Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của một số bệnh viện ở Lạng Sơn - 2


MỞ ĐẦU


Ngày nay tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng phát triển và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong nhiều vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn trong đó vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải bệnh viện thải ra đang là mối quan tâm lo ngại của các cấp, các ngành quản lí và là nỗi lo sợ của người dân vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hại đến đời sống con người. Hiện nay, một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là việc quản lý nước thải y tế đặc biệt ở các nước phát triển trong đó có Việt Nam. Dân số ngày càng tăng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng lên để đáp ứng nhu cầu đó thì số bệnh viện cũng tăng lên.

Theo thống kê, ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại cả nước có 1065 bệnh viện, 1081 trung tâm y tế, 998 phòng khám đa khoa, 11121 trạm y tế cấp xã/phường và 20961 cơ sở khám. Hoạt động của bệnh viện ngoài mang lại phúc lợi cho xã hội và con người thì quá trình hoạt động cũng tác động tiêu cực tới môi trường đặc biệt là ô nhiễm do nước thải y tế gây ra. Từ năm 1997 các văn bản về quản lý chất thải bệnh viện được ban hành, còn một số bệnh viện nước ta vẫn chưa trang bị các phương pháp xử lý đạt tiêu chuẩn,vẫn còn tình trạng xả thẳng ra môi trường. Thực tế trên 1000 bệnh viện ở Việt Nam chỉ có 1/3 bệnh viện đáp ứng được nhu cầu về hợp vệ sinh và có hệ thống xử lý nước thải.Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm, lo ngại vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hại đến đời sống con người. Điều quan tâm hàng đầu đối với nước thải của các bệnh viện là vấn đề các vi trùng gây bệnh và thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng. Các vi trùng gây bệnh có thể tồn tại trong một thời gian nhất định ngoài môi trường khi có cơ hội nó sẽ phát triển trên một vật chủ khác và đó chính là hiện tượng lây lan các bệnh truyền nhiễm. Đây chính là điểm khác biệt của nước thải


bệnh viện so với các loại nước thải khác. Ngoài ra, các chất kháng sinh và thuốc sát trùng xuất hiện cùng với dòng nước thải sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và có hại gây ra sự phá vỡ hệ cân bằng sinh thái trong hệ các vi khuẩn tự nhiên của môi trường nước thải, làm mất khả năng xử lý nước thải của vi sinh, nếu không quản lý tốt có thể gây ra những nguy cơ đáng kể cho con người và môi trường. Một thực trạng đáng báo động cho ngành y tế và các cấp quản lý môi trường. Việt Nam bước vào thời kỳ hiện đại hoá công nghiệp hoá, đời sống kinh tế, văn hoá đã được nâng cao, nhận thức của con người trong việc quan tâm đến sức khoẻ của mình cũng ngày càng được chú trọng. Đặc biệt bệnh viện là nơi chữa trị, chăm sóc khoẻ cho hàng triệu con người thì công tác quản lý thu gom và xử lý nước thải càng cần được quan tâm hơn nữa. Tuy nhiên, HTXL nước thải của nhiều bệnh viện được thiết kế đã lâu, công nghệ xử lý chưa đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường. Bên cạnh đó, lượng bệnh nhân gia tăng, lượng nước thải tại một số bệnh viện đã vượt công suất thiết kế của HTXL gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước thải sau xử lý. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu suất xử lý, công nghệ phù hợp xử lý nước thải bệnh viện là công việc hết sức cần thiết.

Chính vì vậy, luận văn: “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của một số bệnh viện ở Lạng Sơn” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của hệ thống xử lý nước thải tại một số bệnh viện ở Lạng Sơn làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống. Luận văn nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau : Các hoạt động khám chữa bệnh và nguồn phát sinh nước thải y tế ở các bệnh viện ở Lạng Sơn. Diễn biến của hoạt động khám chữa bệnh, nguồn phát sinh nước thải y tế; Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng; Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống xử lý nước thải y tế cho các bệnh viện ở Lạng Sơn.


Chương 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của một số bệnh viện ở Lạng Sơn - 2

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là trung tâm khám chữa bệnh lớn nhất của tỉnh, ra đời từ năm 1980, hiện nay bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là bệnh viện hạng 2, với tổng số giường bệnh là 663 (70 giường bệnh xã hội hóa), có tất cả 23 khoa (trong đó có 15 khoa lâm sàng và 8 khoa cận lâm sàng) và 6 phòng chức năng, số cán bộ viên chức là 662. Bệnh viện là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y Tế Lạng Sơn, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động từ khi thành lập đến nay, bệnh viện đạt nhiều kết quả trong công tác khám chữa bệnh và cứu người. Với sứ mệnh của mình là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc khu vực miền núi phía Đông Bắc, gồm 6 tỉnh với 7.000.000 dân và 1/6 diện tích quốc gia. Bệnh viện đóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có trách nhiệm phục vụ trực tiếp cho hơn 1 triệu dân của tỉnh. Bệnh viện có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực về các mặt chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng.

Bệnh viện cũng là đơn vị thực hiện chính sách xã hội, thể hiện tính ưu việt của chế độ nhà nước đối với vùng chiến khu truyền thống cách mạng với nhiều đối tượng chính sách phải ưu tiên, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cực kỳ khó khăn của đất nước, khó khăn huy động nguồn lực của cộng đồng.

Bệnh viện còn là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở bậc đại học và trung học, đồng thời tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc trung học, đại học và tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

* Chức năng, nhiệm vụ:

Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh:


a) Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

b) Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.

c) Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành.

d) Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

e) Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.

Đào tạo cán bộ y tế:

a) Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học.

b) Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

Nghiên cứu khoa học về y học:

a) Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

b) Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.

c) Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kĩ thuật của bệnh viện.

Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:

a) Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát triển kĩ thuật chuyên môn.


b) Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.

Phòng bệnh:

Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

Hợp tác quốc tế:

Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

Quản lý kinh tế y tế:

a) Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

b) Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.

Bệnh viện còn là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở bậc đại học và trung học, đồng thời tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc trung học, đại học và tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

Vấn đề vệ sinh môi trường của bệnh viện do phòng Hành chính Quản trị phụ trách và quản lý. Khoa chống nhiễm khuẩn của bênh viện trực tiếp phân công người làm vệ sinh khu vực bên trong và khu vực ngoại cảnh của bệnh viện. Khoa này bao gồm 12 nhân viên bao gồm cả các cán bộ về môi trường chịu trách nhiệm về vệ sinh môi trường bên trong và cả bên ngoài bệnh viện.

Ở khu vực bên ngoài bệnh viện được bố trí có người thường xuyên quét dọn vệ và làm vệ sinh nên nhìn chung cảnh quan bên ngoài của bệnh viện rất sạch đẹp.

Ở khu vực bên trong bệnh viện, tại mỗi khoa sẽ do các hộ lý của khoa đảm nhận, thường xuyên lau dọn hành lang, nhà vệ sinh, nơi sinh hoạt của


bệnh nhân,… Nhân viên khoa này quản lý và tập trung rác thải tại nhà chứa rác bệnh viện.

Các loại rác thải đã được phân loại và tập trung sẽ được xử lý theo đúng một quy trình phù hợp.

* Đối với rác thải

- Biện pháp thu gom và xử lý

a) Đối với rác thải thông thường:

Rác thải thông thường của bệnh viện không mang tính nguy hai (giấy, vỏ hoa quả.) hằng ngày được thu gom tần suất trung bình 1 lần/ ngày vào khu chứa rác. Rác thải được thu gom tập kết tại nhà chứa rác thải sinh hoạt bằng các túi và đẩy xe chuyên dụng. Sau đó được Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Lạng Sơn vận chuyển, xử lý rác đảm bảo vệ sinh theo quy định.

b) Đối với rác thải có tính nguy hại:

Rác thải loại này phát sinh trong qua trình khám chữa bệnh của bệnh viện(bơm kim tiêm, hóa chất xét nghiêm, chai lọ y tế, ….) được thu gom tại các phòng khám bệnh (rác được thu gom vào các túi nilon màu đen). Nhận biết được vấn đền nguy hiểm của rác thải y tế, Sở y tế đã đầu tư xây dưng cho bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn một hệ thống lò đốt rác nguy hại đảm bảo yêu cầu và tiêu chuẩn hiện hành. Lò đốt rác được xây dựng trong năm 2009.

Đánh giá về phương án thu gom, xử lý: Theo nhận định về cơ bản bệnh viện đã có phương án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn có tính nguy hại. Đối với phương án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt là tương đối phù hợp với yêu cầu của bệnh viện. Biện pháp này cần được duy trì hơn nữa.

Rác thải từ mỗi khoa sẽ được hộ lý của khoa đó phân thành 3 loại riêng biệt (sinh hoạt, y tế, nguy hại), và đem bỏ vào thùng rác riêng được đặt tập trung ở mỗi khoa. Sau đó nhân viên vệ sinh của Khoa Chống nhiễm khuẩn bệnh viện sẽ vận chuyển rác mỗi ngày 2 lần về nơi tập trung.


1.2. Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng

Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng đã được công nhận là Bệnh viện hạng 2 vào cuối năm 2016 với sự thay đổi lớn về bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn. Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng có 4 phòng chức năng, 10 khoa lâm sàng, 6 khoa cận lâm sàng, 1 Đội Y tế dự phòng, 1 Đội Bảo vệ bà mẹ trẻ em, và 26 trạm y tế xã, thị trấn.

Với quy mô 275 giường bệnh, bệnh viện đã trang bị những trang thiết bị y tế tương đối hiện đại như: hệ thống lọc máu nhân tạo, hệ thống mổ nội soi, hệ thống nội soi tiêu hóa bằng ống mềm, máy chụp CT, X-quang số hóa...

Các dịch vụ y tế nổi bật của bệnh viện như: chạy thận nhân tạo, phẫu thuật nội soi và nội soi tiêu hóa đang từng bước chiếm được sự tín nhiệm của người bệnh - lưu lượng bệnh nhân nội trú bình quân khoảng 300 người/ngày, số lượt khám bệnh bình quân từ 250 đến 300 lượt/ngày.

Công tác xử lý vệ sinh môi trường của Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng

* Các thủ tục hành chính trong xử lý, bảo vệ môi trường:

Cũng giống như bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Vấn đề vệ sinh môi trường của Trung tâm do phòng Hành chính Quản trị phụ trách và quản lý. Khoa chống nhiễm khuẩn của Trung tâm trực tiếp phân công người làm vệ sinh khu vực bên trong và khu vực ngoại cảnh của bệnh viện. Ở khu vực bên ngoài Trung tâm được bố trí có người thường xuyên quét dọn vệ sinh và làm vệ sinh nên nhìn chung cảnh quan bên ngoài của bệnh viện rất sạch đẹp.

Ở khu vực bên trong bệnh viện, tại mỗi khoa sẽ do các hộ lý của khoa đảm nhận, thường xuyên lau dọn hành lang, nhà vệ sinh, nơi sinh hoạt của bệnh nhân,… Nhân viên khoa này quản lý và tập trung rác thải tại nhà chứa rác bệnh viện.

Các loại rác thải đã được phân loại và tập trung sẽ được xử lý theo đúng một quy trình phù hợp.


* Đối với rác thải

* Biện pháp thu gom và xử lý

- Đối với rác thải thông thường:

Rác thải thông thường của bệnh viện không mang tính nguy hại (giấy, vỏ hoa quả) hằng ngày được thu gom tần suất trung bình 1 lần/ ngày vào khu chứa rác. Rác thải được thu gom tập kết tại nhà chứa rác thải sinh hoạt bằng các túi và đẩy xe chuyên dụng. Sau đó được công ty môi trường huyện vận chuyển, xử lý rác đảm bảo vệ sinh theo quy định.

- Đối với rác thải có tính nguy hại:

Rác thải loại này phát sinh trong qua trình khám chữa bệnh của bệnh viện (bơm kim tiêm, hóa chất xét nghiêm, chai lọ y tế, ….) được thu gom tại các phòng khám bệnh (rác được thu gom vào các túi nilon màu đen). Nhận biết được vấn đền nguy hiểm của rác thải y tế, Sở y tế đã đầu tư xây dựng cho Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng một hệ thống lò hấp rác thải nguy hại đảm bảo yêu cầu và tiêu chuẩn hiện hành. Lò hấp được xây dựng trong năm 2017.

Đánh giá về phương án thu gom, xử lý: Theo nhận định về cơ bản Trung tâm đã có phương án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn có tính nguy hại. Đối với phương án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt là tương đối phù hợp với yêu cầu của bệnh viện. Biện pháp này cần được duy trì hơn nữa.

Rác thải từ mỗi khoa sẽ được hộ lý của khoa đó phân thành 3 loại riêng biệt (sinh hoạt, y tế, nguy hại), và đem bỏ vào thùng rác riêng được đặt tập trung ở mỗi khoa. Sau đó nhân viên vệ sinh của Khoa Chống nhiễm khuẩn bệnh viện sẽ vận chuyển rác mỗi ngày 2 lần về nơi tập trung.

1.3. Nước thải bệnh viện

1.3.1. Nguồn gây ô nhiễm nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện là một dạng của nước thải sinh hoạt và chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư. Nước thải bệnh viện xuất phát từ các thiết bị vệ sinh và sử dụng nước trong các khu

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 22/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí