Đặc Điểm Cận Lâm Sàng Của Bệnh Nhân Utpktbn Giai Đoạn Iiib-Iv Được Điều Trị Bằng Afatinib

không ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh khi dưới 40 tuổi. Kết quả này khá tương đồng với một số nghiên cứu tương tự tại Việt Nam. Theo Phạm Văn Luận và cộng sự (2020) nghiên cứu trên 120 bệnh nhân UTPKTBN có đột biến EGFR, tuổi trung bình mắc bệnh của nhóm nghiên cứu là 66,11 ± 11,72 tuổi[6]. Một nghiên cứu khác thực hiện trên 30 bệnh nhân UTPKTBN có đột biến EGFR tại bệnh viện K năm 2019, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 57 tuổi[4].

4.1.1.3. Tiền sử hút thuốc

Thuốc lá vẫn được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây UTP, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mắc UTP ở những người không hút thuốc đang ngày được ghi nhận nhiều hơn. Nhiều biến đổi trong vật chất di truyền (gen, nhiễm sắc thể đã được phát hiện ở nhóm bệnh nhân này, trong đó đột biến gen EGFR là dạng đột biến phổ biến nhất ở những người không hút thuốc[36].

Nghiên cứu trên 39 bệnh nhân UTPKTBN mang đột biến EGFR, chúng tôi ghi nhận 59% bệnh nhân không hút thuốc lá, trong đó nữ giới chiếm 91,3% và 41% bệnh nhân có hút thuốc lá bao gồm 25% bệnh nhân hiện vẫn đang hút. Tỷ lệ nhóm bệnh nhân hút thuốc khá tương đồng với nghiên cứu trước đây ở Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hòa và cộng sự trên 30 bệnh nhân UTPKTBN có đột biến EGFR tại bệnh viện K năm 2019 ghi nhận tỷ lệ nhóm bệnh nhân không hút thuốc chiếm 60%[4]. Trên thế giới, Parasso A. và cộng sự nghiên cứu trên 1108 bệnh nhân UTP mang đột biến EGFR năm 2021 ghi nhận tới 66,3% bệnh nhân không hút thuốc lá[26].

Ở hướng nghiên cứu ngược lại, số liệu cho thấy tỷ lệ đột biến EGFR ở những người không hút thuốc là khá cao. Theo Kim HR và cộng sự nghiên cứu trên 110 bệnh nhân không hút thuốc tại Hàn Quốc, tỷ lệ đột biến gen EGFR lên đến 48%[17]. Qua đó có thể thấy rằng, nhóm bệnh nhân không hút thuốc thường chiếm một tỷ lệ cao hơn trong UTP có đột biến EGFR.

4.1.2. Triệu chứng lâm sàng

4.1.2.1. Triệu chứng toàn thân

Nghiên cứu trên 39 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa có đột biến EGFR ghi nhận gầy sút là triệu chứng toàn thân phổ biến nhất (46,2%), tiếp đến là mệt mỏi (38,5%) và sốt (10,3%). Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu trước đây tại Việt Nam. Nguyễn Thanh Hoa và cộng sự nghiên cứu trên 100 bệnh nhân UTP có đột biến EGFR tại Bệnh viện K Trung ương cũng ghi nhận gầy sút cân và mệt mỏi là hai triệu chứng toàn thân thường gặp nhất (34%)[2].

4.1.2.2. Triệu chứng hô hấp

Nghiên cứu trên 39 bệnh nhân UTP, chúng tôi ghi nhận đau ngực (61,5%) và ho (41%) là hai triệu chứng hô hấp thường gặp nhất tại thời điểm trước điều trị. Kết quả này cũng khá tương đồng với một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. Kim HC và cộng sự nghiên cứu trên 489 bệnh nhân UTP có đột biến EGFR tại Hàn Quốc cho thấy ho là triệu chứng phổ biến nhất, chiếm 56,8%, sau đó là khó thở với 20,2%[16]. Nguyễn Thanh Hoa và cộng sự nghiên cứu trên 100 bệnh nhân UTP mang đột biến EGFR tại Bệnh viện K Trung ương năm 2019 cũng ghi nhận đau ngực (73%) và ho khan (64%) là hai triệu chứng hô hấp phổ biến nhất[2].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Tại thời điểm 3 tháng sau điều trị với Afatinib, nghiên cứu ghi nhận 64,1% bệnh nhân không còn triệu chứng hô hấp. Các triệu chứng đau ngực, ho, khó thở và hội chứng 3 giảm đều có xu hướng giảm so với thời điểm trước điều trị, lần lượt là 15,4%; 17,9%; 12,8% và 2,6%. Điều này cho thấy Afatinib đã tác động làm giảm đáng kể các triệu chứng hô hấp trên bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIb-IV.

4.1.2.3. Triệu chứng di căn và hội chứng cận u

Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV được điều trị bằng Afatinib - 6

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 39 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIB-IV nên các triệu chứng liên quan đến di căn là khá phổ biến. Nghiên cứu ghi nhận đau xương (20,5%) và đau đầu (12,8%) là hai triệu chứng di căn thường gặp nhất. Tiếp sau đó là các triệu chứng: đau cột sống (7,7%), đau bụng (5,1%) và khàn tiếng (5,1%). Kết quả này tương đối phù hợp khi nghiên cứu về UTP phổi nói chung với những cơ quan di căn phổ biến nhất là não, xương, gan và tuyến thượng thận.

Ngoài ra nghiên cứu không ghi nhận trường hợp nào có các hội chứng cận u. Điều này là phù hợp bởi nghiên cứu thực hiện trên nhóm bệnh nhân UTPKTBN nên các triệu chứng liên quan tới hội chứng cận u là ít gặp hơn, so với nhóm UTPTBN.

4.1.2.4. Tác dụng phụ của Afatinib

Nghiên cứu trên 39 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa có gen EGFR đột biến được điều trị bằng Afatinib, chúng tôi ghi nhận khá nhiều tác dụng không mong muốn của Afatinib. Các tác dụng không mong muốn phổ biến là nổi ban ngoài da (20,5%); mệt mỏi, chán ăn (10,3%); tiêu chảy (7,7%). Các tác dụng không mong muốn ít phổ biến hơn bao gồm: buồn nôn, nôn; tăng men gan và viêm quanh móng.

Kết quả chúng tôi thu được khá phù hợp với một số nghiên cứu gần đây. Parasso A. và cộng sự nghiên cứu trên 1108 bệnh nhân UTP mang đột biến EGFR năm 2021 ghi nhận tiêu chảy (14%) và nổi ban ngoài da (9,1%) là các tác dụng không mong muốn phổ biến nhất[26]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hòa và cộng sự trên 30 bệnh nhân UTPKTBN có đột biến EGFR tại bệnh viện K năm 2019 ghi nhận 23,3% có nổi ban ngoài da, 23,3% có tiêu chảy, 16,7% có viêm quanh móng, các tác dụng phụ khác ít gặp hơn là khô da, mệt mỏi, tăng men gan[4]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hoa và cộng sự năm 2019 trên 100 bệnh nhân UTP mang đột biến EGFR tại BV K Trung ương ghi nhận có 59% bệnh nhân có nổi ban ngoài da; 31% bệnh nhân có viêm kẽ móng; 21% bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa; 6% bệnh nhân có tăng men gan[2].

4.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIb-IV được điều trị bằng Afatinib

4.2.1. Kết quả mô bệnh học trước điều trị

Nghiên cứu trên 39 bệnh nhân UTPKTBN có gen EGFR đột biến, chúng tôi ghi nhận phần lớn bệnh nhân được xác định là ung thư biểu mô tuyến (97,4%), chỉ có 1 trường hợp (2,6%) được xác định là ung thư biểu mô vảy. Kết quả nghiên cứu là tương đồng với y văn trên thế giới về tổn thương mô bệnh học phổ biến nhất vẫn là ung thư biểu mô tuyến[8].

Nghiên cứu của Lê Hoàn và cộng sự trên 66 bệnh nhân UTP có đột biến EGFR năm 2020 ghi nhận 98,5% trường hợp là ung thư biểu mô tuyến, 1,5% là ung thư biểu mô tuyến – vảy[5]. Nghiên cứu của Kim HR và cộng sự trên 110 bệnh nhân ung thư phổi không hút thuốc mang đột biến gen EGFR tại Hàn Quốc ghi nhận ung thư biểu mô tuyến chiến 95,5%, ung thư biểu mô tế bào vảy là 1,8% và ung thư biểu mô tế bào lớn là 0,9%[17].

4.2.2. Kết quả phân tích đột biến EGFR

Nghiên cứu trên 39 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIB-IV có mang gen EGFR đột biến, chúng tôi ghi nhận hai đột biến phổ biến nhất là đột biến xóa đoạn trên exon 19 (61,5%) và L858R trên exon 21 (25,6%). Nghiên cứu cũng ghi nhận 6 trường hợp (15,4%) là các đột biến EGFR hiếm, bao gồm L861Q, G719X, S768I, các đột biến này đều là dạng đột biến nhạy cảm với EGFR-TKIs; trong đó có 1 trường hợp xuất hiện đồng thời 2 đột biến hiếm là G719X trên exon 18 à S768I trên exon 20.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hoa và cộng sự năm 2019 trên 100 bệnh nhân UTP mang đột biến EGFR tại Bệnh viện K Trung ương cũng ghi nhận 2 đột biến thường gặp nhất là xóa đoạn tại exon 19 (54%) và L858R tại exon 21 (36%)[2]. Nghiên cứu của Lê Hoàn và cộng sự trên 66 bệnh nhân UTP có đột biến EGFR năm 2020 ghi nhận 54,5% là đột biến xóa đoạn trên exon 19, 44% là đột biến L858R trên exon 21 và 1,5% là đột biến hiếm G719S[5]. Nghiên cứu của Đặng Văn Khiêm trên 56 trường hợp UTP có đột biến EGFR tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019 cho thấy đột biến xóa đoạn trên exon 19 chiếm 71,4%, đột biến trên exon 21 là 28,6%[7].

Trên thế giới, Parasso A. và cộng sự nghiên cứu trên 1108 bệnh nhân UTP mang đột biến EGFR năm 2021 ghi nhận 50,2% trường hợp mang đột biến xóa đoạn trên exon 19, 38,7% đột biến L858R trên exon 21 và 17,9% mang các đột biến hiếm[26]. Kim HR và cộng sự nghiên cứu trên 110 bệnh nhân UTP mang đột biến EGFR tại Seoul, Hàn Quốc năm 2012 ghi nhận 62,7% bệnh nhân có đột biến xóa đoạn tại exon 19; 33,6% bệnh nhân có đột biến L858R tại exon 21 và chỉ có 3,7% bệnh nhân gặp những đột biến nhạy

cảm khác của gen EGFR[17]. Các nghiên cứu này cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

4.2.3. Đặc điểm hình ảnh học

4.2.3.1. Hình ảnh cắt lớp vi tính ngực trước điều trị

Nghiên cứu trên 39 bệnh nhân UTPKTBN có mang gen EGFR đột biến, ghi nhận 48,7% khối u có kích thước ≤ 3cm, 28,2% khối u kích thước từ 3 đến 5cm, 12,8% khối u có kích thước từ 5 đến 7cm và 10,3% khối u có kích thước trên 7cm.

Về vị trí tổn thương, nghiên cứu ghi nhận tổn thương gặp nhiều nhất ở thùy dưới phổi phải (30,8%) và thùy trên phổi phải (23,1%), gặp ít nhất ở thùy trên phổi trái (10,3%). Kết quả này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Khiêm trên 56 trường hợp UTP có đột biến EGFR tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019. Nghiên cứu này ghi nhận các tổn thương thường gặp nhiều nhất cũng nằm ở thùy dưới phổi phải (28,6%) và thùy trên phổi phải (23,3%)[7]. Nhìn chung, tổn thương UTP có thể gặp ở bất kì thùy phổi nào, không có sự khác biệt về vị trí có ý nghĩa thống kê được ghi nhận.

Đánh giá về hạch trên hình ảnh cắt lớp vi tính, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận hạch trung thất và/hoặc hạch rốn phổi đối bên (nhóm hạch N3) chiếm tỉ lệ cao nhất (48,7%), tiếp đến là không phát hiện được hạch trên cắt lớp vi tính (25,6%). Chỉ có 4 trường hợp (10,3%) có hạch quanh phế quản và/hoặc hạch rốn phổi cùng bên (nhóm hạch N1). Kết quả này khá phù hợp với một số kết quả nghiên cứu tại Việt Nam. Theo Đặng Văn Khiêm và cộng sự, nghiên cứu trên 56 trường hợp UTP giai đoạn IV có đột biến EGFR tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019 ghi nhận nhóm hạch N3 chiếm tỉ lệ cao nhất với 53,6%, sau đó là nhóm hạch N2 (26,8%), cuối cùng là nhóm hạch N1 chiếm tỉ lệ thấp nhất với 7,1%[7].

4.2.3.2. Hình ảnh đánh giá tổn thương di căn trước điều trị

UTP là loại ung thư tiến triển nhanh, di căn sớm ngay cả khi kích thước khối u nguyên phát vẫn còn nhỏ. Những vị trí thường di căn trong UTP là phổi đối bên, màng phổi, màng tim, não, xương, gan và tuyến thượng thận[8].

Nghiên cứu trên 39 bệnh nhân UTPKTBN có đột biến EGFR, chúng tôi ghi nhận di căn xương (33,3%) và di căn não (25,6%) là hai vị trí di căn thường gặp nhất, tiếp đến là di căn phổi, màng phổi (17,9%) và di căn hạch (17,9%), nghiên cứu cũng chỉ ra di căn tuyến thượng thận là vị trí ít gặp nhất, chiếm 2,6%. Nghiên cứu cũng ghi nhận phần lớn trường hợp bệnh nhân có 1 tổn thương di căn (74,7%), có 17,7% bệnh nhân có 2 tổn thương di căn và 7,7% bệnh nhân không có tổn thương di căn tại thời điểm đánh giá. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với các nghiên cứu khác tại Việt Nam. Nghiên cứu của Đặng Văn Khiêm và cộng sự trên 56 trường hợp UTP giai đoạn IV có đột biến EGFR tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019 ghi nhận di căn xương chiếm 32,1%, di căn não chiếm 30,3%[7]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hoa và cộng sự trên 100 bệnh nhân UTP có đột biến EGFR tại Bệnh viện K Trung ương năm 2019 ghi nhận có 55% bệnh nhân di căn xương, 20% di căn màng phổi và 19% di căn não[2].

4.2.4. Đặc điểm chất chỉ điểm khối u CEA sau điều trị

Nghiên cứu trên 39 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIB-IV có đột biến EGFR được điều trị bằng Afatinib cho thấy trong quá trình điều trị, nồng độ CEA có xu hướng giảm so với lúc bắt đầu điều trị, thể hiện bằng các giá trị Min, Max và trung bình đều giảm, trong đó giá trị trung bình giảm gần một nửa so với trước điều trị (giảm từ 101,1 ng/mL xuống còn 55,3 ng/mL). Nồng độ CYFRA 21-1 bao gồm các giá trị Min, Max và trung bình cũng đều giảm, đặc biệt giá trị Max giảm từ 163,3 ng/mL xuống còn 12,4 ng/mL. Tuy nhiên giá trị trung bình CYFRA 21-1 và CEA so với ngưỡng (< 3,3 ng/mL và < 4,3 ng/mL) vẫn còn cao.

Điều này phần nào cho thấy việc điều trị bằng Afatinib trên bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa đã có tác động tích cực tới khối u.

4.2.5. Đặc điểm khối u sau điều trị

Nghiên cứu trên 39 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIB-IV có đột biến EGFR được điều trị bằng Afatinib, chúng tôi ghi nhận phần lớn bệnh nhân đạt đáp ứng một phần sau điều trị (51,3%), 33,3% bệnh nhân đạt ổn định, 7,7% đạt đáp ứng hoàn toàn và 7,7% bệnh nhân tiến triển. Với các đột biến hiếm

(L861Q, G719X và S768I), 60% bệnh nhân đáp ứng một phần, 40% bệnh nhân ổn định.

Khi đánh giá hiệu quả của Afatinib ở 30 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIC-IV, có đột biến EGFR, điều trị tại Bệnh viện K Trung ương năm 2019, Nguyễn Thị Thái Hòa và cộng sự ghi nhận 60% đáp ứng một phần, 30% bệnh ổn định, 3,3% đáp ứng hoàn toàn và 6,7% bệnh tiến triển[4]. Nghiên cứu của Ho GF trên 85 bệnh nhân UTPKTBN được điều trị bằng Afatinib năm 2019 cũng ghi nhận 2,4% bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn toàn, 74,1% bệnh nhân đạt đáp ứng một phần, 18,8% bệnh nhân ổn định và 4,7% bệnh tiến triển[15].

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 39 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIB-IV được điều trị bằng Afatinib từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021 tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIb-IV được điều trị bằng Afatinib

Độ tuổi mắc UTPKTBN thường gặp nhất là nhóm trên 60 tuổi (64,1%), trung bình là 62 tuổi, hầu như không có sự khác biệt về giới tính, với tỉ lệ nam: nữ gần xấp xỉ 1:1.

59% bệnh nhân không hút thuốc lá.

Các triệu chứng toàn thân trước điều trị hay gặp nhất là gầy sút (46,2%), sau đó là mệt mỏi (38,5%) và sốt (10,3%).

Các triệu chứng hô hấp trước điều trị là khá thường gặp, dao động từ 15,4% đến 61,5%, một số lượng nhỏ bệnh nhân không có các triệu chứng hô hấp (7,7%).

64,1% bệnh nhân không còn triệu chứng hô hấp sau 3 tháng điều trị.

Các triệu chứng di căn là thường gặp ở bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa, xuất hiện ở 55,6% nhóm bệnh nhân có di căn (không kể di căn phổi, màng phổi). Triệu chứng liên quan tới các hội chứng cận u là hiếm gặp trên các bệnh nhân UTPKTBN.

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của Afatinib là nổi ban ngoài da (20,5%) và mệt mỏi, chán ăn (10,3%).

2. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIb-IV được điều trị bằng Afatinib

97,4% UTPKTBN là ung thư biểu mô tuyến.

Các loại đột biến EGFR thường gặp là xóa đoạn trên exon 19 (61,5%) và L858R trên exon 21 (25,6%). Các loại đột biến hiếm chiếm tỉ lệ nhỏ, với 15,4%.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 11/09/2024