Chọn Lọc Bò Đực Giống Holstein Friesian Bằng Giá Trị Giống Ước Tính Về Tiềm Năng Sữa Thông Qua Sản Lượng Sữa Lứa Đầu Đàn Con Gái

Qua nghiên cứu, đánh giá chọn lọc 10 cá thể bò đực giống HF theo giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa của 420 chị em gái cùng cha khác mẹ đã xác định và chọn được 6 bò đực giống mang số hiệu 297, 298, 292, 293, 295 và 296 có giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa dương cao: từ +169,50 kg sữa/chu kỳ đến +319,52 kg sữa/chu kỳ. Với kết quả này, tiềm năng sữa của 6 bò đực giống này đã cao hơn 4,76% so với kết thúc của của bước tuyển chọn qua đời trước và cao hơn 4,06% so với kết thúc của của bước tuyển chọn thông qua bản thân.

Như vậy, 6 bò đực giống được chọn lọc này được tiếp tục nghiên

cứu, đánh giá giá trị

giống

ước tính về

tiềm năng sữa thông qua

sản

lượng sữa lứa đầu của đàn con gái là bước cuối cùng của phương pháp kiểm tra chọn bò đực giống chuyên sữa qua đời sau nhằm chọn được

chính xác nhất những bò đực giống tốt nhất để đưa vào sản xuất tinh

đông lạnh phục vụ công tác cải tạo nâng cao chất lượng bò đực giống Holstein Friesian và đàn bò sữa Việt Nam.

3.4. CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN BẰNG GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH VỀ TIỀM NĂNG SỮA THÔNG QUA SẢN LƯỢNG SỮA LỨA ĐẦU ĐÀN CON GÁI

Kiểm tra, đánh giá, chọn lọc bò đực giống bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái là bước cuối cùng của quy trình kiểm tra bò đực giống chuyên sữa qua đời sau.

Có rất nhiều chỉ

tiêu để

đánh giá chọn lọc bò đực giống ở

bước

chọn lọc thông qua con gái như khả năng sinh trưởng phát triển, sinh sản,

sản lượng sữa, chất lượng sữa..., nhưng quan trọng nhất là sản lượng

sữa chu kỳ 305 ngày của lứa sữa đầu. Vì vậy, trong khuôn khổ đề tài này

chúng tôi chỉ tập trung xác định giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của lứa sữa đầu đàn bò con gái.

Thế

nhưng,

sản lượng sữa

có mối tương quan di truyền âm, rất

chặt chẽ với tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa. Nguyễn Văn Đức và cs. (2006); Phạm Văn Giới (2008); Lê Bá Quế (2013); Lê Văn Thông và cs. (2014) đã khẳng định hệ số tương quan di truyền giữa sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày với tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa có giá trị âm, rất chặt chẽ, rGSLS­TLMS biến động từ ­0,89 đến ­0,91 và rGSLS­TLPS biến động từ ­0,91 đến ­0,94; trong lúc đó, hệ số tương quan di truyền giữa tỷ lệ mỡ sữa và

tỷ lệ

protein sữa có giá trị

dương và rất chặt chẽ, rGTLMS­TLPS biến động

trong phạm vi 0,91­0,95. Như vậy, nếu sản lượng sữa tăng thì tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa giảm và ngược lại.

Vì vậy, khi chọn lọc bò đực giống HF có tiềm năng sữa cao là chưa đủ mà cần quan tâm cả 2 chỉ tiêu chính của chất lượng sữa là tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa nhằm đảm bảo khi chọn lọc được những bò

đực giống có giá trị

giống

ước tính

về tiềm năng sữa cao để

cải tiến

nâng cao sản lượng sữa cho đời sau, nhưng chất lượng sữa vẫn phải đạt tiêu chuẩn là tỷ lệ mỡ sữa >3,5% và tỷ lệ protein sữa >3,0%.

3.4.1. Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò con gái

Qua kết quả

nghiên cứu trình bày trong bảng 3.18 cho thấy,

sản

lượng sữa chu kỳ 305 ngày của lứa sữa đầu đàn con gái 6 bò đực giống được tuyển chọn bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa của con gái trung bình là 5.474,90 kg/chu kỳ, cao nhất là đàn con gái của bò đực giống HF mang số hiệu 298 (5.635,53 kg/chu kỳ),

thấp nhất là đàn con gái của đực giống HF mang số

hiệu 293, chỉ

đạt

5.315,56 kg/chu kỳ. Sự sai khác về giá trị trung bình của sản lượng sữa giữa các đàn con gái của các bò đực giống có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Nguyễn Hữu Hoài Phú (2007) cho biết, sản lượng sữa của bò HF nuôi tại Mộc Châu là 5.163kg/chu kỳ; Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ

Bình (2007), thông báo sản lượng sữa đàn bò HF tại Lâm Đồng là

5.127,14 kg/chu kỳ; Nguyen Van Thuong và cs. (2008), thông báo sản

lượng sữa của bò HF nuôi tại Mộc Châu là 5.203 ± 3,48kg.

Bảng 3.18. Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn/chu kỳ đầu đàn con gái của từng bò đực giống Holstein Friesian‌


(con)

Mean

SE

Mean

SE

292

45

5.524,79ab

72,14

5.193,47

68,82

293

42

5.315,56b

94,80

4.985,17

92,87

295

40

5.353,84ab

112,56

5.052,47

104,58

296

43

5.414,67ab

92,95

5.063,83

88,69

297

42

5.589,61ab

104,93

5.213,65

101,62

298

44

5.635,53a

100,28

5.239,53

92,07

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam - Phạm Văn Tiềm - 16

SH đực giống kiểm tra

n con gái

SLS chu kỳ đầu của đàn CG (kg/305 ngày)

SLS 305 ngày SLS tiêu chuẩn


Trung bình 256 5.474,90 39,70 5.126,70 37,50

Ghi chú: Trong cùng một cột, những giá trị trung bình có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả công bố của các tác giả trên. Nguyên nhân có thể do kết quả của các tác giả trên được nghiên cứu ở những giai đoạn trước đây khi chất lượng giống và các yếu tố ngoại cảnh còn hạn chế. Trong lúc đó, chất lượng giống và các yếu tố ngoại cảnh hiện nay đối với ngành chăn bò sữa tốt hơn: kinh nghiệm chăn nuôi ngày càng được tích lũy, đồng thời được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tạo được các khẩu phần thức ăn thích hợp hơn, chất lượng thức ăn được nâng lên, trình độ quản lý chăm sóc

đàn bò ngày càng được tốt hơn, đặc biệt trong công tác giống được đầu tư hơn, nhập khẩu những bò cái cao sản về bổ sung đàn; bò đực giống ngày càng được tăng cường áp lực chọn lọc và nhập khẩu những đực

giống thuần chủng, cao sản có tiềm năng di về năng suất, chất lượng

sữa ngày càng cao từ (Hoa Kỳ, Canada, Australia…) đã góp phần quan trọng trong việc cải tạo, nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò sữa trong nước, đặc biệt là sản lượng sữa.

Trần Quang Hạnh (2010), theo dõi khả năng sản xuất sữa trên đàn bò HF nuôi tại Lâm Đồng thu được sản lượng sữa trung bình là 5.421,22 kg/chu kỳ; Lê Bá Quế (2013), nghiên cứu sản lượng sữa lứa đầu đàn tại Lâm Đồng và Mộc Châu cho kết quả giao động từ 4.463,6 kg/chu kỳ đến 5.687,0 kg/chu kỳ. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Trần Quang Hạnh (2010) và Lê Bá Quế (2013).

Theo nghiên của Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006), trên đàn bò HF nhập khẩu từ Hoa Kỳ nuôi tại Mộc Châu cho biết sản lượng sữa trung

bình đạt 5.788 kg/con/chu kỳ

305 ngày

ở lứa sữa đầu. Sở

dĩ kết quả

nghiên của Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006), cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là vì đàn bò cái HF trong nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006), là đàn bò được nhập khẩu từ Hoa Kỳ nên đã được chọn lọc kỹ và Hoa Kỳ là nước có ngành chăn nuôi bò sữa nổi tiếng trên thế giới được nhập khẩu về Việt Nam nên chất lượng giống tốt hơn so với đàn

bò trong nghiên cứu của chúng tôi sinh ra tại Việt Nam khi sữa của bò mẹ thấp hơn so với bò mẹ của đàn nhập khẩu này.

sản lượng

Qua kết quả xác định được về sản lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái của 6 đực giống đang kiểm tra cho phép chúng ta khẳng định rằng

chất lượng đàn bò đực giống đang kiểm tra rất tốt vì sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái rất cao (5.474,90 kg/chu kỳ). Như vậy, sản lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái của 6 đực giống đang kiểm tra cao hơn hẳn so với sản lượng sữa của đàn bò sữa HF nhóm tương đồng (5.152,80 kg/chu kỳ).

Chen và cs. (2006) cho biết,

sản lượng sữa

bò HF ở Bắc

Kinh,

Trung Quốc đạt

8.500 kg/chu kỳ. Canwest (2006) cho biết,

sản lượng

sữa bò HF tại Pháp là 9.850 kg/chu kỳ.

Theo công bố

của ICAR. (2013),

sản lượng sữa

bò HF

ở Nhật

Bản đạt 9.295 kg/chu kỳ; Tây Ban Nha đạt 9.546 kg/chu kỳ Quốc là 9.737 kg/chu kỳ.

và Hàn

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với sản

lượng sữa bò HF tại Pháp; Nhật Bản; Tây Ban Nha; Hàn Quốc; Trung

Quốc vì họ có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, công tác tạo, chọn

giống được quan tâm, đầu tư tốt, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đều

được đưa vào áp dụng, có điều kiện chọn lọc được những cá thể có

tiềm năng di truyền cao về năng suất, chất lượng nên đàn bò sữa cho sản

lượng sữa cao. Mặt khác, các nước nói trên là những nước có thời tiết

khí hậu môi trường mát mẻ hơn ở Việt Nam phù hợp với bò sữa HF, nên chúng cho sản lượng sữa cao hơn.

Như vậy, qua nghiên cứu về khả năng cho sữa của các tác giả ở các thời kỳ khác nhau cho thấy sản lượng sữa các thời kỳ là khác nhau. Sản lượng sữa của đàn bò sữa HF ở nước ta cũng được tăng lên rõ rệt qua các năm, điều đó chứng tỏ kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa HF được tích lũy qua các năm, các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa được áp dụng, việc những năm gần đây nhập khẩu và tuyển chọn được những bò

đực giống HF thuần chủng cao sản có tiềm năng di truyền cao đã góp phần to lớn trong cải tạo, nâng cao năng suất chất lượng đàn bò sữa Việt Nam nói chung và của Mộc Châu (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng) nói riêng.

Theo phân tích về quy luật sinh học tiết sữa của Nguyễn Văn Đức và cs. (2008), trên sản lượng sữa của 8 chu kỳ sữa đầu đàn bò sữa HF nuôi tại Mộc Châu cho biết, sản lượng sữa tăng dần từ lứa 1, 2 đến lứa 3, ổn định ở lứa 4, 5 và giảm dần từ lứa 6, 7, 8. Như vậy, sản lượng sữa đàn con gái của 6 bò đực giống được chọn lọc thông qua đời con trong

nghiên cứu này, sẽ có

sản lượng sữa

rất cao

ở những chu kỳ sữa tiếp

theo. Nếu sản lượng sữa ở chu kỳ sữa thứ 3 tăng 13,43% so với chu kỳ sữa đầu ở nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cs. (2008) thì sản lượng sữa 305 ngày trung bình đàn bò con gái này có thể đạt 6.210,18 kg/chu kỳ (5.474,90 kg + 5.474,90kg x 13,43%) ở lứa sữa thứ 3.

Để dễ so sánh về tiềm năng cho sữa và chất lượng sữa của từng cá thể bò đực giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sản lượng sữa tiêu chuẩn đàn con gái của những bò đực giống đang được kiểm tra. Kết quả về sản lượng sữa tiêu chuẩn đàn con gái của những bò đực giống đang kiểm tra được trình bày ở bảng 3.18.

Qua bảng 3.18 cho thấy, sản lượng sữa tiêu chuẩn của đàn bò con gái đạt trung bình 5.126,70 kg/chu kỳ, cao nhất là đàn con gái của bò đực giống 298 đạt 5.239,53 kg/chu kỳ, thấp nhất là đàn con gái của bò đực giống 293 đạt 4.985,17 kg/chu kỳ. Sản lượng sữa tiêu chuẩn của đàn bò

con gái của từng đực giống HF này là khác nhau, song sự không có ý nghĩa ở mức thống kê.

sai khác này

Theo Trần Quang Hạnh (2010), sản lượng sữa tiêu chuẩn của bò

HF tại Lâm Đồng là 5.105,96 kg/chu kỳ. Lê Bá Quế (2013), nghiên cứu khả năng sản xuất sữa của đàn bò tại Đức Trọng (Lâm Đồng) và Mộc

Châu (Sơn La) cho biết,

sản lượng sữa

tiêu chuẩn đạt từ

4.251,1 đến

5.262,1 kg/chu kỳ. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Trần Quang Hạnh (2010) và Lê Bá Quế (2013).

So sánh sản lượng sữa tiêu chuẩn trung bình của 6 bò đực giống

được tuyển chọn vào kiểm tra qua đời sau với sản lượng sữa tiêu chuẩn của 10 bò đực giống đưa vào kiểm tra qua chị em gái cho thấy, trung bình

sản lượng sữa

tiêu chuẩn được tăng lên từ

4.603,10 kg/chu kỳ

lên

5.126,70 kg/chu kỳ, tương ứng tăng 11,37%. Có kết quả trên là do thông qua đánh giá đàn chị em gái, đã chọn lọc được 6 bò đực giống có tiềm năng di truyền về sản lượng sữa cao và loại bỏ 4 cá thể bò đực giống có tiềm năng di truyền về sản lượng sữa không cao. Vì vậy, sản lượng sữa của đàn bò con gái đã tăng 11,37% so với trung bình đàn.

3.4.2. Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái

Trong chăn nuôi bò sữa, tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa là 2 chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng sữa và chúng có mối quan

hệ ngược chiều với sản lượng sữa. Vì vậy, khi chọn lọc nâng cao sản

lượng sữa, 2 chỉ

tiêu chính về

chất lượng sữa tỷ lệ

mỡ sữa và tỷ lệ

protein sữa phải được xác định nhằm không làm giảm chất lượng sữa.

Chất lượng sữa của bò sữa phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng,

tháng và giai đoạn của kỳ tiết sữa … Qua kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.19 cho thấy, tỷ lệ mỡ sữa ở chu kỳ sữa đầu của đàn bò HF con gái đạt trung bình 3,58 ± 0,01%, cao nhất bò đực giống số hiệu 295

đạt 3,63 ± 0,02%, thấp nhất là bò đực giống số hiệu 298 đạt 3,53 ±

0,02%. Sự sai khác về giá trị trung bình của tỷ lệ mỡ sữa giữa các đàn con gái của các bò đực giống có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Theo Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006), đàn bò HF nhập từ Mỹ

nuôi tại Mộc Châu (giai đoạn 2001­2006) có tỷ lệ mỡ sữa là 3,30 ±

0,76% và tại Lâm Đồng, tỷ

lệ mỡ

sữa là 3,41 ± 0,85%; Trần Quang

Hạnh (2010), đàn bò HF nuôi tại Lâm Đồng có tỷ lệ mỡ sữa lứa đầu là 3,32 ± 0,03%.

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy, kết quả tỷ lệ mỡ sữa đàn bò sữa con gái của những bò đực giống được tuyển chọn đánh giá qua đời sau trong

nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của các tác giả trên. Nguyên nhân

những năm gần đây để nâng cao sản lượng sữa thì các đơn vị chăn nuôi bò sữa đã chú trọng đến các giải pháp nhằm không ngừng tăng năng suất, chất lượng sữa bò trong đó đặc biệt là khâu tuyển chọn bò giống có tiềm năng di truyền cao về năng suất, chất lượng để cải tạo đàn bò cái giống và nâng cao chất lượng khẩu phần thức ăn cho bò sữa thông qua, đầu tư máy móc, thiết bị chế biến thức ăn tốt hơn, nhập khẩu những cỏ chất lượng cao như cỏ Alfafa, tạo khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) đã

đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho đàn bò vì vậy tỷ lệ được tăng lên.

mỡ trong sữa bò

Ngô Thành Vinh và cs. (2005) cho biết, bò HF nuôi tại Ba Vì có tỷ lệ mỡ sữa là 3,59 %; Lê Bá Quế và cs. (2013) cho biết, tỷ lệ mỡ sữa chu kỳ đầu con gái từng bò HF nuôi tại Mộc Châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đồng) là 3,59 %; Lê Văn Thông và cs. (2014), nghiên cứu tỷ lệ mỡ sữa chu kỳ đầu đàn bò chị em gái ở Mộc Châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đồng) của đàn bò HF sinh ra tại Việt Nam dao động từ 3,50 % đến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022