Đặc Điểm Các Đơn Vị Sinh Khí Hậu Tỉnh Thái Nguyên

3.2. Đặc điểm các đơn vị Sinh khí hậu tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Loại sinh khí hậu thuộc đai khí hậu mát

Đai khí hậu này có các loại sinh khí hậu IIIB2a; IIIC2a, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa lạnh dài, mùa khô trung bình.

Đây là loại SKH có nền nhiệt mát (III) (nhiệt độ không khí trung bình năm

<20ºC, lượng mưa trung bình năm từ ít (C) đến vừa (B). Mùa khô ở mức từ trung bình (a: 3- 4 tháng khô), mùa lạnh dài ≥5 tháng. Các loại SKH này chủ yếu phân bố ở các khu vực núi cao trên 800-900m.

- Loại SKH IIIC2a, phân bố chủ yếu phía Đông của huyện Võ Nhai chiếm diện tích và tỷ lệ nhỏ nơi tập chung phần lớn các khu vực núi cao của huyện có lượng mưa ít (1600-1800mm).

- Loại SHK IIIB2a phân bố ở phía Tây của huyện Đại Từ có lượng mưa trung bình năm 1800-2000mm.

Các loại SKH này phân bố chủ yếu ở vùng có độ cao trung bình nên có nhiệt độ tối cao trung bình năm không lớn <21ºC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối không vượt quá 34ºC. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 0ºC. Số ngày mưa trung bình năm khoảng 150 ngày. Tổng số giờ nắng đạt khoảng 1300 giờ/năm. Tốc độ gió trung bình năm đạt khoảng 3,0m/s.

3.2.2. Loại sinh khí hậu thuộc đai khí hậu ấm

Đai khí hậu ấm bao gồm 4 các loại sinh khí hậu: IIA1a, IIB1a, IIC1a, IID1a phân bố ở vùng đồi núi thấp 400-800m.

Loại SKH này có nền nhiệt ấm (II), lượng mưa từ rất ít (C) đến nhiều (A). Mùa khô ở mức trung bình (3-4 tháng khô), mùa lạnh trung bình (3-4 tháng lạnh). Các loại SKH này chủ yếu phân bố ở các khu vực đồi núi thấp của tỉnh.

Trên bản đồ, các loại SKH này có phân bố phần lớn tại các huyện Định Hóa, Võ Nhai, một phần phía Bắc của huyện Đồng Hỷ và Đại Từ, chiếm một tỷ lệ diện tích tương đối lớn. Nhiệt độ trung bình năm 20-220C, tương ứng với tổng nhiệt lượng 7300-80000C, với một mùa lạnh trung bình, kéo dài 3-4 tháng (từ tháng XII đến tháng II hoặc III). Trong đó tháng 1 lạnh nhất có nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng từ 11,5-13,50C, tối thấp trung bình năm 17-190C. Tháng VII có nhiệt độ trung

bình cao nhất dao động trong khoảng 27-290C, tối cao trung bình năm 26-280C. Biên độ dao động nhiệt trung bình năm từ 7,0-7,50C. Tổng lượng mưa năm dao động trong khoảng từ dưới 1600mm đến trên 2000mm/năm. Tổng số ngày mưa năm dao động trong khoảng 110-150 ngày, tốc độ gió trung bình khoảng 1-2m/s.

3.2.3. Loại sinh khí hậu thuộc đai khí hậu nóng

Các loại sinh khí hậu này thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, có mùa lạnh trung bình, mùa khô trung bình và dài.

Trên bản đồ SKH, loại này có bao gồm phía nam huyện Phú Bình. Nhiệt độ không khí trung bình >220C, tương ứng tương ứng với tổng nhiệt độ năm >80000C, với một mùa lạnh trung bình kéo dài 3-4 tháng (từ tháng XII đến tháng II, III). Nhiệt độ không khí tối cao trung bình khoảng 27-27,5ºC, nhiệt độ tối cao thuyệt đối có thể đạt đến xấp xỉ 41ºC. Nhiệt độ tối thấp trung bình 20-20.5ºC và thấp nhất tuyệt đối có thể xuống tới trên dưới 1ºC. Mùa khô kéo dài 3-5 tháng, bắt đầu từ tháng XI, XII cho đến hết tháng III. Mùa lạnh trung bình, kéo dài 3-4 tháng, từ tháng từ tháng XII đến tháng II hoặc tháng III.

Điều kiện SKH Thái Nguyên tương đối đa dạng và phong phú. Trên lãnh thổ tổn tại loại sinh khí hậu phân hóa từ hơi nóng, ấm, mát đến hơi lạnh, từ mưa hơi nhiều đến mưa ít... Điều kiện SKH của Thái Nguyên tương đối thuận lợi đề phát triển ngành du lịch, nghỉ dưỡng, thăm quan, cắm trại...

3.3. Đánh giá điều kiện sinh khí hậu du lịch tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di tích văn hóa - lịch sử tiêu biểu, nhiều giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo... Với nguồn tài nguyên du lịch này, Thái Nguyên có thể phát triển mạnh các LHDL, bao gồm các loại hình du lịch ngoài trời như: du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng và các LHDL trong nhà như: du lịch văn hóa - tín ngưỡng, làng nghề,...

Như đã trình bày ở trên, luận văn tập trung vào đánh giá điều kiện SKH phục vụ tổ chức hoạt động du lịch, bao gồm: du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng. Các LHDL này phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết ngoài trời. Đánh giá điều kiện SKH phục vụ tổ chức hoạt động du lịch ngoài trời được thực hiện trên cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của các loại SKH với sức khỏe của

người tham gia hoạt động du lịch ngoài trời. Tuy nhiên, các loại SKH thực chất chỉ là những khoanh vi không gian lãnh thổ mà nội hàm của chúng thể hiện giá trị của nền nhiệt - ẩm (nhiệt độ không khí, lượng mưa, độ dài mùa khô) được phân chia thành các cấp độ khác nhau, vì vậy để đánh giá mức độ phù hợp của điều kiện SKH đối với sức khỏe của người tham gia hoạt động du lịch ngoài trời không thể chỉ dựa vào các yếu tố nhiệt - ẩm trong các khoanh vi loại SKH mà còn phải sử dụng thêm một số chỉ tiêu phụ có ảnh hưởng lớn đến ngưỡng cảm giác của người tham gia hoạt động du lịch.

Về ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến ngưỡng cảm giác của con người các tác giả Nguyễn Minh Tuệ [5], Nguyễn Khanh Vân [32], đã đưa các chỉ tiêu khí hậu sinh học như sau:

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, khí hậu đến ngưỡng cảm giác của con người

STT

Yếu tố

Chỉ tiêu

Ý nghĩa


1


Nhiệt độ không khí (C)

18 - 24

24 - 27

27 - 32

> 32

Thích nghi Khá thích nghi

Nóng/Ít thích nghi Không thích nghi


2

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối (C)

< 32

32 - 36

> 36

Thích nghi Ít thích nghi

Không thích nghi


3

Lượng mưa năm (mm)

1250 - 2550

<1250

>2550

Thích nghi Ít thích nghi

Không thích nghi


4

Số tháng khô (tháng)

> 5

3 - 4

< 3

Thích nghi Ít thích nghi

Không thích nghi


5

Số ngày mưa (ngày/tháng)

< 10

10 - 15

> 15

Thích nghi Ít thích nghi

Không thích nghi


6

Độ ẩm không khí (%)

50 - 80

< 50

>80

Thích nghi

Khô/Ít thích nghi Ẩm/Ít thích nghi

7

Vận tốc gió (m/s)

1 - 3

> 3 và <1

Thích nghi

Không thích nghi


8

Số giờ nắng năm (giờ)

>1.500

1.200 - 1.500

1.000 - 1.200

Thích nghi Ít thích nghi

Không thích nghi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên - 9

Theo lý thuyết, ngưỡng cảm giác của con người (mức độ thích nghi) đối với khí hậu, thời tiết trong những điều kiện hoạt động cụ thể có thể chuyển đổi thành mức độ thuận lợi. Ví dụ trong hoạt động du lịch ngoài trời, mức độ thích nghi của người tham gia hoạt động du lịch với các yếu tố khí hậu - thời tiết được quy đổi thành mức độ thuận lợi. Đối với điều kiện khí hậu tỉnh Thái Nguyên, mức độ thích nghi đối với sức khỏe người tham gia hoạt động du lịch được quy đổi thành 3 cấp thuận lợi với các điểm số đánh giá từ 3 đến 1 và được trình bày trong (bảng 3.7).

Theo lý thuyết, ngưỡng cảm giác của con người (mức độ thích nghi) đối với khí hậu, thời tiết trong những điều kiện hoạt động cụ thể có thể chuyển đổi thành mức độ thuận lợi. Ví dụ trong hoạt động du lịch ngoài trời, mức độ thích nghi của người tham gia hoạt động du lịch với các yếu tố khí hậu - thời tiết được quy đổi thành mức độ thuận lợi. Đối với điều kiện khí hậu tỉnh Thái Nguyên, mức độ thích nghi đối với sức khỏe người tham gia hoạt động du lịch được quy đổi thành 3 cấp thuận lợi với các điểm số đánh giá từ 3 đến 1 và được trình bày trong (bảng 3.7).

Bảng 3.7. Quy đổi mức độ thích nghi thành mức độ thuận lợi trong hoạt động du lịch‌

Mức độ thích nghi

Mức độ thuận lợi

Điểm đánh giá

Thích nghi

Rất thuận lợi

3

Ít thích nghi

Thuận lợi

2

Không thích nghi

Không thuận lợi

1

3.3.1. Đánh giá mức độ thuận lợi của các loại sinh khí hậu đến sức khỏe của người tham gia hoạt động du lịch

Đánh giá các đơn vị SKH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm xác định các khu vực nào thuộc đơn vị loại SKH nào có điều kiện khí hậu thuận lợi đối với sức khỏe của người tham gia hoạt động du lịch. Đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH dựa theo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu liên quan đến ngưỡng cảm giác của con người được trình bày trong bảng 3.6. Các chỉ tiêu được đánh giá là hệ chỉ tiêu nhiệt - ẩm hợp thành các loại SKH (nhiệt độ, lượng mưa, số tháng khô). Cấp đánh giá các chỉ tiêu cụ thể cũng được chia thành 3 cấp: rất thuận lợi (3 điểm), thuận lợi (2 điểm) và không thuận lợi (1 điểm).

1/ Chỉ tiêu nhiệt độ trung bình năm:


Vùng mát III (Ttb < 22ºC) Thuận lợi (2 điểm)


Vùng ấm II: (Ttb 22- 24C) Rất thuận lợi (3 điểm)

Vùng nóng I (Ttb > 24C) Rất thuận lợi (3 điểm)

2/ Chỉ tiêu lượng mưa trung bình năm:


Vùng mưa nhiều A (R ≥ 2.000mm) Không thuận lợi (1 điểm) Vùng mưa vừa B ( 1.800≤ R <2.000mm) Thuận lợi (2 điểm)

Vùng ít mưa C (1.600 ≤ R < 1.800mm) Rất thuận lợi (3 điểm) Vùng mưa rất ít D (R < 1.600mm) Thuận lợi (2 điểm)

3/ Chỉ tiêu độ dài mùa khô:


Vùng có mùa khô trung bình a (3 - 4 tháng) Thuận lợi (2 điểm) Vùng có mùa khô dài b ( ≥ 5 tháng) Rất thuận lợi (3 điểm) 4/ Chỉ tiêu độ dài mùa lạnh:

Vùng có mùa lạnh trung bình 1 (3 - 4 tháng) Thuận lợi (2 điểm)


Vùng có mùa lạnh dài 2 ( ≥ 5 tháng) Không thuận lợi (1 điểm)


Thang đánh giá tổng điểm của các loại SKH dao động trong khoảng từ 4 đến

12. Tổng số điểm thấp nhất: 4; Tổng số điểm cao nhất: 12. Như vậy, cấp thuận lợi phân theo tổng số điểm như sau:

- Từ 3 đến 6: Không thuận lợi


- Từ 7 đến 9: Thuận lợi


- Từ 10 đến 12: Rất thuận lợi


Kết quả đánh giá các loại SKH theo điểm được trình bày trong bảng 3.8

Bảng 3.8. Đánh giá các loại sinh khí hậu cho mục đích du lịch sinh thái, tham quan và nghỉ dưỡng tại tỉnh Thái Nguyên

Loại SKH


Chỉ tiêu


IIIB2a


IIIC2a


IIA1a


IIB1a


IIC1a


IID1a


IA1a


IB1a


IC1a


ID1a


ID1b

Nhiệt độ TB

năm

2

2

3

3

3

3

3

3

3

3

3

Lượng mưa

TB năm

2

3

1

2

3

2

1

2

3

2

2

Số tháng khô

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

3

Số tháng lạnh

1

1

2

2

2

2

2

2

2

2

2

Tổng điểm

7

8

8

9

10

9

8

9

10

9

10

Kết quả

đánh giá

TL

TL

TL

TL

RTL

TL

TL

TL

RTL

TL

RTL

Trên cơ sở phân hóa theo lãnh thổ của các loại SKH tại tỉnh Thái Nguyên có thể nhận xét: Các chỉ tiêu riêng biệt (nhiệt độ trung bình năm, tổng lượng mưa năm và số tháng khô và số tháng lạnh) của 11 loại SKH, tương ứng với mức độ thuận lợi

- rất thuận lợi. Điểm đánh giá tổng hợp điều kiện nhiệt - ẩm của các loại SKH dao động trong khoảng 7 - 10, tương ứng với mức thuận lợi và rất thuận lợi đối với sức khỏe của người tham gia hoạt động du lịch.

- Các loại SKH: IIIB2a, IIIC2a, IIA1a, IID1a, IA1a, IB1a, và ID1a ở mức thuận lợi (TL).

- Các loại SKH: IIC1a, IC1a, và ID1b ở mức rất thuận lợi (RTL).

3.5. Xác định thời gian hoạt động thích hợp với hoạt động du lịch và mùa vụ du lịch tỉnh Thái Nguyên

Ngoài chế độ nhiệt ẩm, thì tính mùa và các hiện hiện tượng thời tiết đặc biệt cũng là một trong các nhân tố quan trong ảnh hưởng tới hoạt động du lịch, nhất là tính mùa vụ của du lịch. Tuy nhiên tác động của các nhân tố này sẽ khác nhau đối với các loại sinh khí hậu.

Ở Thái Nguyên các hiện tượng thời tiết đặc biệt gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ngoài trời chủ yếu là sương mù và dông. Thời gian thích hợp để tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời được xác định trên cơ sở kết hợp kết quả đánh

giá tổng hợp các loại SKH với việc đánh giá mức độ thuận lợi theo số ngày xuất hiện các hiện tượng dông và sương mù và mưa phùn trong các tháng trong năm. Ở đây chúng tôi lấy ngưỡng trung bình là 10 ngày xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt trong 1 tháng để đánh giá, thì mức độ thuận lợi cho hoạt động du lịch được thể hiện trong (bảng 3.9).

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của dông và sương mù đến ngưỡng cảm giác của con người‌

Hiện tượng

thời tiết đặc biệt

Số ngày xuất

hiện/tháng

Mức độ thuận lợi

Thể hiện


Dông

> 15 ngày

Không thuận lợi


10 - 15 ngày

Ít thuận lợi


< 10 ngày

Thuận lợi



Sương mù

> 15 ngày

Không thuận lợi


> 10 ngày

Ít thuận lợi


< 10 ngày

Thuận lợi


Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi theo tháng do ảnh hưởng của dông và sương mù tại các vùng khác nhau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được trình bày trong các (bảng 3.8), (bảng 3.9) và (bảng 3.10).

Dựa vào kết quả đánh giá được trình bày trong các bảng trên, học viên đã thực hiện việc phân tích lựa chọn thời gian tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời tại vùng khác nhau, cụ thể:

* Vùng núi cao (>800-900m).


Bảng 3.10. Thời gian tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời tại vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên

Hiện tượng thời tiết

đặc biệt

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Số ngày dông













Số ngày sương mù













Theo kết quả đánh giá mức độ thuận lợi được thể hiện trong bảng 3.10, có thể nhận xét:

- Đối với thời gian có dông: Dông xuất hiện chủ yếu vào các tháng V-VIII. Tháng VII là tháng có nhiều số ngày dông nhất (15-16 ngày), được đánh giá ở mức không thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời. Các tháng V, VI và VIII (12-14 ngày) được đánh giá ở mức ít thuận lợi. Vào thời mùa khô và ít mưa từ tháng IX-III năm sau được đánh giá ở mức thuận lợi.

- Đối với thời gian có sương mù: Sương mù thường xuất hiện trong mùa đông, đây cũng là khoảng thời gian nhiệt độ xuống thấp nhất trong năm. Từ các tháng I-IV được đánh giá ở mức không thuận lợi, các tháng XII và tháng V được đánh giá ở mức độ ít thuận lợn và từ tháng VI đến tháng X là khoảng thời gian có ít sương mù nhất trong năm được đánh giá ở mức độ thuận lợi để tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời.

Như vậy, tại vùng núi cao thời gian tổ chức hoạt động du lịch ngoài trời thích hợp nhất là 3 tháng mùa thu: IX, X, XI. Vào mùa đông (tháng I-IV) ngoài thời tiết lạnh giá còn có nhiều sương mù mùa, không thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời.

* Vùng đồi, núi thấp (400 - 800m)


Bảng 3.11. Thời gian tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời tại vùng đồi, núi thấp tỉnh Thái Nguyên

Hiện tượng thời

tiết đặc biệt

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Số ngày dông













Số ngày sương mù













Theo kết quả đánh giá mức độ thuận lợi được thể hiện trong (bảng 3.11), có thể nhận xét:

- Đối với thời gian có dông: Dông xuất hiện chủ yếu vào các tháng V-VIII. Tháng VII, VIII là tháng có nhiều số ngày dông nhất (15-16 ngày), được đánh giá ở mức không thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời. Các tháng V, VI (10-14 ngày) được đánh giá ở mức ít thuận lợi. Vào thời gian từ tháng IX đến tháng IV năm sau được đánh giá ở mức thuận lợi.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí