Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 1


1

` BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ


LÊ XUÂN DŨNG



Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số : 922 90 15


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. TS Trần Hồng Hải

2. PGS. TS Nguyễn Hữu Luận


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu riêng của tác giả. Các số

liệu, kết quả

trong

luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng không trùng lặp, sao chép bất kỳ công trình khoa học đã công bố


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Lê Xuân Dũng



TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

MỤC LỤC


3

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 5

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 10

1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những

vấn đề luận án tập trung giải quyết 24

Chương 2

CHỦ

TRƯƠNG VÀ SỰ

CHỈ

ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ

TỈNH

THANH HÓA VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở

XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (2005 ­ 2010) 30

2.1. Những yếu tố

tác động và chủ

trương của Đảng bộ

tỉnh

Thanh Hóa về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị

trấn 30

2.2. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn 52

Chương 3

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA VỀ

XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở XÃ, PHƯỜNG,

THỊ TRẤN (2010 ­ 2015) 80

3.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị

trấn 80

3.2. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn 94

Chương 4

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

128

4.1. Nhận xét Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ

chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 ­ 2015)

4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 ­

128

KẾT LUẬN

2015) 147

170

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


173

174

191



TT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

2

Chính trị ­ xã hội

CT ­ XH

3

Hệ thống chính trị

HTCT

4

Hội đồng nhân dân

HĐND

5

Kinh tế ­ xã hội

KT ­ XH

6

Mặt trận Tổ quốc

MTTQ

7

Tổ chức cơ sở đảng

TCCSĐ

8

Ủy ban kiểm tra

UBKT

9

Ủy ban nhân dân

UBND

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 1


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án

Với vai trò là “gốc rễ”, hạt nhân chính trị, nơi thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, cầu nối giữa Đảng

với Nhân dân, TCCSĐ

có vai trò đặc biệt quan trọng,

quyết định sự phát

triển của Đảng và thắng lợi của cách mạng. Do vậy, xây dựng TCCSĐ, nhất là các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trong sạch, vững mạnh đủ sức lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng vừa là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, vừa là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Từ khi thành lập, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn chăm lo công tác xây dựng Đảng, quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng về công tác xây dựng TCCSĐ vào thực tiễn địa phương, kịp thời đề ra chủ trương và chỉ đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn. Với bản lĩnh, năng

lực và uy tín của mình, các TCCSĐ

ở xã, phường, thị

trấn đã lãnh đạo

Nhân dân các địa phương trong Tỉnh làm nên những thắng lợi to lớn, có ý

nghĩa lịch sử, góp phần vào thắng lợi chung của Đảng bộ Tỉnh, của

Đảng, dân tộc; đưa Thanh Hóa hòa nhập vào sự phát triển chung của đất

nước.

Tuy nhiên, bước vào những năm đầu của thời kỳ

đổi mới đến

trước năm 2005, với đặc điểm là Tỉnh có nhiều xã nông thôn miền núi,

đời sống Nhân dân còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước; cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao… làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển KT ­ XH của Tỉnh. Tình hình thế giới, khu vực và trong nước diễn

biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xây dựng

Đảng; cùng với đó, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số TCCSĐ

ở xã, phường, thị

trấn chưa được phát huy, nhất là khả

năng tổ

chức

thực hiện nghị quyết, phát hiện vấn đề, đề ra chủ trương giải quyết mâu thuẫn phát sinh ở cơ sở, công tác phát triển đảng viên ở nông thôn miền núi, biên giới, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo còn nhiều khó khăn. Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn bảo thủ, trì trệ, sức chiến


đấu, tính chủ động, sáng tạo chưa cao, chưa thật sự tiên phong, gương

mẫu,… đã làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Thực tiễn đó rất cần được nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân, qua đó đúc rút kinh nghiệm để vận dụng hiện nay.

Trước yêu cầu đó, quán triệt chủ trương, sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, trong những năm 2005 ­ 2015, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp để xây dựng TCCSĐ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ

ở xã, phường, thị

trấn và đạt được nhiều kết quả

quan trọng cả

về nhận

thức, năng lực hoạch định chủ trương, sự chỉ đạo, sức chiến đấu được nâng lên rõ rệt. Dù vậy, vẫn còn những hạn chế, thiếu sót nhất là năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số TCCSĐ. Những thành công của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn đã góp phần quan trọng trong lãnh đạo đưa tỉnh Thanh Hóa ra khỏi tỉnh nghèo, trở thành một trong những tỉnh tiên tiến vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ cũng như cả nước.

Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu xây dựng TCCSĐ của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII là “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên” của toàn Đảng, trong đó có Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, rất cần phải đi sâu nghiên cứu toàn diện, đánh giá khách quan quá trình lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, thấy được ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, đúc kết kinh nghiệm để vận dụng lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn; góp phần tổng kết công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và công tác xây dựng Đảng của Đảng (qua thực tiễn ở Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa). Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác xây dựng TCCSĐ nói chung, xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nói riêng trên

phạm vi cả

nước và ở

địa phương với nhiều phương diện khác nhau.

Song, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách độc

lập, có hệ

thống về

quá trình Đảng bộ

tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây


dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Đảng btnh

Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở

đảng

ở xã, phường, thị

trấn từ

năm 2005 đến năm 2015” làm đề

tài luận án tiến sĩ Lịch sử,

chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ

quá trình Đảng bộ

tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng

TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015, qua đó đúc kết kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho hiện tại.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

Làm rõ những yếu tố

tác động đến sự

lãnh đạo của Đảng bộ

tỉnh

Thanh Hoá về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn qua hai giai đoạn 2005 ­ 2010 và 2010 ­ 2015.

Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn qua hai giai đoạn trên.

Phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, đúc kết kinh

nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở

xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ

tỉnh Thanh Hóa về

xây dựng

TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015.

Phạm vi nghiên cứu

­ Vni dung: Nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (gồm: Phương hướng; mục tiêu; nhiệm vụ, giải pháp) về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn, từ năm 2005 đến năm 2015, qua hai giai đoạn 2005 ­

2010 và 2010 ­ 2015. Về

chỉ

đạo tập trung nghiên cứu trên 5 vấn đề: 1.


Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; 2.

Củng cố, kiện toàn TCCSĐ ở

xã, phường, thị

trấn; 3. Xây dựng đội ngũ

cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn; 4. Đổi mới phương thức lãnh đạo

của TCCSĐ ở

xã, phường, thị

trấn; 5. Công tác kiểm tra, giám sát và thi

hành kỷ luật Đảng, phát huy vai trò các tổ chức CT ­ XH tham gia xây dựng Đảng.

­ Về

không gian:

Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh

Thanh Hoá. Đồng thời, nghiên cứu những yếu tố

tác động từ

ngoài tỉnh

Thanh Hóa, tìm hiểu thêm công tác lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã,

phường, thị trấn của một số

đảng bộ các tỉnh lân cận để

so sánh, làm rõ

những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

­ Vthi gian: Từ năm 2005 đến năm 2015; tương ứng với các kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa: Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005 ­ 2010, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010 ­ 2015; tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng một số dữ liệu trước năm 2005 và sau năm 2015.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư

tưởng Hồ

Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về

xây

dựng Đảng, xây dựng TCCSĐ.

Cơ sở thực tiễn

Luận án nghiên cứu dựa vào thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn, được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, đề án và báo cáo sơ, tổng kết về công

tác xây dựng TCCSĐ ở

xã, phường, thị

trấn của Đảng bộ

Tỉnh, Ban

Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành, địa phương. Ngoài ra, luận án còn dựa vào kết quả nghiên

cứu của một số

công trình, đề

tài khoa học đã công bố

có liên quan đến

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí