Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên - 10

- Đối với thời gian có sương mù: Ở vùng đồi núi thấp số ngày xuất hiện sương mù rất ít, do đó cả năm đều được đánh giá ở mức độ thuận lợi để tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời.

Như vậy, tại vùng đồi và núi thấp trong quan hệ với các hiện tượng thời tiết đặc biệt thời gian tổ chức hoạt động du lịch ngoài trời có thể diễn ra trong khoảng 8 tháng, từ tháng IX đến tháng IV năm sau. Tuy nhiên, cần lựa chọn những ngày thích hợp để tổ chức hoạt động du lịch vào các tháng V-VIII khi số ngày dông khá nhiều.

* Vùng thấp (<400m).


Bảng 3.12. Thời gian tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời tại thấp tỉnh Thái Nguyên

Hiện tượng thời

tiết đặc biệt

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Số ngày dông













Số ngày sương mù













Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên - 10

Theo kết quả đánh giá mức độ thuận lợi được thể hiện trong (Bảng 3.12), có thể nhận xét:

- Đối với thời gian có dông: Dông xuất hiện chủ yếu vào các tháng V-VIII. Tháng VI, VII là tháng có nhiều số ngày dông nhất (15-16 ngày), được đánh giá ở mức không thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời. Các tháng V, VIII (10-14 ngày) được đánh giá ở mức ít thuận lợi. Vào thời gian từ tháng IX đến tháng IV năm sau được đánh giá ở mức thuận lợi.

- Đối với thời gian có sương mù: Ở vùng thấp số ngày xuất hiện sương mù rất ít, do đó cả năm đều được đánh giá ở mức độ thuận lợi để tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời.

Như vậy, tại vùng thấp trong quan hệ với các hiện tượng thời tiết đặc biệt thời gian tổ chức hoạt động du lịch ngoài trời có thể diễn ra trong khoảng 8 tháng, từ tháng IX đến tháng IV năm sau. Tuy nhiên, cần lựa chọn những ngày thích hợp để tổ chức hoạt động du lịch vào các tháng V-VIII khi số ngày dông khá nhiều.

Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến số ngày lưu trú trung bình và mức độ chi tiêu vốn rất thấp của khách du lịch khi đến Thái Nguyên. Qua đó, trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trong tương lai cần xem xét và nghiên cứu cụ thể tận dụng hết thế lợi, hạn chế những bất lợi trong mùa vụ hoạt động du lịch.

Ngoài ra, mức độ thích hợp hay không thích hợp cũng thay đổi tùy theo mục đích du lịch và đối tượng du lịch là khách trong nước hay ngoài nước. Chẳng hạn như hoạt động tham quan nghiên cứu cảnh quan tự nhiên vùng núi trong sương mù vào mùa đông tuy điều kiện thời tiết không tốt cho sức khỏe nhưng lại hút một bộ phận du khách thích thưởng ngoạn… Hay trong những ngày nắng nóng hoạt động tắm hồ, thác… Cũng vẫn được ưa thích. Tóm lại, việc điều hành và tổ chức du lịch trong năm, tận hưởng được thế mạnh của Thái Nguyên rất cần được điều phối thông minh.

3.6. Đề xuất khai thác và sử dụng hợp lý điều kiện sinh khí hậu tại các vùng, điểm du lịch thuộc tỉnh Thái Nguyên

Việc tổ chức không gian du lịch cần dựa trên những giá trị và sự phân bố của các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và nhu cầu của khách du lịch.Trên cơ sở nguồn tài nguyên chủ đạo là khí hậu, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch hiện có và hiện trạng hoạt động du lịch tại Thái Nguyên. Các hướng khai thác chủ yếu: du lịch lễ hội hành hương, hướng về cội nguồn; du lịch tham quan, nghiên cứu lịch sử văn hóa, nghệ thuật, du lịch vui chơi giải trí cuối tuần; du lịch hội nghị, hội thảo.

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế-xã hội, chính trị và văn hóa của tỉnh đóng vai trò là trung tâm của cụm du lịch. Đặc điểm quan trọng của cụm du lịch này là nằm trên tuyến giao thông ngoại tỉnh QL3 và tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, vì vậy ở cụm du lịch này cần phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ du lịch như vận chuyển, ngân hàng, tiền tệ, lưu trú, ăn uống, hội nghị hội thảo, mua bán các mặt hàng thủ công mĩ nghệ, hàng lưu niệm…

3.7. Định hướng và các giải pháp sử dụng hợp lý điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch Thái Nguyên

3.7.1. Lựa chọn loại hình du lịch phù hợp và khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên

Việc xác định đúng các loại hình du lịch tại mỗi địa điểm du lịch sẽ phát huy cao độ những điều kiện thuận lợi của điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế

- xã hội. Lựa chọn các loại hình du lịch mà du khách ưa thích sẽ giảm được chi phí đầu tư cho việc cải tạo điều kiện tự nhiên và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật để tránh làm mất đi cảnh quan tự nhiên.

Trên cơ sở nguồn tài nguyên SKH kết hợp với các nguồn tài nguyên du lịch khác thì loại hình du lịch chủ đạo của du lịch tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới vẫn sẽ là: Du lịch tâm linh, du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái,... Đây là những loại hình du lịch khai thác triệt để tài nguyên SKH cũng như các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khác của tỉnh.

Kết hợp với lợi thế đặc biệt của một địa phương gần với thủ đô Hà Nội, điều kiện giao thông đi lại tốt và là tỉnh tập trung đội ngũ lao động công nhân đông nên Thái Nguyên hội tụ nhiều thuận lợi cho việc tổ chức nghỉ cuối tuần phục hồi sức khỏe cho lao động. Tuy nhiên, khắc phục tính thời vụ do sự phân mùa của khí hậu thì việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch là yêu cầu cấp bách đối với du lịch Thái Nguyên trong những năm tới.

3.7.2. Một số kiến nghị giải pháp chính để khai thác tốt tài nguyên SKH tỉnh Thái Nguyên đối với du lịch

Đầu tư phát triển du lịch là giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh Thái Nguyên, nó góp phần khắc phục điểm yếu mà du lịch tỉnh Thái Nguyên đang mắc phải. Tăng cường đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên…) tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh là giải pháp quan trọng đưa du lịch tỉnh Thái Nguyên xứng với tiềm năng.

Ngoài sản phẩm du lịch mũi nhọn, Thái Nguyên cần đầu tư các sản phẩm du lịch bổ trợ. Các sản phẩm bổ sung này vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm chủ đạo còn có tác dụng thu hút thêm các thị trường khách mới, nhằm đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định, tăng cường khả năng chống đỡ với những diễn biến phức tạp của thị trường du lịch (khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh...) Vì vậy sản phẩm du lịch tỉnh Thái Nguyên cần đa dạng hóa.

Tăng cường công tác quảng bá du lịch chính là giải pháp mang tính chiến lược trong việc đưa hình ảnh du lịch tỉnh Thái Nguyên gần hơn với du khách trong và ngoài nước.

Thực hiện tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch trong các cấp và nhân dân; tạo lập hình ảnh của du lịch tỉnh Thái Nguyên trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch tỉnh Thái Nguyên để hình ảnh du lịch tỉnh Thái Nguyên gần hơn tới du khách.

Đẩy mạnh hoạt động thu hút khách của các doanh nghiệp du lịch có hiệu quả nhất đó là đảm bảo và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Cần tăng cường chất lượng phục vụ trên các góc độ: thái độ phục vụ của nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ hàng hóa, khả năng sẵn sàng phục vụ đón tiếp khách... Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Thái Nguyên, chất lượng phục vụ là một vấn đề còn tồn tại, chất lượng phục vụ thấp làm cho khách không hài lòng, số lượng khách đến lần thứ 2 thấp. Đây là những vẫn đề cần phả khắc phục để thu hút khách du lịch đến Thái Nguyên.

Ngoài ra việc nâng cao năng lực quản lí cũng như đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn và nghiệp vụ và bảo vệ tài nguyên - môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững là những giải pháp cấp thiết trong định hướng phát triển và quy hoạch của du lịch tỉnh tỉnh Thái Nguyên trong tương lai.

KẾT LUẬN


Tỉnh Thái Nguyên có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh và có sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình, cùng với bề dày văn hóa là nơi cội nguồn của dân tộc. Điều đó cho phép tỉnh phát triển đa dạng các loại hình du lịch mà lợi thế chủ đạo là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh.

Nghiên cứu và đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch là một hướng tiếp cận có tính ứng dụng thực tế, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, khai thác tài nguyên sinh khí hậu, sử dụng hợp lý lãnh thổ.

Điều kiện khí hậu phục vụ phát triển du lịch được đánh giá thông qua các yếu tố khí hậu cơ bản như: nhiệt, ẩm, số giờ nắng, số ngày mưa, tốc độ gió và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt.

Trên cơ sở đặc trưng nền nhiệt - ẩm chính phản ánh sự phân hóa điều kiện SKH tác giả xây dựng hệ chỉ tiêu bản đồ SKH phục vụ dân sinh, du lịch và nghỉ dưỡng tỉnh Thái Nguyên với hai chỉ tiêu chính: nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa trung bình năm. Kết hợp bổ sung chỉ tiêu phụ là số tháng lạnh, số tháng khô, để phản ánh rõ nét hơn loại hình SKH cho mục đích đánh giá đối với sức khỏe con người và du lịch.

Qua hệ chỉ tiêu SKH được thành lập dưới dạng ma trận, luận văn đã xây dựng bản đồ phân loại SKH sức khỏe con người phục vụ phát triển du lịch, tỉ lệ 1:250.000. Mỗi loại SKH được thể hiện bằng các khoanh vi và có ranh giới trực quan. Trên toàn bộ lãnh thổ Thái Nguyên có 11 loại SKH, trong đó loại sinh khí hậu IIC1a, IC1a, ID1b (đai có khí hậu nóng và ấm, mùa lạnh trung bình, mùa khô trung bình và dài, lượng mưa <1800mm) là rất thích hợp đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch; loại sinh khí hậu còn lại ở mức độ thích hợp đối với sức khỏe con người, cũng như phát triển du lịch.

Thời vụ du lịch được đánh giá thông qua các hiện tượng thời tiết đặc biệt (dông, sương mù) cho thấy thời gian thích hợp nhất cho du lịch nghỉ dưỡng và các hoạt động ngoài trời ở vùng núi cao trên 800m là vào tháng IX đến tháng XI, vùng trung du và đồng bằng kéo dài 8 tháng, từ tháng IX đến tháng IV năm sau. Trên cơ

sở đó trong quy hoạch du lịch Thái Nguyên cũng cần tính đến việc khắc phục tính thời vụ do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết trên.

Đề xuất các giải pháp liên quan đến điều kiện SKH nhằm bảo vệ sức khỏe của người tham gia hoạt động du lịch ngoài trời, bao gồm 3 nhóm giải pháp chính, đó là: Đào tạo nguồn nhân lực về tổ chức hoạt động du lịch; Nâng cao hiểu biết về SKH cho khách du lịch.

Bên cạnh những đóng góp đã nêu trên, các kết quả nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Cụ thể học viên cao học nhận thấy tính định lượng trong các phân tích - đánh giá của luận văn chưa cao, sự định lượng trọn vẹn, nếu có được, đòi hỏi phải có những quan trắc, khảo sát riêng, chuyên sâu cho từng loại hình du lịch.

Do vậy để khai thác, tận dụng được tốt hơn những ảnh hưởng của SKH đối với sức khỏe con người và phát triển du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn Thái Nguyên tác giả kiến nghị cần kết hợp hài hòa giữa các loại hình du lịch, cần chú trọng phát triển mạnh hơn nữa du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh, và mở rộng liên kết trong hoạt động du lịch của tỉnh với Hà Nội và các tỉnh lân cận để phát huy tối đa tiềm năng du lịch của tỉnh Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Số liệu khí tượng lưu trữ phòng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý.

2. Trần Việt Liễn (1993), Khí hậu với vấn đề tổ chức lao động, nghỉ ngơi và du lịch trên lãnh thổ Việt Nam, Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

3. Tập bản đồ hành chính Việt Nam, 2013, NXB Bản Đồ

4. Nguyễn Hoàng Sơn (2003), Nghiên cứu điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ khoa học.

5. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh.

6. Vũ Thị Hạnh (2012), Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh, Luận án tiến sĩ Địa lý, ĐH Sư phạm Hà Nội.

7. Vũ Tuấn Cảnh và nnk (1991), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

8. Phạm Đức Nguyên (2011), Kiến trúc SKH thiết kế SKH trong kiến trúc Việt Nam, NXB Xây dựng Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

10. Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn (1994), Đánh giá khai thác và bảo vệ tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước của Việt Nam, NXB Khoa học và Kĩ thụât, Hà Nội.

11. Nguyễn Hữu Xuân (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên TP. Đà Lạt và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch, Luận án tiến sĩ Địa lý.

12. Vũ Tự Lập (2002). Địa lí tự nhiên Việt Nam. Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

13. Đào Ngọc Phong (1972), Thời tiết và bệnh tật, NXB Y học, Hà Nội.

14. Đào Ngọc Phong (1987), Thiên nhiên và Sức khỏe, NXB Thể dục thể thao.

15. Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên huyên Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án tiến sĩ Địa lý, ĐH Sư phạm Hà Nội.

16. Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên (2018). “Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2014-2017”.

17. Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên. “Báo cáo Hiện trạng Du lịch tỉnh Thái Nguyên”.

18. Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2012), Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

19. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi và nnk (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Đỗ Trọng Dũng (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên để sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Địa lý, ĐH Sư phạm Hà Nội.

21. Mai Trọng Thông (chủ biên), Hoàng Xuân Cơ. Giáo trình tài nguyên khí hậu.

NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội 2002.


22. Nguyễn Đăng Tiến (2015), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện SKH phục vụ bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, Luận án tiến sĩ địa lý.

23. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

24. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993), Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và kĩ thụât. Hà Nội,1993.

25. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

26. UBND tỉnh Thái Nguyên - Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030”.

27. UBND tỉnh Thái Nguyên - Báo cáo “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”.

28. Nguyễn Khanh Vân (1992). "Sử dụng hợp lý tài nguyên SKH cho phát triển sản xuất và cho dân sinh, du lịch vùng hồ Hòa Bình". Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, số 1/1992. Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023