Giới
Kết quả trước khi điều trị Afatinib. Kết quả sau điều trị 3 tháng. | |
Chỉ số Cyfra 21-1 | Kết quả trước điều trị Afatinib. Kết quả sau điều trị 3 tháng. |
Kích thước khối u sau điều trị | Đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần, ổn định, tiến triển. |
Tác dụng phụ | Nổi ban ngoài da; buồn nôn, nôn; mệt mỏi, chán ăn; tăng men gan; tiêu chảy; viêm quanh móng. |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV được điều trị bằng Afatinib - 1
- Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV được điều trị bằng Afatinib - 2
- Tổng Quan Điều Trị Đích Trong Điều Trị Ung Thư Phổi Không Tế Bào Nhỏ
- Đặc Điểm Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Ung Thư Phổi Không Tế Bào Nhỏ Giai Đoạn Iiib-Iv Được Điều Trị Bằng Afatinib
- Đặc Điểm Cận Lâm Sàng Của Bệnh Nhân Utpktbn Giai Đoạn Iiib-Iv Được Điều Trị Bằng Afatinib
- Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV được điều trị bằng Afatinib - 7
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
Chỉ số CEA
Bảng 2. 4: Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng điều trị của khối u
(RECIST – Response Evaluation Criteria in Solid Tumors)
Khối u không còn. | |
Đáp ứng một phần | Giảm 30% đường kính lớn nhất của khối u. |
Ổn định | Giảm <30% đường kính lớn nhất của khối u, hoặc Tăng <20% đường kính lớn nhất của khối u. |
Tiến triển | Tăng 20% đường kính lớn nhất của khối u. |
2.5. Xử lý và phân tích số liệu
- Nhập số liệu vào phần mềm Microsoft Excel và xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS.
- Đối với biến định tính sử dụng test X2 để so sánh và biến định lượng thì sử dụng t-test. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đánh giá ở ngưỡng p<0,05.
2.6. Khống chế sai số
- Chuẩn bị bộ câu hỏi đầy đủ, chính xác, dễ hiểu, bám sát vào nội dung nghiên cứu.
- Quá trình nhập liệu cẩn thận, có sự kiểm tra lại sau mỗi lần nhập và sau mỗi buổi nhập.
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai với sự đồng ý của Ban giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu và phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai.
- Đối tượng được giải thích đầy đủ về nghiên cứu.
- Đây là một nghiên cứu mô tả hồi cứu, chúng tôi chỉ hồi cứu và không có can thiệp nào đối với đối tượng nghiên cứu, không ảnh hưởng tới sức khỏe và quyên lợi của bệnh nhân.
- Mọi thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu đều được giữ kín và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Ghi nhận đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau điều trị Afatinib
Phân tích số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
Mục tiêu 1
Thu thập thông tin theo bệnh án nghiên
2.8. Sơ đồ nghiên cứu
Bệnh nhân UTPKTBN phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ
Nhập thông tin vào Excel
Mục tiêu 2
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng Afatinib
3.1.1. Đặc điểm chung
3.1.1.1. Giới tính
Nam Nữ
53,8%
46,2%
Biểu đồ 3. 5: Phân bố bệnh nhân theo giới (n=39) Nhận xét:
- Nghiên cứu ghi nhận có 18/39 bệnh nhân nam (46,2%) và 21/39 bệnh nhân nữ (53,8%).
- Tỷ lệ nam so với nữ gần xấp xỉ 1:1.
3.1.1.2. Tuổi mắc bệnh
Tỉ lệ % 70
60
50
40
30
20
10
0
64,1
35,9
0
< 40 tuổi
40 - 60 tuổi
> 60 tuổi
Nhóm tuổi
Biểu đồ 3. 6: Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n=39) Nhận xét:
- Số tuổi trung bình mắc bệnh là 62,6 ± 8.03 tuổi.
- Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 46 tuổi, lớn tuổi nhất là 81 tuổi.
- Độ tuổi thường mắc bệnh là trên 60 tuổi (64,1%), nghiên cứu không ghi nhận trường hợp nào dưới 40 tuổi.
3.1.1.3. Tiền sử hút thuốc
10,3%
30,7%
59%
Không hút thuốc Từng hút thuốc Hiện đang hút thuốc
Biểu đồ 3. 7: Hút thuốc và ung thư phổi (n=39)
Nhận xét:
- 23/39 (59%) bệnh nhân không hút thuốc, trong đó nữ giới chiếm 91,3%.
- 16/39 (41%) bệnh nhân hút thuốc, trong đó 25% bệnh nhân hiện đang hút thuốc.
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng
3.1.2.1. Triệu chứng toàn thân
TỈ LỆ %
50
46,2
45
40
35
30
38,5
25
20
15
10,3
10
5
0
TRIỆU CHỨNG
Gầy sút
Mệt mỏi
Sốt
Biểu đồ 3. 8: Các triệu chứng toàn thân (n=39) Nhận xét:
- Gầy sút là triệu chứng toàn thân trước điều trị thường gặp nhất ở bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIB-IV, chiếm 46,2%.
- Ngược lại, sốt là triệu chứng toàn thân ít gặp nhất với 10,3%.
3.1.2.2. Triệu chứng hô hấp
Tỷ lệ %
70
61,5
64,1
60
50
41
40
33,3
30
20
15,4
17,9
12,8
15,4
10
7.7
2,6
0
Đau ngực
Ho
Khó thở Hội chứng 3 Không có
giảm TC hô hấp
Triệu chứng
Trước điều trị Sau điều trị
Biểu đồ 3.5: Các triệu chứng hô hấp trước và sau điều trị 3 tháng bằng Afatinib (n=39)
Nhận xét:
- Đau ngực (61,5%) và ho (41%) là 2 triệu chứng hô hấp thường gặp nhất ở bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIB-IV trước khi điều trị. Nghiên cứu ghi nhận 3/39 (7,7%) bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp trước điều trị.
- Triệu chứng hô hấp được cải thiện đáng kể, tỉ lệ bệnh nhân không còn triệu chứng hô hấp sau điều trị là 64,1%.
3.1.2.3. Triệu chứng di căn và hội chứng cận u
Bảng 3. 1: Triệu chứng di căn và hội chứng cận u (n=39)
n | Tỉ lệ (%) | |
Đau đầu | 5 | 12,8 |
Đau cột sống | 3 | 7,7 |
Đau xương | 8 | 20,5 |
Đau bụng | 2 | 5,1 |
Khàn tiếng | 2 | 5,1 |
Hội chứng cận u | 0 | 0 |
Nhận xét:
- Các triệu chứng của di căn ung thư như đau xương (20,5%), đau đầu (12,8%) khá phổ biến ở bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIb-IV.
- Nghiên cứu không ghi nhận các hội chứng cận ung thư.
3.1.2.4. Tác dụng phụ của Afatinib
Bảng 3. 2: Tác dụng phụ của Afatinib (n=39)
n | Tỉ lệ (%) | |
Nổi ban ngoài da | 8 | 20,5 |
Buồn nôn, nôn | 2 | 5,1 |
Mệt mỏi, chán ăn | 4 | 10,3 |
Tiêu chảy | 3 | 7,7 |
Tăng men gan | 2 | 5,1 |
Viêm quanh móng | 1 | 2,6 |