CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2019
Người cam đoan
Nguyễn Thành Long
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Duy Bách, cùng các thầy, cô giáo đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp tận tình của quý thầy cô.
Tác giả
Nguyễn Thành Long
MỤC LỤC
i ii 1 | |
1. Đặt vấn đề | 1 |
2. Ý nghĩa của đề tài | 2 |
2.1. Ý nghĩa khoa học: | 2 |
2.2. Ý nghĩa thực tiễn: | 3 |
Chương 1 | 4 |
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU | 4 |
1.1. Khái niệm chung về chi trả DVMTR | 4 |
1.1.1. Khái niệm về DVMTR | 4 |
1.1.2. Khái niệm chi trả DVMTR | 4 |
1.1.3. Thiết lập hoạt động chi trả DVMTR | 5 |
1.1.4. Nguyên tắc chi trả DVMTR | 5 |
1.2. Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả DVMTR | 7 |
1.2.1. Người được hưởng lợi phải trả tiền | 7 |
1.2.2. Sự sẵn lòng chi trả DVMTR | 8 |
1.3. Nội dung chính sách chi trả DVMTR | 11 |
1.3.1. Căn cứ xây dựng chính sách | 11 |
1.3.2. Phương pháp tính hệ số K | 12 |
1.3.3. Đối tượng rừng được đưa vào xác định giá trị DVMTR | 13 |
1.3.4. Đối tượng có nghĩa vụ chi trả giá trị DVMTR | 14 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiệu quả của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng PFES tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - 2
- Đối Tượng Rừng Được Đưa Vào Xác Định Giá Trị Dvmtr
- Đánh giá hiệu quả của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng PFES tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - 4
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
1.3.5. Đối tượng được hưởng phí và cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả DVMTR
15
1.3.6. Xác định số tiền được chi trả DVMTR 16
1.4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 17
1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới 17
1.4.2. Những nghiên cứu trong nước 23
Chương 2 30
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Mục tiêu của đề tài 30
2.1.1. Mục tiêu tổng quát: 30
2.1.2 Mục tiêu cụ thể: 30
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu 30
2.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 30
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 31
Chương 3 35
ĐIỀU KIỆN, TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 35
3.1. Khái quát khu vực nghiên cứu - Huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 35
3.1.1.2. Địa hình 36
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu 37
3.1.1.4. Thuỷ văn 37
3.1.2. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội 38
3.2. Tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR 40
Chương 4 42
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
4.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng 42
4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 42
4.1.2. Hiện trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng 43
4.1.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Chấn 47
4.2. Đánh giá hiệu quả chính sách DVMTR tại huyện Văn Chấn 47
4.2.1. Cơ sở thực hiện chi trả DVMTR tại huyện Văn Chấn: 48
4.2.2. Hiệu quả kinh tế 49
4.2.3. Hiệu quả môi trường65
4.2.4. Hiệu quả xã hội 67
4.2.5. Tác động của chính sách chi trả DVMTR tại Văn Chấn 70
4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chi trả DVMTR 77
4.3.1. Những thách thức khi triển khai chính sách chi trả DVMTR tại huyện Văn Chấn 77
4.3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của chính sách chi trả DVMTR tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 80
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 82
1. Kết luận 82
2. Tồn tại 82
3. Một số kiến nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Văn Chấn từ năm 2015 -
42 | |
Bảng 4.2: Diện tích rừng được chi trả DVMTR của huyện Văn Chấn | 49 |
Bảng 4.3: Phân bổ và điều tiết chi trả tiền DVMTR năm 2018 | 1 |
Bảng 4.4: Số tiền chủ rừng được hưởng tại các xã tham gia chương trình | 1 |
Bảng 4.5: Lợi ích kinh tế của người dân khi tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Văn Chấn 6
Bảng 4.6: Lợi ích kinh tế từ chi trả DVMTR đối với cộng đồng dân cư 13
Bảng 4.7: Một số đặc trưng cơ bản của 07 xã thực hiện điều tra 16
Bảng 4.8: Kết quả thực hiện chi trả DVMTR năm 2018 17
Bảng 4.9: Ý kiến của cộng đồng về thực hiện chi trả DVMTR 17
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ
9
Hình 1.2: Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường 10
Hình 3.1: Bản đồ hiện trạng rừng huyện Văn Chấn, 2018 35
45 | |
Hình 4.2: Dòng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Văn Chấn | 3 |
Hình 4.3: Thu nhập từ rừng của các khu vực có giao thông thuận lợi | 4 |
Hình 4.4: So sánh hiệu quả kinh tế của nhà máy thủy điện trong trường hợp có rừng và không có rừng 8
Hình 4.5: Diễn biến diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu (2015 - 2018) 11
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ đầy đủ | |
KT-XH | Kinh tế - xã hội |
PFES | Chi trả dịch vụ môi trường rừng |
UBTVQH | Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
DVMTR | Dịch vụ môi trường rừng |
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Rừng mang lại nhiều giá trị sử dụng, trong đó có các giá trị sử dụng trực tiếp, các giá trị sử dụng gián tiếp, các giá trị để lại, các giá trị lựa chọn và các giá trị tồn tại. Tất cả các giá trị sử dụng kể trên mà rừng đem đã, đang và sẽ được con người sử dụng. Nhưng một thực tế ở Việt Nam, giá trị về rừng mà người cung cấp được người sử dụng chi trả mới chỉ là các giá trị sử dụng trực tiếp như: Gỗ, củi, thuốc, nguồn gen, thực phẩm...còn các giá trị sử dụng khác, đặc biệt là giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất lượng nước, giữ dòng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ các bon,… vẫn chưa được người sử dụng đánh giá và chi trả cho bên cung cấp. Dựa trên nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền, việc chỉ được chi trả cho bên cung cấp các giá trị sử dụng trực tiếp mà chưa coi trọng các giá trị sử dụng khác đã gây ra sự thiệt thòi lớn, không khuyến khích được bên cung cấp tham ra tích cực vào bảo vệ và phát triển rừng, việc cung cấp dịch vụ cũng không ổn định và bền vững. Như vậy, việc bên sử dụng dịch vụ chi trả cho bên cung cấp các giá trị sử dụng của rừng như là một đòi hỏi tất yếu, khách quan, hướng tới sự công bằng.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) là một điển hình. Tại Việt Nam, Nghị định số 99/2010-NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (nay là Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Lâm nghiệp) đánh dấu mốc cho việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên phạm vi cả nước. Việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bước đầu đã được người dân đồng tình tình ủng hộ về chính sách, tuy nhiên còn bộc lộ những khó khăn trong khi triển khai, vì vậy hiệu quả của chính sách còn hạn chế. Huyện Văn Chấn-tỉnh Yên Bái trong những năm