dịch này sẽ là bao nhiêu, thu hút được bao nhiêu khách hàng mới đến nhận tư vấn trực tiếp tại trung tâm,… Như vậy, sau mỗi chiến dịch truyền thông thực hiện có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm cho lần sau hoạt động tốt hơn.
Song hành với hoạt động Marketing truyền thống thì truyền thông trực tuyến đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong chính sách marketing của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức. Vì vậy cần đầu tư phân bổ ngân sách nhiều hơn vào kênh này, tiến hành chạy quảng cáo nhiều hơn ở các kênh trực tuyến để tăng lượt tiếp cận.
3.2.3 Giải pháp cho các công cụ truyền thông trực tuyến
3.2.3.1 Đối với công cụ Website
Website chính là công cụ truyền thông trực tuyến mang tính chiến lược lâu dài của trung tâm. Vì vậy, Trung tâm cần phải thiết kế giao diện website có hình ảnh đẹp, thu hút thân thiện với người dùng đặc biệt trên thiết bị di động xu hướng hiện nay, sắp xếp và bố trí những thông tin hợp lý giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin.
Ngoài ra, trung tâm cần đẩy mạnh thực hiện công tác truyền thông để thu hút nhiều khách hàng truy cập vào website của mình. Đồng thời, cần cập nhật thông tin về các sản phẩm, dịch vụ một cách thường xuyên và tạo sự mới mẻ trong bài viết ở trang Website bằng cách làm mới những hình ảnh, video hấp dẫn, sinh động để thu hút được nhiều sự truy cập.
Nhằm cải thiện chỉ số người dùng, thời gian trung bình của mỗi lượt truy cập đang ở mức thấp và tỷ lệ thoát đang ở mức cao tại website của trung tâm, cần phải đổi mới và sáng tạo các nội dung trên website để tạo điểm nhấn, thu hút sự tò mò của khách hàng khi truy cập vào website là ưu tiên hàng đầu.
3.2.3.2 Đối với công cụ Facebook
Truyền thông trực tuyến trên Facebook là một hình thức truyền thông phổ biến, đơn giản khi tạo môi trường trao đổi thông tin và thu thập thông tin của học viên tiềm năng. Trong thời đại công nghệ hiện nay, Facebook là trang mạng xã hội quen thuộc được hầu hết tất cả mọi người sử dụng nhiều nhất. Cũng chính vì thế, mà hàng nghìn doanh nghiệp đang tận dụng thị trường “hot” này để khai thác khách hàng tiềm năng cho mình. Trung tâm kế toán cũng không ngoại lệ khi mà phần lớn các học viên đều truy cập Facebook thường xuyên mỗi ngày. Với mạng xã hội như Facebook, bạn có thể tận dụng chức năng tạo sự kiện, học viên tiềm năng sẽ chọn Quan tâm hay Tham gia. Hơn nữa, nhờ các công cụ chạy quảng cáo giúp thông tin quảng cáo các khóa học tự động hiện trên bảng tin của học viên.
Vì vậy, ngay từ những ngày đầu hoạt động trung tâm đã đẩy mạnh truyền thông trục tuyến và việc nắm bắt đặc điểm này để tạo ra sức mạnh thương hiệu là điều cần thiết. Và Hồng Đức luôn đặt đường link website, facebook của trung tâm ở các thông
Có thể bạn quan tâm!
- Trang Fanpage Của Trung Tâm Đào Tạo Và Tư Vấn Hồng Đức
- Tỷ Lệ Học Viên Đã Từng Tìm Kiếm Thông Tin Về Trung Tâm Thông Qua
- Thể Hiện Tỷ Lệ Khách Hàng Từng Nhận Email Của Trung Tâm
- Đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức - 11
- Đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức - 12
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
điệp, điều này một lần nữa khách hàng mục tiêu sẽ click vào link đó để truy cập vào website, facebook với đầy đủ thông tin và tiện ích hơn.
Hình 3. 1 Thông tin Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức thể hiện dưới bài
đăng trên Facebook
(Nguồn: Fanpage Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức)
Nên lựa chọn thời điểm và các trang Facebook phù hợp để đăng bài, khoảng thời gian giữa các bài đăng nên cách xa nhau. Nội dung bài đăng nên thường xuyên thay đổi để tránh sự nhàm chán và tạo điểm nhấn cho các khóa học có ưu đãi lớn. Tăng cường tham gia vào các nhóm liên quan đến kế toán, tài chính, thuế,… và chia sẻ bài viết vào các nhóm đó để thu hút, tăng số lượng khách hàng tiềm năng.
Các hình ảnh, video với nội dung chưa thu hút được khách hàng là một điểm bất cập trong hoạt động của trang Fanpage trung tâm. Vì vậy, Trung tâm nên đầu tư vào Facebook bằng những video hấp dẫn, hình ảnh đẹp và cần phải kiểm duyệt các video trước khi đăng tải để cải thiện tính hấp dẫn, thu hút hơn sự chú ý và sự tương tác của khách hàng.
Nên có chi phí cụ thể để chạy quảng cáo Facebook, hiệu quả về thương hiệu lẫn kinh tế sẽ cao hơn nhiều và để cải thiện chỉ số KPIs khi mà mà sự tương tác của khách hàng đang ở mức thấp, nội dung bài viết trên Facebook chưa được khách hàng đánh giá cao. Ngoài ra, Trung tâm nên tạo một tài khoản Instagram để thực hiện quảng bá, truyền thông, do đây là một mạng xã hội có lượng người tiêu dùng tăng trưởng vượt bậc sau Facebook.
3.2.3.3 Đối với công cụ Email marketing
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tiêu chí về email marketing vẫn chưa được khách hàng hài lòng thực sự. Trong thời gian tới, Trung tâm cần cố gắng trong việc tạo
ra những mẫu email có nội dung càng rõ ràng càng tốt, không cần viết quá dài mà chỉ cần tập trung vào những lợi ích mà người tiêu dùng cần hiện nay đối với các sản phẩm của trung tâm. Điều này sẽ giúp người nhận dễ dàng hiểu thông điệp hơn mà không gây nhàm chán.
Ngoài ra, Trung tâm xác định thời điểm phù hợp nhất để thực hiện gửi email. Điều này yêu cầu người gửi phải thử đi thử lại nhiều lần với nhiều đối tượng khác nhau để nắm được thời điểm nào chắc chắn email của họ sẽ được đọc. Bên cạnh đó, Trung tâm nên gửi email trong khoảng thời gian cách xa nhau, nếu gửi liên tục sẽ làm cho khách hàng cảm thấy khó chịu, hãy tạo cho họ có cảm giác thoải mái khi nhận thư. Ngoài các email gửi thông tin về sản phẩm, trung tâm cần tạo ra những mẫu email khác như email về tin khuyến mãi, email khảo sát ý kiến khách hàng,…
Sáng tạo nội dung soạn thảo và tiêu đề email: Hình thức và tiêu đề các email lần gửi sau phải khác với các lần trước để tránh sự nhàm chán, email gửi đi cần có tiêu đề hấp dẫn nhằm tạo được hấp dẫn thu hút sự tò mò cho người nhận và tăng khả năng mở email của khách hàng.
3.3 Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã nêu ra những các định hướng phát triển của trung tâm đối với hoạt động truyền thông trực tuyến trong thời gian tới. Phân tích và làm rõ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm. Bao gồm các giải pháp về chi phí marketing, thực hiện truyền thông trực tuyến một cách có chiến lược và giải pháp cụ thể cho các công cụ truyền thông trực tuyến của trung tâm.
1. Kết luận
PHẦN III: KẾT LUẬN
Một lần nữa lại khẳng định rằng nghiên cứu này đã cho thấy được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động truyền thông trực tuyến đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Đề tài tập trung vào phân tích các công cụ truyền thông và truyền thông trực tuyến, ảnh hưởng của các công cụ này đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các công cụ truyền thông trực tuyến sở hữu cho mình những ưu thế vượt trội so với những phương thức truyền thông khác, đã đem lại những thành công không nhỏ cho các doanh nghiệp, giúp mang đến những bước tiến trong kinh doanh, quảng bá thương hiệu, hình ảnh tới người tiêu dùng.
Qua quá trình phân tích thực trạng truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức cho thấy rằng hoạt động truyền thông trực tuyến của trung tâm nhìn chung đã được chú trọng. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến của trung tâm, tập trung chủ yếu vào 3 kênh chính là website, facebook, email nhằm chỉ ra các điểm phù hợp và những điều cần cải thiện trong các hoạt động này. Qua đó, thấy được một số mặt tích cực của trung tâm trong việc thực hiện các hoạt động truyền thông trực tuyến như: đối với website thì các thông tin về khóa học được phân loại rõ ràng, website có tên miền dễ nhớ; đối với fanpage thì các thông tin khóa học được cập nhật thường xuyên, dễ dàng tìm kiếm trang fanpage và đối với email thì thông tin bảo mật cao. Tuy nhiên không tránh khỏi được những tồn tại trong quá trình thực hiện chiến lược của mình như nguồn lực vẫn chưa đảm bảo, với website thì giao diện thiết kế chưa thực sự đẹp mắt, chỉ số người dùng còn thấp, với facebook thì lượt tiếp cận còn thấp, nội dung bài viết chưa được thu hút và thực hiện Email chưa thực sự hiệu quả như thời điểm nhận email chưa phù hợp. Nhưng không thể phủ nhận những nỗ lực không ngừng của trung tâm trong việc áp dụng, đổi mới và phát triển hình thức truyền thông mới mẻ này. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến của trung tâm, tập trung chủ yếu vào 3 kênh chính là website, facebook, email nhằm chỉ ra các điểm phù hợp và những điều cần cải thiện trong các hoạt động này.
Cuối cùng, các giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu này chủ yếu hướng đến việc cải thiện hoạt động truyền thông trực tuyến tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức bao gồm: về chi phí marketing là ngoài kênh facebook thì trung tâm cần phải vận dụng thêm các kênh khác để quảng cáo sản phẩm để giúp tiết kiệm chi phí và
đạt được hiệu quả cao; về thực hiện truyền thông một cách có chiến lược là cần phải sử dụng đồng đều các công cụ truyền thông trực tuyến để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau; với website thì trung tâm cần phải thiết kế giao diện website để thu hút thân thiện với người dùng; với Facebook thì cần phải viết nội dung hấp dẫn, thu hút người xem; với email marketing thì cần phải xác định thời điểm phù hợp nhất để thực hiện gửi email.
Tác giả hy vọng, những vấn đề được phân tích trong nghiên cứu này sẽ đem lại một góc nhìn mới mẻ hơn về truyền thông trực tuyến có thêm những thông tin cần thiết. Trên cơ sở đó, trung tâm có thể lựa chọn, áp dụng những giải pháp thích hợp, thúc đẩy quá trình ứng dụng truyền thông trực tuyến trong hoạt động kinh doanh. Qua đó, Trung tâm có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn, đồng thời giúp khẳng định vị thế và thương hiệu của trung tâm ngày càng phát triển và vươn xa hơn nữa trong thời gian tới.
2. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Thứ nhất, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện nên dữ liệu thu thập được có thể có độ tin cậy chưa cao. Kết quả nghiên cứu sẽ có độ tin cậy cao hơn nếu các nghiên cứu tiếp theo khắc phục hạn chế này bằng cách sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất.
Thứ hai, nghiên cứu được tiến hành trên mẫu cỡ nhỏ, cùng với học viên có thể chưa chú tâm vào bảng hỏi điều tra nên chưa phản ánh được quy mô thị trường.
Thứ ba, thời gian nghiên cứu còn hạn chế và sự hiểu biết của bản thân về truyền thông trực tuyến còn hạn hẹp, chưa sâu rộng nên quá trình làm nghiên cứu còn nhiều thiếu sót.
Thứ tư, các giải pháp đưa ra mang tính chất chung, mang tính ngắn hạn, được xây dựng dựa trên ý kiến chủ quan của tác giả nên sẽ còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, tác giả còn giới hạn về kinh nghiệm nên đề tài có nhiều sai sót.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Thị Minh Hòa (Chủ biên), ThS. Lê Quang Trực, ThS. Phan Thị Thanh Thủy, Giáo Trình Quản Trị Marketing 2015 – Nhà Xuất Bản Đại Học Huế
[2] PGS.TS. Nguyễn Văn Phát, TS. Nguyễn Thị Minh Hòa (Đồng Chủ Biên), ThS. Phan Thị Thanh Thủy, ThS. Lê Quang Trực, ThS. Ngô Minh Tâm, ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt, ThS. Tống Viết Bảo Hoảng, Giáo Trình Marketing Căn bản 2015 –
Nhà Xuất Bản Đại Học Huế
[3] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức.
[4] Philp Kotler (2002), Marketing căn bản. Hà Nội: NXB lao động xã hội.
[5] Rob Stokes, 2009, eMarketing – The essential guide for Online Marketing,
NXB Quirk eMarketing
[6] Zeke Camusio, Cẩm nang marketing trực tuyến, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội, năm xuất bản 2015.
[7] Hồ Sỹ Minh (2013), Bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
[8] Nguyễn Thanh Huyền, 2018: Phân tích hoạt động truyền thông online của Trung tâm Anh ngữ Ames – Chi nhánh Huế. Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế.
[9] Trần Hoàng Anh, 2015: Xây dựng kế hoạch truyền thông online của Công ty TNHH In Bao bì Thắng Lợi. Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại Học Thăng Long, Hà Nội.
[10] Nguyễn Thị Ánh Phượng, 2019: Đánh giá và hoàn thiện hoạt động marketing online cho sản phẩm Ereka của Trung tâm Không gian mạng Viettel (VTCC). Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu truy cập trên Internet
[1] Thư viện số trường Đại học Kinh tế Huế https://thuvien.hce.edu.vn:8080/dspace/
[2] Website Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức: https://hongduc.com.vn/
[3] Fanpage Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức https://www.facebook.com/daotaohongduc
[4] Google scholar: https://scholar.google.com
[5] https://www.phamlocblog.com/
[6] andrews.edu.vn - Báo cáo Digital ở Việt Nam - https://andrews.edu.vn/bao-cao-digital-in-vietnam-2021/
[7] vinno.vn – 7 bước phát triển chiến lược truyền thông hiệu quả - https://vinno.vn/tin-tuc/7-buoc-phat-trien-chien-luoc-truyen-thong-hieu-qua
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT
Số phiếu: …
Xin chào quý Anh/Chị!
Tôi là sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế Huế. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài “Đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức”. Kính mong quý Anh/Chị dành ít thời gian để hoàn thiện các câu hỏi bên dưới. Câu trả lời của các Anh/Chị là đóng góp quan trọng để tôi có thể thực hiện đề tài của mình. Tôi xin cam đoan mọi thông tin mà Anh/Chị cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
(Anh/Chị vui lòng đánh dấu X vào phương án trả lời của mình)
Câu 1: Giới tính:
Nam Nữ
Câu 2: Độ tuổi
Từ 18 – 25 tuổi Từ 26 – 35 tuổi Trên 35 tuổi
Câu 3: Nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên Kinh doanh
Nhân viên văn phòng Ngành nghề khác
Câu 4: Thu nhập trung bình
Dưới 2 triệu Từ 5 – dưới 10 triệu
Từ 2 – dưới 5 triệu Từ 10 triệu trở lên
Câu 5: Anh/Chị đã và đang theo học khóa học nào tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức?
Nhập môn kế toán Kế toán trưởng Kế toán máy – Phần mềm kế toán Tin học cơ bản Kế toán Tổng hợp thực hành
PHẦN 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT
Câu 1: Trước khi quyết định đăng kí học tại Trung tâm, Anh/Chị đã từng tìm kiếm thông tin về Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức thông qua Internet chưa?
Đã từng Chưa bao giờ
Câu 2: Anh/chị biết đến Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức từ nguồn thông tin nào?