Đánh giá chất lượng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh Huế - 2



Điều này.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3


-Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

-Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

-Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời

hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị

quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý” [7], [8].

Như vậy, nợ quá hạn và nợ xấu phản ánh chất lượng cho vay trong việc thỏa mãn yêu cầu đảm bảo an toàn và hiệu quả của NHTM. Nợ quá hạn và nợ xấu của cho vay HKD cần được phân tích theo 2 tiêu chí:

-Tình hình tăng giảm nợ quá hạn, nợ xấu cho vay HKD: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu cho vay HKD được thể hiện thông qua số dư của các khoản nợ quá hạn,


nợ xấu. ần phải tiến hành phân tích nợ quá hạn, nợ xấu theo nhiều tiêu chí để có thể nhận biết rủi ro của các khoản vay đang tập trung trong những món vay kỳ hạn nào, mục đích vay gì, ngành nghề kinh doanh là gì, … để có thể đánh giá một cách khách quan chất lượng cho vay HKD và đưa ra những giải pháp phù hợp.

-Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay HKD: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho biết trong 100 đồng vốn cho vay của NHTM đối với các HKD thì có bao nhiêu đồng là nợ quá hạn, nợ xấu. Qua các năm, tỷ lệ này gia tăng phản ánh chất lượng của các món vay là thấp và ngược lại.




c. Hiệu quả sử dụng vốn cho vay hộ kinh doanh


Trong đó:


Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn cho vay HKD thì ngân hàng sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lãi. Chỉ tiêu này cao và duy trì ổn định/tăng trưởng qua các giai đoạn thể hiện việc cho vay HKD luôn mang lại thu nhập ổn định cho NHTM, khách hàng đảm bảo trả lãi đúng hạn, điều này phản ánh hoạt động cho vay HKD thỏa mãn yêu cầu “đảm bảo hiệu quả” mà NHTM đặt ra.


d. Vòng quay vốn cho vay hộ kinh doanh


Vòng quay vốn cho vay phản ánh khả năng thu hồi nợ và tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NHTM. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện NHTM đã thu hồi được các khoản cho vay, số vòng quay vốn lớn, tốc độ quay vòng vốn nhanh, đồng thời chỉ tiêu này phản ánh sự chủ động và linh hoạt của NHTM trong việc tìm kiếm khách hàng và cho biết chất lượng các khoản vay được đảm bảo. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao không phải là tốt vì sau khi thu nợ, NHTM phải tìm kiếm những khách hàng mới và tốn kém nhiều thời gian, chi phí cho nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi vừa thu hồi được này.


e. Mức sinh lời cho vay hộ kinh doanh



Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay HKD. Nó cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn ngân hàng cấp cho HKD vay thì sẽ sinh ra bao nhiêu đồng lãi thuần. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh lợi nhuận mang lại cho NHTM càng cao, ngâng hàng cân đối được tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng lợi nhuận, mang lại hiệu quả trong hoạt động cho vay HKD.

1.3.3.2. Những tiêu chí định tính


a. Khả năng tìm kiếm và khai thác thị trường


Khả năng tìm kiếm và khai thác thị trường của nhân viên ngân hàng sẽ thể hiện chất lượng cho vay HKD trong việc đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng của NHTM. Việc nhân viên ngân tìm kiếm những HKD có nhu cầu vốn trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM hoặc mở rộng ra những thị trường khác sẽ phản ánh yêu cầu tăng trưởng tín dụng trong hoạt động cho vay HKD luôn được đảm bảo.

b. Sự tuân thủ quy trình cho vay


Một quy trình cho vay nghiêm ngặt, chặt chẽ của NHTM sẽ không mang lại tác dụng giảm thiểu rủi ro cho vay nếu cán bộ tín dụng không thực hiện đúng từng bước. Việc nhân viên tiến hành thẩm định HKD một cách đầy đủ, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn nghiêm ngặt sẽ đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của NHTM.


1.3.4. Những nhân tố ảnh hướng đến chất lượng cho vay hộ kinh doanh của ngân

hàng thương mại


1.3.4.1. Nhân tố chủ quan


a. Chính sách tín dụng của NHTM


Chính sách tín dụng nói chung và chính sách cho vay nói riêng của NHTM là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy định chi phối hoạt động tín dụng trong đó có hoạt động cho vay. Tùy theo từng thời kỳ, giai đoạn mà mỗi NHTM đưa ra những chính sách mới phù hợp với mục tiêu của mình đồng thời thực hiện đúng những quy định của NHNN.

Chính sách tín dụng của NHTM bao gồm những chính sách về lãi suất, về khách hàng vay vốn, về quy mô và giới hạn các khoản vốn vay, về kỳ hạn trả nợ, về công tác quản lý rủi ro … Những điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cho vay theo những chiều hướng khác nhau. Ví dụ: việc NHTM đưa ra quyết định hạn chế hay mở rộng ngành nghề có độ rủi ro cao của các HKD được vay vốn sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn trong hoạt động cho vay HKD của NHTM.

b. Quy trình cho vay


Mỗi NHTM sẽ đưa ra một quy trình cho vay khác nhau nhằm đảm bảo việc đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối các khoản vay là chính xác và hạn chế được rủi ro. Một quy trình cho vay phức tạp, mất nhiều thời gian sẽ không đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn dẫn đến làm giảm lợi nhuận hoặc gây khó khăn cho hoạt động của HKD, từ đó làm giảm chất lượng cho vay HKD của NHTM. Ngược lại, một quy trình cho vay đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ các khâu sẽ giúp NHTM vừa tăng trưởng tín dụng, vừa đảm bảo an toàn và hiệu quả.

c. Trình chuyên môn của nhân viên ngân hàng


Nhân viên ngân hàng là người trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với khách hàng để có được những thông tin cần thiết từ phía khách hàng. Trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cho vay.


Với năng lực trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thì khi thẩm định cho vay, nhân viên thẩm định tốt để đưa ra được những quyết định phù hợp, hạn chế rủi ro từ đó nâng cao chất lượng cho vay.


d. Năng lực quản trị của ngân hàng


Năng lực quản trị của ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược và mục tiêu hoạt động, quảng bá các sản phẩm, lựa chọn phân đoạn thị trường, lựa chọn các kênh phân phối, … sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản vay. Ví dụ: việc ngân hàng tập trung khai thác một thị trường các HKD có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ gây khó khăn trong vấn đề đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng của NHTM.

1.3.4.2. Nhân tố khách quan


a. Nhân tố khách quan từ khách hàng vay vốn


Chất lượng cho vay HKD chịu tác động trực tiếp từ khách hàng vay vốn. Việc khách hàng làm giả giấy tờ như giấy đăng ký kinh doanh, sử dụng vốn sai mục đích, không có thái độ tích cực trong việc trả nợ đúng hạn, … đều làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng.

b. Nhân tố khách quan từ môi trường kinh doanh


-Môi trường kinh tế


Một nền kinh tế có các chỉ số về lãi suất, lạm phát, tỷ giá, ... biến động sẽ ảnh hưởng đến chính sách của NHTM, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của HKD theo nhiều hướng khác nhau. Đảm bảo luôn trả nợ đúng hạn trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động là một việc làm khó khăn cho các HKD, điều này sẽ làm giảm chất lượng của các khoản cho vay.

-Môi trường chính trị - pháp luật


Nền chính trị ổn định, luật pháp được quy định rõ ràng, minh bạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các HKD và các doanh nghiệp. Mặt khác, những lỗ hổng của luật pháp, ví dụ như trong vấn đề đăng ký kinh doanh đối với HKD


sẽ ảnh hưởng đến mục đích vay vốn của nhiều khách hàng, điều này sẽ khiến NHTM gánh chịu nhiều rủi ro.


-Môi trường văn hoá – xã hội


Những vấn đề về văn hóa – xã hội như những thói quen, trình độ dân trí, … của người dẫn sẽ ảnh hưởng đến thái độ hoàn trả, cách cư xử của khách hàng đối với NHTM. Một khách hàng có thu nhập ổn định, trình độ học vấn cao sẽ có xu hướng thanh toán nợ đúng hạn từ đó NHTM có thể đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay.

-Môi trường tự nhiên


Môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các HKD tiến hành hoạt động thuận lợi. Ngược lại, môi trường tự nhiên khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động như bảo quản hàng hóa, gây khó khăn cho HKD đồng thời ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho các món vay, làm giảm chất lượng cho vay của NHTM.

-Môi trường công nghệ


Việc sử dụng công nghệ hiện đại sẽ tạo điều kiện cho việc đơn giản hóa các thủ tục, tạo ra nhiều phương thức thanh toán thuận tiện, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Mặt khác, hệ thống phần mềm sử dụng trong việc quản lý khách hàng càng hiện đại sẽ giúp NHTM giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng tốt hơn và phát hiện kịp thời những sai sót để không ngừng nâng cao chất lượng các khoản vay.

-Nhân tố từ phía đối thủ cạnh tranh


Trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM diễn ra gay gắt thì việc lách luật để thu hút khách hàng từ phía các NHTM là điều được đề cập rất nhiều trong thời gian vừa qua. Việc chạy đua cạnh tranh giữa các NHTM để tiến hành cấp vốn cho vay sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng các khoản vay khi các NHTM tiết kiệm thời gian, thẩm định một cách sơ sài và không phát hiện được rủi ro.

Việc đánh giá chất lượng cho vay HKD cần phải được tiến hành phân tích một cách toàn diện trên nhiều chỉ tiêu và phải đặt trong điều kiện tác động của nhiều nhân tố khác để có được những đánh giá khách quan, chính xác.


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH HUẾ

2.1. Sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế


2.1.1. Sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu


Bảng 2.1. Giới thiệu NHTMCP Á Châu Việt Nam


Tên giao dịch Việt Nam

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Tên giao dịch Quốc tế

Asia Commercial Bank

Tên viết tắt

ACB

Mã chứng khoán

ACB – Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội


Logo


Slogan Ngân hàng của mọi nhà Trụ sở chính 442 Nguyễn Thị Minh Khai Quận 15

Slogan

Ngân hàng của mọi nhà

Trụ sở chính

442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại

(848) 3929 0999

Website

www.acb.com.vn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 46 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh Huế - 2

(Nguồn: website NHTMCP Á Châu – www.acb.com.vn)


Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về NHTM được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Bên cạnh đó Pháp lệnh về ngân hàng ra đời năm 1993 cũng đã đưa hoạt động ngân hàng vào giai đoạn ổn định và phát triển. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Á Châu đã được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 533/GP-UB do UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, NHTMCP Á Châu (ACB) chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2011, số vốn điều lệ của ACB đạt mức 9.376.965.060.000 đồng và trở thành một trong những NHTMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, những năm qua,


ACB đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm và khai thác thị trường bán lẻ Việt Nam, được các chuyên gia trong ngành tài chính đánh giá là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam và đạt nhiều giải thưởng quan trọng.

2.1.2. Sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế


2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển


Thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên – Huế nói chung là một trong số những tỉnh, thành thuộc khu vực kinh tế trọng điểm Miền Trung và là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Với mục tiêu sớm trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương, Thừa Thiên – Huế trở thành một thị trường tiềm năng cho các NHTM nhắm đến và NHTMCP Á Châu không nằm ngoài xu hướng đó. Nhận biết điều này, ACB đã hình thành chi nhánh đầu tiên tại Huế, được cấp giấy phép kinh doanh ngày 24/06/2005 và chính thức đi vào hoạt động ngày 22/07/2005.

Sau gần 7 năm hoạt động, ACB – Chi nhánh Huế (CN Huế) đã không ngừng phát triển và mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. Tính đến cuối năm 2011, NHTMCP Á Châu đã có 1 Chi nhánh và 2 Phòng giao dịch.

Bảng 2.2. Chi nhánh và các phòng giao dịch của ACB – CN Huế


Chi nhánh/Phòng giao dịch

Địa chỉ

Điện thoại

Chi nhánh Huế

01 Trần Hưng Đạo – TP.Huế

0543.571175

Phòng giao dịch Phú Hội

30 Hùng Vương – TP.Huế

0543.936639

Phòng giao dịch An Cựu

100 Hùng Vương – TP.Huế

0543.883699


2.1.2.2. Tổ chức bộ máy hoạt động


-Giám đốc: là người phụ trách chung, phụ trách công tác tổ chức, điều chuyển cán bộ, trực tiếp chỉ đạo phương hướng hoạt động của chi nhánh.

-Phó giám đốc: là người hỗ trợ giám đốc, đảm bảo quá trình hoạt động của chi nhánh thông suốt.


-Bộ phận khách hàng doanh nghiệp: là bộ phận trực tiếp giao dịch, quảng bá, giới thiệu sản phẩm – dịch vụ cho khách hàng là các doanh nghiệp như mở tài khoản và thanh toán, cho vay bổ sung vốn kinh doanh, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, …. Theo quyết định của ACB, kể từ năm 2011, khách hàng doanh nghiệp (KHDN) của chi nhánh sẽ bao gồm các doanh nghiệp dưới hình thức là các công ty và các doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

-Bộ phận khách hàng cá nhân: là bộ phận trực tiếp giao dịch với các khách hàng cá nhân (KHCN), giới thiệu các sản phẩm – dịch vụ đến với khách hàng thông qua các hoạt động như tìm kiếm khách hàng gửi tiền, vay vốn, phát hành và thanh toán thẻ, chuyển tiền cá nhân trong và ngoài nước, các sản phẩm liên kết (bảo hiểm, tư vấn…).


kê.

-Bộ phận vận hành: bao gồm 3 bộ phận


-Bộ phận kế toán: chịu trách nhiệm về công tác kế toán, hạch toán thống


-Bộ phận hỗ trợ và nghiệp vụ (HT&NV): thực hiện các chức năng hỗ trợ

công tác nghiệp vụ chuyên môn cho các bộ phận như theo dõi hồ sơ vay, quản lý khách hàng, tư vấn, giải đáp thắc mắc về sản phẩm tiền vay và tiền gửi cho khách hàng, lập và thực hiện hợp đồng, ...

-Bộ phận giao dịch và ngân quỹ (GD&NQ): thực hiện các chức năng như tiếp xúc, giao dịch với khách hàng, thực hiện công việc thu chi (VNĐ, vàng, các loại ngoại tệ), …

2.1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 – 2011

a. Kết quả hoạt động kinh doanh


Thu nhập và chi phí của những hoạt động tín dụng, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối có xu hướng gia tăng đều qua các năm, điều này đã dẫn đến lợi nhuận của từng hoạt động cũng biến động cùng chiều. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng từ 11.705


triệu đồng năm 2009 lên 12.876 triệu đồng năm 2010 và đạt mức 14.164 triệu đồng năm 2011 tương ứng với tốc độ tăng trung bình là 10%/năm.

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB – CN Huế

ĐVT: triệu đồng


Chtiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

I. Thu nhập lãi thuần

16.408

18.049

19.854

1.641

10,00

1.805

10,00

1. Thu nhập lãi và các khoản tương tự

70.770

77.847

85.632

7.077

10,00

7.785

10,00

- Thu lãi tiền gửi

56

62

68

6

10,71

6

9,68

- Thu lãi cho vay

30.382

33.421

36.763

3.039

10,00

3.342

10,00

- Thu lãi khác

40.332

44.364

48.801

4.032

10,00

4.437

10,00

2. Chi phí lãi và các khoản tương tự

54.362

59.798

65.778

5.436

10,00

5.980

10,00

II. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ

1.932

2.125

2.337

193

9,99

212

9,98

1. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

1.995

2.194

2.413

199

9,97

219

9,98

2. Chi phí hoạt động dịch vụ

63

69

76

6

9,52

7

10,14

III. Lợi nhuận thuần từ HĐKD ngoại hối

553

608

669

55

9,95

61

10,03

1. Thu nhập từ HĐKD ngoại hối

1.245

1.369

1.506

124

9,96

137

10,01

2. Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối

692

761

837

69

9,97

76

9,99

IV. Các khoản thu nhập khác

286

315

347

29

10,14

32

10,16

V. Chi phí hoạt động

7.474

8.221

9.043

747

9,99

822

10,00

VI. Tổng lợi nhuận trước thuế

11.705

12.876

14.164

1.171

10,00

1.288

10,00

(Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế)


Trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 thì giai đoạn 2009 – 2010 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam phải vượt qua nhiều thách thức. Bước sang năm 2011, nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, NHNN ra quyết định điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt, áp trần lãi suất huy động đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động của NHTM. Tuy nhiên, trong điều kiện gặp không ít khăn như giai đoạn vừa qua thì việc duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 10%/năm là một kết quả rất đáng khích lệ.

Tuy có được lợi thế về sự đa dạng sản phẩm – dịch vụ nhưng ACB – CN Huế vẫn chưa phát huy hết tiềm năng để giới thiệu, quảng bá, thu hút khách hàng sử dụng những dịch vụ của ngân hàng nhằm gia tăng tỷ trọng nguồn thu nhập này. Trong khi tỷ trọng thu dịch vụ của ACB – CN Huế chỉ đạt 2,7% và duy trì đều qua các năm thì con


số này của toàn hệ thống các NHTM trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên – Huế là trên dưới 3,5% và luôn gia tăng qua các năm 2009 – 2010 [11]. Điều này cho thấy ACB – CN Huế vẫn còn nhiều hạn chế so với các NHTM khác về mảng dịch vụ. Do đó, chi nhánh nên chú ý khai thác hoạt động này vì đây là hoạt động ít chịu rủi ro cho ngân hàng.

Bảng 2.4. Cơ cấu tổng thu nhập của ACB – CN Huế

ĐVT: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

1. Thu nhập lãi và các khoản tương tự

70.770

95,25

77.847

95,25

85.632

95,25

2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

1.995

2,69

2.194

2,68

2.413

2,68

3. Thu nhập từ HĐKD ngoại hối

1.245

1,68

1.369

1,68

1.506

1,68

4. Các khoản thu nhập khác

286

0,38

315

0,39

347

0,39

Tổng thu nhập

74.296

100,00

81.725

100,00

89.898

100,00

(Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế)


Xét về cơ cấu tổng thu nhập, ta có thu nhập từ lãi cho vay và các khoản tương tự luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 95% trong tổng thu nhập của chi nhánh, hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối chỉ chiếm khoảng 4%. Với điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM thì việc đa dạng hóa nguồn thu nhập, gia tăng hoạt động dịch vụ sẽ là hướng đi tích cực mà ACB – CN Huế nên lưu ý phát triển.

Xét về cơ cấu chi phí của ACB – CN Huế, tương tự thu nhập, ta có chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 86% trong tổng chi phí, chi phí hoạt động chiếm 11% và còn lại là chi phí cho các hoạt động khác. Điều này càng khẳng định vai trò là người đi vay để cho vay của NHTM khi tập trung nguồn lực nguồn vốn huy động nhằm mục đích cấp tín dụng kịp thời cho khách hàng.

Từ những phân tích trên, có thể nhận xét chung là hoạt động của chi nhánh là duy trì, phát triển với tốc độ ổn định trong giai đoạn 2009 – 2011, đây là kết quả của những cố gắng, phấn đấu không ngừng của toàn thể nhân viên ACB – CN Huế trong việc bám sát chỉ tiêu, chính sách do NHTMCP Á Châu đặt ra.


b. Tình hình huy động vốn


Trong giai đoạn 2009 – 2011, tổng nguồn vốn huy động của ACB – CN Huế gia tăng qua các năm từ 711.360 triệu đồng năm 2009 lên đến 1.067.040 triệu đồng năm 2010, tương ứng tăng 50% và đạt 1.173.744 triệu đồng năm 2011 tương ứng tăng 10%. Trong đó, nguồn vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn ở mức hơn 75% tổng nguồn vốn huy động. Điều này là đặc điểm chung của các NHTM vì thường thì khách hàng gửi tiền với thời hạn ngắn để có thể chủ động với nguồn vốn.

Bảng 2.5. Nguồn vốn huy động của ACB – CN Huế theo kỳ hạn

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

2010/2009

2011/2010

1. Không kỳ hạn đến dưới 12 tháng

549.120

823.680

906.048

274.560

82.368

2. Trên 12 tháng đến 60 tháng

162.240

243.360

267.696

81.120

24.336

I. Tổng nguồn vốn huy động

711.360

1.067.040

1.173.744

355.680

106.704

II. Nguồn vốn huy động mục tiêu

580.000

820.000

927.500

240.000

107.500

IV.Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu (%)

122,65

130,13

126,55

-

-

(Nguồn: Bộ phận Kế toán ACB – CN Huế)

Sau giai đoạn khó khăn, năm 2010, tình hình kinh tế địa phương của Thừa Thiên – Huế có điều kiện phát triển, điều này đã giúp cho nguồn huy động vốn của Chi nhánh tăng nhanh với tốc độ 50%. Sang năm 2011, chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát đã gây khó khăn trong huy động vốn của ACB – CN Huế nói riêng nhất là khi NHNN đưa ra trần lãi suất huy động, bên cạnh đó, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, không ít các NHTM nhỏ lách luật huy động với lãi suất cao hơn đã khiến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ đạt mức 10% năm 2011. Tuy nhiên, so sánh với mục tiêu mà Hội sở giao cho thì qua 3 năm, chi nhánh luôn vượt kế hoạch đề ra, điều này phản ánh sự nỗ lực của chi nhánh trong việc tìm kiếm khách hàng.

c. Tình hình cho vay


Doanh số cho vay của ACB – CN Huế năm 2010 ở mức 437.148 triệu đồng, giảm mạnh 1.030.852 triệu đồng so với mức 1.468.000 triệu đồng năm 2009, tuy nhiên đến

Xem tất cả 46 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí