Thuế Môn Bài, Rào Cản Mới Đối Với Tinh Thần Kinh Doanh



công ty TNHH đầu tư George Bush và sắp tới có thể có trang trại hay mỏ than mang tên George Bush [50].

(Báo Thể thao ngày nay, thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2005, trang 16)


Tình huống ĐKKD trên đây cho phép chúng ta nhận thức rằng, trong thực tế cuộc sống quan niện về truyền thống, văn hoá, lịch sử, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam của mỗi một người là khác nhau, mỗi một công chức cũng khác nhau và chắc chắn quan niệm của mỗi Phòng ĐKKD cũng khác nhau, thậm chí các cơ quan nhà nước khác nhau cũng có thể khác nhau. Tiêu chí chung cho vấn đề này chắc chắn sẽ khó có thể định tính và định lượng một cách chính xác, vậy nên, để tránh sự tuỳ tiện của các Cơ quan ĐKKD. Các cơ quan ĐKKD nên sử dụng quyền tham vấn đã được quy định tại Điểm 4 Mục III Thông tư số 03/2004/TT-BKH ngày 29-6-2004 hướng dẫn trình tự, thủ tục ĐKKD theo quy định tại Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về ĐKKD để quyết định trong trường hợp còn có nhiều ý kiến khác nhau về tên doanh nghiệp.

Trong nhiều trường hợp khác, các cơ quan ĐKKD tại một số địa phương còn cấm kinh doanh hoặc tạm ngừng kinh doanh một thời hạn nhất định đối với một số ngành nghề mà địa phương đó cho là nhậy cảm hoặc cung đã vượt qúa cầu hoặc là để bảo vệ sự độc quyền của các DNNN. Thậm chí có địa phương còn hạn chế hình thức ĐKKD của doanh nghiệp, chỉ cho phép doanh nghiệp ĐKKD theo loại hình công ty TNHH, cổ phần, hợp danh mà không được ĐKKD dưới các hình thức khác như DNTN, hộ kinh doanh [24, tr12- 13]. Trong khi đó pháp luật về ĐKKD hoàn toàn không có quy định cấm ĐKKD trong những ngành nghề và lĩnh vực đó, mà việc cấm kinh doanh các ngành nghề như nêu ở trên hoàn toàn là do cảm tính chủ quan của các địa phương cũng như các cơ quan ĐKKD.


Một trong những nội dung quan trọng trong nội dung ĐKKD của doanh nghiệp đó là ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh trong những ngành nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Ngành nghề kinh doanh được quy định tại Thông tư số 07/2001/TTLT-BKH- TCTK ngày 10-11-2001 hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong ĐKKD. Nghị định hướng dẫn thi hành LDN năm 1999 cũng như LDN năm 2005 đều có quy định trong trường hợp ngành nghề mà doanh nghiệp ĐKKD chưa được quy định trong hệ thống ngành nghề quốc dân và chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào thì Cơ quan ĐKKD xem xét ghi ngành nghề đó vào giấy chứng nhận ĐKKD và thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Cục Thống kê bổ sung mã mới. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có một ngành nghề kinh doanh nào được bổ sung theo quy định nêu trên mặc dù trên thực tế có rất nhiều ngành nghề kinh doanh mới đã được các doanh nghiệp ĐKKD nhưng không được các Cơ quan ĐKKD chấp nhận vì chưa có trong hệ thống ngành nghề kinh doanh của Nhà nước. Một ví dụ điển hình về ngành nghề ĐKKD đã dẫn tới khiếu kiện ra Toà án.

Bảng 2.11. Doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


Ngày 24-8-2004 Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội đã làm đơn khởi kiện Phòng ĐKKD- Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội về việc không cấp chứng nhận ĐKKD bổ sung ngành nghề “vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá” cho Công ty. Sau khi Công ty đã gửi rất nhiều công văn yêu cầu Phòng ĐKKD bổ sung nhưng không được chấp nhận.

Đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và một vài kiến nghị - 8

Phòng ĐKKD Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cho rằng đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý và yêu cầu Công ty hỏi ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau khi xin ý kiến và nhận được công văn hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công ty đã


gửi hồ sơ bổ sung ngành nghề đến Phòng ĐKKD, nhưng sau đó nhận được kết quả trả lời là phải đợi Phòng ĐKKD xin hướng dẫn của các cơ quan hữu quan.

Sau khi Phòng ĐKKD nhận được công văn trả lời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nội dung “Ngành nghề vận chuyển tiền mặt tài sản quý, giấy tờ có giá mà Công ty đang có yêu cầu được chứng nhận ĐKKD thì đây là ngành nghề kinh doanh vận chuyển hàng hoá đặc biệt cần có những điều kiện nhất định do pháp luật quy định cụ thể.” Phòng ĐKKD đã gửi công văn trả lời cho Công ty là chưa có cơ sở để bổ sung ngành nghề kinh doanh “vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá” cho công ty.

Đại diện Viện kiểm sát tại phiên Toà và Phòng ĐKKD đều cho rằng không có cơ sở để chấp nhận bổ sung nội dung ĐKKD như yêu cầu của Công ty. Trong khi đó đại diện Công ty cho rằng ngành nghề “vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá” hiện vẫn chưa được quy định trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân và thừa nhận hiện tại pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh cũng như việc cấm kinh doanh ngành nghề này. Do đó theo quy định của LDN năm 1999 thì doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Tuy vậy, tại phần quyết định Toà Hành chính Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên xử bác đơn yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Việt Nam đối với Phòng ĐKKD Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội về việc không cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh “vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá” [42].

(Trích Bản án hành chính sơ thẩm Số 04/HCST ngày 07-04-2004 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội)


Có thể dễ nhận thấy các Cơ quan ĐKKD nói riêng cũng như những cơ quan nhà nước nói chung chưa hình thành được tinh thần mà pháp luật đã ghi nhận đó là doanh nghiệp, người dân được làm những gì mà pháp luật không cấm. Do đó, khi pháp luật chưa có quy định là lĩnh vực này pháp luật có cấm


kinh doanh hay không, hoặc pháp luật quy định kinh doanh phải có điều kiện nhưng hiện tại chưa có quy định về những điều kiện đó thì thông thường các cơ quan nhà nước thường chọn giải pháp an toàn là cấm người dân thực hiện để tránh những trách nhiệm sau này. Nhiều ngành nghề kinh doanh như môi giới hôn nhân, dịch vụ thám tử, kinh doanh vận chuyển tiền mặt, tài sản, giấy tờ có giá... đều nằm trong tình trạng này và chưa biết đến bao giờ mới được phép tiến hành kinh doanh.


2.3.3. Về chủ thể đăng ký kinh doanh

Về cơ bản các hạn chế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài so với tổ chức, cá nhân trong nước đã được loại bỏ trong LDN năm 2005. Tuy vẫn còn một số những quy định về điều kiện kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với người nước ngoài, nhưng điều này là cần thiết nhằm bảo đảm an ninh về mặt kinh tế và chính trị.

LDN năm 1999 cũng như LDN năm 2005 đều có những quy định hạn chế một số đối tượng thành lập doanh nghiệp trong số đó có cả cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng. Tuy nhiên, do cơ chế kiểm tra, quản lý chưa tốt nên hiện tượng các cán bộ, công chức cơ quan nhà nước thành lập doanh nghiệp diễn ra rất phổ biến nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Trong khi chưa có các quy định và đổi mới chính sách về cấm kinh doanh của cán bộ, công chức thì việc ĐKKD của cán bộ, công chức vẫn phải thực hiện theo quy định của LDN. Ngoài ra hiện tượng người nhà các quan chức đứng ra thành lập doanh nghiệp để kinh doanh trên cơ sở tận dụng các lợi thế của quan chức cũng cần phải được xem xét và có những điều chỉnh thích hợp.

LDN năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định khá cụ thể chi tiết về điều kiện, trình tự, thủ tục ĐKKD cho các hộ kinh doanh. Việc


ĐKKD một hộ kinh doanh cũng được tiến hành khá đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, LDN năm 1999 cũng như LDN năm 2005 đều có quy định khuyến khích việc các hộ kinh doanh chuyển sang hình thức hoạt động theo LDN. Tuy nhiên tiêu chí cho việc thành lập này nhiều khi cũng chưa rõ ràng theo LDN năm 1999, năm 2005 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. LDN năm 2005 quy định đối với hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở lên thì phải ĐKKD theo hình thức doanh nghiệp, quy định này thực chất rất khó cho các cơ quan nhà nước khi xác định, nhưng lại tạo cho doanh nghiệp sự tuỳ tiện trong ĐKKD. Chẳng hạn doanh nghiệp chỉ sử dụng dưới mười lao động thường xuyên nhưng lại thường thuê rất nhiều lao động không thường xuyên và hoạt động với quy mô lớn thì vẫn có thể kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc có nhiều trường hợp doanh nghiệp chỉ thuê từ 1 đến 2 lao động nhưng lại ĐKKD dưới hình thức của doanh nghiệp. Mặt khác việc xác định thế nào là thuê lao động thường xuyên, căn cứ vào loại hợp đồng lao động mà hộ kinh doanh đã ký với người lao động hay vào thời gian lao động thực tế? Rõ ràng nếu không có hướng dẫn cụ thể thì các quy định này sẽ lại được hiểu rất khác nhau trong thực tế. Do đó, bên cạnh việc hướng dẫn rõ nội dung các quy định của pháp luật để khuyến khích cho các hộ kinh doanh đăng ký thành một doanh nghiệp thì rất cần có những quy định mang tính chuyển tiếp về hồ sơ và thủ tục tạo thuận lợi cho một doanh nghiệp được thành lập từ hộ kinh doanh. Khi doanh nghiệp nâng cấp từ hộ kinh doanh gia đình thành công ty về cơ bản những hồ sơ và thủ tục gần giống như ĐKKD thành lập một doanh nghiệp mới nhưng để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tránh những đòi hỏi thêm về hồ sơ và thủ tục không cần thiết cần quy định hồ sơ thành lập mới doanh nghiệp trong trường hợp này theo hướng đơn giản. Điều này sẽ tránh được tình trạng việc thành lập một công ty mới với một cái tên mới mà không sử dụng tên và thông tin cũ, không đóng cửa hộ kinh doanh


cũ. Do đó, sẽ hạn chế được nhiều hộ kinh doanh vẫn tồn tại trên danh nghĩa trong khi thực tế chúng đã chấm dứt tồn tại và đang là một doanh nghiệp hoạt động.

Hiện nay cả nước có từ 2,5 – 2,9 triệu hộ kinh doanh vẫn đang hoạt động dưới hình thức này mà không có mong muốn chuyển đổi từ khu vực “phi chính thức” sang khu vực “chính thức”. Lý do của thái độ thời ơ này có lẽ bắt nguồn từ tư tưởng duy lợi của người Việt. Bởi khi so sánh lợi ích giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp họ cảm thấy các mô hình doanh nghiệp không mang lại cho họ nhiều lợi ích, trái lại còn mạng lại cho họ nhiều nghĩa vụ hơn với số lượng quy chế phải tuân thủ là khó có thể thống kê và dự đoán. Tư tưởng ép buộc hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên trên 10 lao động phải tiến hành ĐKKD như trên đã phân tích có lẽ khó có thể đem lại thành công như mong đợi của các nhà làm luật một khi chưa có một chính sách thiết thực và đồng bộ hơn. Có thể nhìn nhận một xu thế ĐKKD thông qua Bảng 2.13 dưới đây.

Bảng 2.12. Thuế môn bài, rào cản mới đối với tinh thần kinh doanh


Thực tế cho thấy, sau khi có chủ trương tăng mức thuế môn bài đã có nhiều doanh nghiệp ở một số tỉnh Miền Nam ngừng đăng ký thành lập các chi nhánh, cửa hàng. Một xu hướng khác là các hộ kinh doanh cá thể không muốn thành lập doanh nghiệp chính thức vì kèm theo phí ĐKKD chỉ có 200.000 đồng là mức thuế môn bài phải nộp cao hơn hẳn so với mức hộ kinh doanh phải nộp.

Trong thời gian tới đây, nếu mức thuế môn bài này tiếp tục được áp dụng sẽ ảnh hưởng đến nhiều chủ trương lớn của Chính phủ như khuyến khích phát triển doanh nghiệp ngành nghề nông thôn, thành lập doanh nghiệp tạo công ăn việc làm,… đặc biệt mức thuế môn bài cao sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của những người có ý tưởng kinh doanh và những doanh nghiệp thành lập mới, những doanh nghiệp có nhu cầu mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện [30].

(Minh Anh – Gia tăng gánh nặng đầu vào, Báo Đầu tư số 20, ra ngày 14/02/2003)


Đối với các hộ kinh doanh không chỉ có thuế là rào cản mà đối với họ hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cũng tạo ra cho họ không ít những khó khăn, không chỉ đơn thuần là chi phí cao hơn mà tính “chuyên nghiệp” cũng đòi hỏi họ có nhiều thời gian, kinh nghiệm và kỹ năng hơn [50, tr 23]. Trong khi đó họ lại không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía nhà nước. Tất cả những yếu tố đó sẽ làm cho lực đẩy từ các quy định trong LDN năm 2005 sẽ bị triệt tiêu mà không thể đẩy được các hộ kinh doanh vào ngôi nhà của doanh nghiệp.

Cũng theo quy định tại Nghị định số 88 nêu trên, thì lệ phí ĐKKD theo quy định của LDN năm 2005 sẽ được tính trên cơ sở số lượng những ngành, nghề ĐKKD. Tuy nhiên, hiện các quy định hướng dẫn cũng chưa có quy định cụ thể mức phí áp dụng cho từng ngành, nghề cụ thể; mức lệ phí sẽ được xác định trên cơ sở số lượng ngành, nghề thống nhất hay sẽ có những quy định đặc thù cho những ngành nghề đặc thù. Trường hợp đối với các doanh nghiệp ĐKKD lại theo quy định mà số lượng ngành nghề có tăng hoặc có giảm ngành, nghề thì lệ phí sẽ được xác định như thế nào? Những vấn đề này cần phải có những hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn về thủ tục và lệ phí ĐKKD trong thời gian tới.


2.3.4. Về hồ sơ đăng ký kinh doanh

Bên cạnh vấn đề đặt tên doanh nghiệp, trong thực tiễn ĐKKD các cơ quan ĐKKD thường yêu cầu cung cấp thêm các giấy tờ diễn ra khá phổ biến. Chẳng hạn để tránh việc bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự có thể xảy ra theo quy định tại Điều 29 của Nghị định số 109 và tại Nghị định số 88. Nhiều cán bộ ĐKKD đã yêu cầu người ĐKKD xác nhận thêm lý lịch tư pháp của người thành lập doanh nghiệp hoặc hợp đồng thuê trụ


sở khi ĐKKD. Trong khi đó, theo các quy định hiện hành thì không rõ cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này. Thực chất những quy định do các cơ quan này đặt ra là đặt thêm các quy định trái pháp luật.

Cũng có trường hợp trong hồ sơ ĐKKD của chủ thể ĐKKD có bản điều lệ mẫu của công ty dự định thành lập không giống với mẫu bản điều lệ ĐKKD theo mẫu. Chủ thể đó cũng bị từ chối ĐKKD vì bản điều lệ đó chưa hợp lệ. Doanh nghiệp muốn được ĐKKD thông thường phải mua một bản điều lệ mẫu của cơ quan ĐKKD và sau đó về điền những thông tin của doanh nghiệp vào bản điều lệ mẫu đó [49, tr 20]. Trong khi đó quy định về điều lệ của doanh nghiệp cổ phần, cũng như của công ty TNHH được quy định tại Nghị định số 03/2000/NĐ-CP và Nghị định số 125/2004/NĐ-CP đều chỉ quy định doanh nghiệp ĐKKD phải có điều lệ và điều lệ phải có những nội dung quy định, còn về những nội dung khác doanh nghiệp có quyền quy định nhưng không trái với quy định của pháp luật. Vậy phải chăng trong những trường hợp này cơ quan ĐKKD đã can thiệp quá sâu vào quyền tự thoả thuận trong nội bộ của doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể được lý giải bởi sự yếu kém của cán bộ ĐKKD hoặc vì động cơ khác mà đã hiểu sai các quy định của pháp luật.


2.3.5. Về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh

Thủ tục hành chính về ĐKKD tuy được đánh giá là đã được cải thiện rất nhiều, nhưng những vướng mắc mà những doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành ĐKKD thực sự vẫn là một rào cản cho việc thực hiện các ý tưởng kinh doanh của họ. Việc phải đi lại nhiều lần do không được hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ về thủ tục đôi lúc làm nản lòng các nhà đầu tư. Thay vì thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về những sai sót trong đơn ĐKKD như quy định, nhiều nơi thường chỉ xem qua đơn và yêu cầu doanh nghiệp đem về sửa

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí