PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành công nghiệp “không khói” và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế trên toàn cầu - trong đó có Việt Nam. Nó không chỉ mang lại nguồn thu nhập caomà còn là đòn bẩy để thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác tạo ra các tích lũy ban đầu cho nền kinh tế của một quốc gia. Với những tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển và đẩy nhanh tốc độ hội nhập của cộng đồng dân cư với các vùng khác trong nước, đặc biệt hơn là xu hướng toàn cầu hóa.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Hiện nay, tiềm năng của du lịch trên mỗi vùng miền, mỗi thành phố ở Việt Nam đều được đầu tư, phát triển mở rộng không chỉ về số lượng mà còn có cả chất lượng.Vì thế, trên thị trường Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng ngày càng có nhiều doanh nghiệp lữ hành được thành lập, tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt cộng với nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, đòi hỏi khắc khe và có nhiều sự lựa chọn hơn. Do đó, để thu hút khách hàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tất cả các doanh nghiệp không chỉ đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng mà còn phải sử dụng kênh truyền thông để thuyết phục khách hàng, tuyên truyền về sản phẩm dịch vụ của công ty mình, xây dựng thương hiệu uy tín và mối quan hệ khách hàng để họ có những lợi ích tối ưu nhất khi sử dụng sản phẩm dịch vụ tại công ty. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải tìm ra cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn và thực thi hoạt động truyền thông marketing đồng bộ và hiệu quả để giành ưu thế trong cạnh tranh. Trong đó, hoạt động truyền thông marketing chiếm vị trí hàng đầu và đó chính là chìa khóa để giúp doanh nghiệp đi đến con đường thành công.
Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xuất hiện không ít các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ tour du lịch, làm cho thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và các doanh nghiệp cần phải biết vận dụng các công cụ marketing vào hoạt động kinh doanh và đặc biệt là các hoạt động truyền thông marketing. Ta có thể điểm qua những công ty du lịch đang cạnh tranh trên thị trường
như Du lịch Đại Bàng, Du lịch Huế, Du lịch Hương Giang, Du lịch Xanh Việt,… Trong các công ty trên thì công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng được thành lập tháng 10/2012. Mặc dù công ty mới thành lập được 6 năm nhưng đã khẳng định được vị thế và thành công nhất định trên thị trường. Nhưng trong điều kiện thị trường biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì liệu rằng công ty có thể đứng vững trên thị trường không? Đó chính là vấn đề cấp thiết cho các công ty du lịch nói chung và công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng nói riêng.
Xuất phát từ thực tế và sự cấp thiết trên, Tôi đã quyết định chọn đề tài:“Đánh giá hoạt động truyền thông marketing của Công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng” nhằm hiểu rõ hơn hoạt động truyền thông marketing trong công ty so với tình hình hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hoạt động truyền thông marketing của Công ty cổ phần Truyền thông Quảng cáo và Du lịch Đại Bàng - 1
- Đánh giá hoạt động truyền thông marketing của Công ty cổ phần Truyền thông Quảng cáo và Du lịch Đại Bàng - 2
- Sản Phẩm Du Lịch Và Hệ Thống Sản Phẩm Của Doanh Nghiệp Lữ Hành
- Mô Hình Lý Thuyết Ứng Dụng Của Đề Tài Nghiên Cứu
- Các Công Cụ Của Khuyến Mãi/xúc Tiến Bán Hàng
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích các hoạt động truyền thông marketing tại công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng các công cụ này tại công ty trong thời gian sắp tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện thông qua bốn mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất là hệ thống hóa các các vấn đề lý luận về hoạt động truyền thông marketing trong doanh nghiệp.
Thứ hai là phân tích thực trạng về hoạt động truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng.
Thứ ba là đánh giá hiệu quả các công cụ truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng.
Thứ tư là đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing của công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động truyền thông marketing và các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng.
3.2. Đối tượng khảo sát
- Các khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm dịch vụ tại công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng (các đối tượng tham gia khảo sát phải trên 18 tuổi).
- Vì thời gian điều tra ngắn và gặp nhiều hạn chế trong việc giao tiếp với khách hàng nên chủ yếu khảo sát bảng hỏi khách nội địa của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng.
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian: Từ ngày 24/09 - 28/12/2018
Trong đó thời gian cho từng hoạt động chính trong quá trình nghiên cứu được phân chia như sau: Tìm hiểu vềcơ sở lý thuyết về các hoạt động truyền thông marketing sẽ được tiến hành từ ngày 24/09 - 10/10/2018, thời gian tìm hiểu và thu thập nguồn thông tin thứ cấp là từ ngày 11/10 - 25/10/2018, dữ liệu về nguồn thông tin thứ cấp sẽ được tiến hành điều tra và thu thập từ ngày 01/11 -15/11/2018, thời gian còn lại sẽ dành cho các hoạt động bổ sung khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1. Nghiên cứu định tính
Nhằm mục đích tích lũy kiến thức và thu thập thông tin của khách hàng về hoạtđộng truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng. Để tìm kiếm được thông tin của khách hàng một cách chi
tiết, ta tiến hành thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm khách hàng và phỏng vấn sâu.
Thông tin thu thập từ nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung vào mô hình nghiên cứu và các thang đo thành phần có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động truyền thông marketing của công ty.
4.1.2. Nghiên cứu định lượng
Sau khi phỏng vấn sâu khách hàng, tiến hành thiết lập bảng câu hỏi định lượng. Trước khi phát bảng hỏi chính thức, thực hiện phỏng vấn thử 10 khách hàng của công ty để hoàn thiện bảng hỏi. Sau đó tiến hành thực hiện bằng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp người sử dụng dịch vụ của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng qua bảng khảo sát thực hiện tại Thành phố Huế.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Cả hai giai đoạn nghiên cứu trên, các khách hàng được phỏng vấn là những khách đã và đang sử dụng dịch vụ của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng.
Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan
4.2. Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề
nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu sơ cấp
Xác định thông tin và nguồn thông tin thu thập
Xác định thông tin cần thu thập
và phương pháp thu thập
Thu thập dữ liệu
Điều tra định tính
Kết quả nghiên cứu
Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Điều tra định lượng thử nghiệm và chính thức
Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu bằng SPSS
Trường Đại học Kinh tế Huế
Mô hình 1: Quy trình nghiên cứu
4.3. Phương pháp thu thập số liệu
4.3.1. Thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi đối với khách hàng đã và đang sử dụng các dịch vụ của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng:
+ Bước 1: Xác định quy mô mẫu theo công thức của Linus Yamane:
Trong đó: n: Quy mô mẫu
N: Kích thước của tổng thể, N =15000 (tổng lượt khách của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng năm 2017). Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và tổng thể là e=10% . Lúc đó:
Như vậy quy mô mẫu tối thiểu là 100 mẫu
Dự phòng để đảm bảo tính khách quan của mẫu và phòng ngừa trường hợp khách không đủ thời gian để hoàn thành bảng hỏi nên tổng số mẫu dự kiến là 120 mẫu.
+ Bước 2: Tiến hành chọn mẫu: Khách hàng trên địa bàn thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
+ Bước 3: Dùng cách chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện để chọn các mẫu sẽ điều tra.
+ Bước 4: Tổ chức điều tra trực tiếp tại các địa điểm đưa đón khách của công ty, trên xe du lịch của công ty, tại các địa chỉ của khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng,…..
4.3.2. Thu thập số liệu thứ cấp
+ Tập hợp từ báo cáo của Phòng kế toán công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng từ năm 2015-2017, bao gồm: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình khách du lịch của công ty.
+ Từ sách, báo, tạp chí, Internet, các báo cáo liên quan đến hoạt động truyền thông marketing và công ty cổ phầnTruyền thông quảng cáo và Dịchvụ du lịch Đại Bàng.
4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để nhập, mã hoá, làm sạch, xử lý và phân tích sốliệu thu thập từ bảng hỏi.
Đối với dữ liệu sơ cấp: đây là loại dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng để tiến hành phân tích các yếu tố nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.
Sau khi thu thập xong dữ liệu, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tiếp theo là nhập dữ liệu, mã hóa dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS với các phương pháp sau:
- Thống kê mô tả: Tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent), giá trị trung bình(Mean).
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Kiểm định nhằm loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Kiểm định Independent Samples T-test và phân tích phương sai một yếu tố Oneway ANOVA: Phân tích sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa các nhóm khách hàng theo các nhân tố: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp.
Thang đo Likert 5 cấp độ (từ 1 - Hoàn toàn không đồng ý đến 5 - Hoàn toàn đồng ý) được dùng để đánh giá mức độ đồng ý của khách hàng đối với các công cụ truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng. Phương pháp thống kê mô tả tính giá trị trung bình được sử dụng để xử lý số liệu, và xác định mức độ đồng ý dựa vào giá trị khoảng cách.
Ý nghĩa các mức như sau:
1.00 – 1.80: Hoàn toàn không đồng ý
1.81 – 2.60: Không đồng ý
2.61 – 3.40: Bình thường
3.41 – 4.20: Đồng ý
4.21 – 5.00: Hoàn toàn đồng ý
Quy ước mức giá trị Sig.
● Sig. (P-value) > 0.05 (1): Không có sự khác biệt ý kiến giữa các nhóm khách
hàng.
● Sig. (P-value) <= 0,05(2):Có sự khác biệt ý kiến giữa các nhóm khách hàng.
5. Bố cục
Khóa luận nghiên cứu được thực hiện gồm có ba phần: Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá hoạt động truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Phần 3: Kết luận và kiến nghị