dung chủ yếu sau đây:
- Xác định phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Bố trí cơ cấu sử dụng đất đai.
- Xác định cơ cấu và quy mô sản xuất nông nghiệp (phân chia và tính toán quy mô các vùng sản xuất chuyên môn hoá, xác định vùng sản xuất thâm canh cao sản, các tổ chức liên kết nông - công nghiệp, các cơ sở dịch vụ nông nghiệp, bố trí trồng trọt, bố trí chăn nuôi).
- Tổ chức các cơ sở sản xuất nông nghiệp.
- Tổ chức công nghiệp chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp.
- Giải quyết mối quan hệ giữa các ngành sản xuất có liên quan trong và ngoài ngành nông nghiệp.
- Giải quyết mối quan hệ giữa các ngành sản xuất có liên quan trong và ngoài ngành nông nghiệp.
- Bố trí cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nông nghiệp (thuỷ lợi, giao thông, cơ khí, điện, cơ sở dịch vụ thương nghiệp).
- Tổ chức sử dụng lao động nông nghiệp, phân bố các điểm dân cư nông thôn.
- Những cân đối chính trong sản xuất nông nghiệp (lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, phân bón, vật tư kỹ thuật nông nghiệp, nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến).
- Tổ chức các cụm kinh tế xã hội.
- Bảo vệ môi trường.
- Vốn đầu tư cơ bản.
- Hiệu quả sản xuất và tiến độ thực hiện quy hoạch.
1.3.3. Quy hoạch lâm nghiệp
1.3.3.1. Quá trình hình thành công tác quy hoạch lâm nghiệp ở nước ta
Quy hoạch lâm nghiệp được áp dụng ở nước ta ngay từ thời kỳ Pháp thuộc, như việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi; điều chế rừng thông theo phương pháp hạt đều,…
Từ năm 1955 - 1957 tiến hành Sơ thám và mô tả để ước lượng tài nguyên rừng.
Từ năm 1958 - 1959 tiến hành thống kế trữ lượng rừng miền Bắc.
Cục Điều tra quy hoạch rừng (nay là Viện ĐTQHR) được thành lập từ năm 1961, là lực lượng chính cùng với các địa phương thực hiện và hoàn chỉnh quy trình quy hoạch lâm nghiệp. Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển của các nước thì quy hoạch lâm nghiệp ở nước ta hình thành, và phát triển muộn hơn rất nhiều. Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về kinh tế, xã hội, kỹ thuật và tài nguyên rừng làm cơ sở cho công tác quy hoạch lâm nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1960 - 2000 là:Vừa tiến hành vừa nghiên cứu áp dụng.
Năm 1960 - 1964, công tác quy hoạch lâm nghiệp mới áp dụng ở miền Bắc, đáng kể nhất là công trình quy hoạch lâm nghiệp khu sông Hiếu với sự trợ giúp của chuyên gia Trung Quốc và quy hoạch khu nguyên liệu gỗ trụ mỏ Quang Ninh do chuyên gia Cộng hoà Dân chủ Đức giúp đỡ. Sau đó một loạt
các phương án quy hoạch lâm trường quốc doanh được xây dựng và thông qua như lâm trường Hữu Lũng (Lạng Sơn), lâm trường Sông Mã...
Đến đầu năm 1970, chuyên gia Thuỵ Điển đã giúp Việt Nam quy hoạch và xây dựng khu nguyên liệu giấy tại một số tỉnh vùng trung tâm (nay là Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên). Khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Bộ Lâm nghiệp đã tăng cường lực lượng lớn từ miền Bắc vào Nam để phát triển lâm nghiệp. Một trong những việc làm quan trọng nhất lúc đó là điều tra và quy hoạch lâm nghiệp. Nhờ vậy mà một số khu lâm nghiệp đã hình thành như khu lâm nghiệp Kon Hà Nừng, khu lâm nghiệp EA Súp, khu lâm nghiệp Gia Nghĩa, khu lâm nghiệp lâm trường…
Những năm 80 của thế kỷ 20, vai trò và chức năng của rừng được xác định rõ hơn trên quan điểm gắn kết giữa kinh tế - xã hội - môi trường, đặc biệt là đa dạng sinh học nên việc quy hoạch phát triển rừng sản xuất, quy hoạch xây dựng rừng phòng hộ và quy hoạch rừng đặc dụng được quan tâm hơn. Vì vậy, một loạt các lâm trường, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng phòng hộ ra đời. Đóng góp vào sự thành công này phải kể đến công lao của các nhà quy hoạch lâm nghiệp và sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền.
Những năm 1990, nhiều tài liệu hướng dẫn về công tác lập quy hoạch lâm nghiệp đã được xuất bản, như: Giáo trình quy hoạch lâm nghiệp và Điều chế rừng của các tác giả Lê Sỹ Việt, Vũ Nhâm, năm 1992; Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp của các tác giả Lê Sỹ Việt, Trần Hữu Viên, năm 1999.
Từ năm 2000 đến nay, công tác quy hoạch lâm nghiệp của nước ta đã được quan tâm hơn và có nhiều chuyển biến tiến bộ rõ rệt, thể hiện qua các mốc thời gian ghi dấu ấn quyết định của Nhà nước về công tác quy hoạch lâm nghiệp:
- Năm 2002, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 199/QĐ-BNN_PTNT ngày 22 tháng 01 năm 2002 về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010, đây là cơ sở đầu tiên để tổ chức quy hoạch lãnh thổ, tổ chức quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng.
- Năm 2004, Quốc Hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có riêng Mục 1 của Chương 2 về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (bao gồm 9 điều, từ điều 13 đến điều 21).Sau đó các Nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng được ban hành.
- Năm 2005, để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất), trong đó nêu rõ: “ngành lâm nghiệp cần phải khẩn trương thực hiện việc rà soát, quy hoạch lại, xác định rõ diện tích các loại rừng để làm cơ sở cho việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất trong ngành lâm nghiệp, thực hiện các chủ trương chính sách về đầu tư, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất trong ngành lâm nghiệp…”
- Năm 2006, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số: 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó đã dành trọn Chương 2 quy định về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (gồm 09 Điều, từ Điều 10 đến Điều 18), trong đó quy định rõ từ nguyên tắc lập, trình tự lập, điều chỉnh quy hoạch, nội dung quy hoạch, thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch, phân cấp lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 Phê duyệt chiến lược phát triển
lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Trong đó đã đề cập đến giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và giám sát “Rà soát quy hoạch 3 loại rừng, xác định lâm phận quốc gia ổn định và cắm mốc ranh giới trên địa bàn”. “Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp”. “Tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 487/QĐ- BNN- TCCB ngày 26 thang 02 năm 2007 về việc ban hành định mức lao động điều tra quy hoạch rừng.
- Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 về Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Đây là văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể nhất từ trước đến nay ở nước ta đối với việc lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy định về trình tự, nội dung lập quy hoạch của 3 cấp tỉnh, huyện và xã (trong đó có các mẫu báo cáo quy hoạch, mẫu tờ trình, và các mẫu biểu kèm theo).
1.3.3.2. Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam
Địa bàn thực hiện quy hoạch lâm nghiệp rất đa dạng, phức tạp (bao gồm vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, vùng cao biên giới đến miền trung du, ven biển, hải đảo,…), thường có địa hình cao, dốc, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn và có nhiều ngành kinh tế hoạt động.
Chu kỳ sinh trưởng và kinh doanh của cây lâm nghiệp dài (nhanh nhất cung phải 7 -10 năm, trung bình từ 15-25 năm, lâu hơn là khoảng 50 năm). Mặt khác, người dân sinh sống trong vùng sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, kinh tế xã hội kém phát triển, đời sống vật chất, tinh thần còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Do đó, người dân chỉ đầu tư vốn tham gia trồng rừng khi biết chắc chắn sẽ có lợi.
Mục tiêu của quy hoạch lâm nghiệp rất đa dạng: Quy hoạch rừng phòng hộ (phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường); quy hoạch rừng đặc dụng (các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh) và quy hoạch các loại rừng sản xuất.
Công tác quy hoạch lâm nghiệp bao gồm cả tầm vĩ mô và vi mô: từ quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc cho đến quy hoạch lâm nghiệp huyện, xã.
1.3.3.3. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp ở Việt Nam
a) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh
Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh bao gồm: Quy hoạch Tổng công ty lâm nghiệp, Công ty lâm nghiệp; Quy hoạch lâm trường, quy hoạch lâm nghiệp cho các đối tượng khác (quy hoạch cho các khu rừng phòng hộ; quy hoạch các khu rừng đặc dụng; quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp cho các cộng đồng làng bản và trang trại lâm nghiệp hộ gia đình). Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị và thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất lâm nghiệp mà lựa chọn các nội dung quy hoạch cho phù hợp.
b) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ
Ở Việt Nam, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành chính từ Toàn quốc tới tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận), và xã (phường, thị trấn). Để phát triển, mỗi đơn vị đều phải xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch phát triển các ngành sản xuất và quy hoạch bố trí dân cư, …
Ở những địa phương có tiềm năng phát triển lâm nghiệp thì quy hoạch lâm nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng, làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nói chung và phát triển sản xuất nghề rừng nói riêng.
* Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc:
Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc là quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số vần đề cơ bản,
đó là: xác định phương hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc; quy hoạch đất đai tài nguyên rừng theo các chức năng (sản xuất, phòng hộ, đặc dụng); quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có; quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp; quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ; quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội; quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải; và xác định tiến độ thực hiện.
Do đặc thù khác với các ngành kinh tế khác, cho nên thời gian quy hoạch lâm nghiệp thường là 10 năm và các nội dung quy hoạch được thực hiện tùy theo vùng kinh tế lâm nghiệp.
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh:
Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh giải quyết những vần đề: Xác định nhiệm vụ, phương hướng phát triển lâm nghiệp trong phạm vi tỉnh.Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, căn cứ quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh, tiến hành quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo 3 chức năng: Phòng hộ, đặc dụng và sản xuất; quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có; quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng); thực hiện nông lâm kết hợp; quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ; quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội; quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; và xác định tiến độ thực hiện.
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện:
Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện về cơ bản các nội dung quy hoạch lâm nghiệp cũng tương tự như quy hoạch lâm nghiệp tỉnh, tuy nhiên nó được thực hiện cụ thể, chi tiết hơn và được tiến hành trên phạm vi địa bàn huyện. Quy hoạch lâm nghiệp huyện đề cập giải quyết các vấn đề sau: