Mô Hình Đại Diện Theo Pháp Luật Của Doanh Nghiệp

một hư cấu cũng không phải là một hiện thực” [18, tr 110,111]. Tác giả Nguyễn Ngọc Điện đã nhận xét khái quát điều đó khi nghiên cứu về pháp nhân trong pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh lý thuyết về bản chất của pháp nhân, bản chất của doanh nghiệp, khi bàn về vai trò của người đại diện, các quốc gia Phương Tây như Anh, Mỹ đề cập tới lý thuyết đại diện (Agency Theory). Lý thuyết này xuất phát ban đầu từ nghiên cứu của Jensen và Meckling năm 1976. Đây là các nguyên tắc được sử dụng để giải thích các vấn đề trong mối quan hệ giữa các chủ sở hữu (người được đại diện) và người đại diện. Trong quản trị doanh nghiệp, đó là mối quan hệ giữa các cổ đông công ty với tư cách chủ sở hữu và giám đốc công ty (Director) với tư cách người đại diện. Rò ràng, lý thuyết này đóng vai trò quan trọng khi giải quyết các vấn đề trong các doanh nghiệp có sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý. Người đại diện thường có xu thế không bảo vệ triệt để lợi ích của các cổ đông do những ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự khi có rủi ro kinh doanh, mong muốn duy trì lợi ích của bản thân thông qua kế hoạch kinh doanh ngắn hạn hơn là các dự án dài hạn. Do đó, để khắc phục các nhược điểm trên, chính sách của các công ty cho phép các nhà quản lý các khoản lợi ích tài chính để tối đa hóa lợi ích của cổ đông [76, tr 295]. Nội dung này được Lex Donaldson, James H.Davis phân tích từ góc độ kinh tế luật trong bài viết: “Stewardship theory or Agency Theory: CEO Governance and Shareholder returns” (Lý thuyết quản lý hay lý thuyết đại diện: quản trị của CEO và lợi nhuận của cổ đông) [75].

Vận dụng lý thuyết đai diện trong quản trị doanh nghiệp được Luh Luh Lan and Loizos Heracleous phân tích trong bài viết: “Rethingking agency theory: the view from law” (Suy nghĩ về lý thuyết đại diện: góc nhìn từ pháp luật): “Lý thuyết hợp đồng (Contract theory) là lý thuyết nền tảng cho lý thuyết ưu tiên quyền lực quản lý (Director Primacy Model) trong quản trị doanh nghiệp hiện đại gần đây đang khẳng định ưu thế trước lý thuyết đại diện vốn là bệ đỡ cho lý thuyết ưu tiên quyền lợi của cổ đông (Shareholder Primacy Model)”[76,tr 295].

Có thể khẳng định, từ lý thuyết ban đầu lý thuyết về đại diện, các nhà nghiên cứu kinh tế luật và luật học đã mở rộng các lý thuyết quản trị hiện đại

trong doanh nghiệp nhằm giải thích cơ cấu HĐQT, BKS, các giám đốc và trách nhiệm của họ. Các công trình nghiên cứu trên về lý thuyết pháp lý có ý nghĩa to lớn trong việc phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật liên quan đến đại diện của doanh nghiệp.

1.1.2. Mô hình đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Xã hội càng phát triển, nhu cầu thực hiện giao lưu dân sự và kinh doanh càng cần được thuận lợi và chuyên nghiệp hóa. Đại diện xuất hiện như là một nhu cầu tất yếu của các chủ thể thực hiện giao dịch trong đời sống xã hội, theo đó, một chủ thể nhân danh người khác thực hiện những hoạt động nhằm đem lại lợi ích cho người được nhân danh trong quan hệ đó. Khi được ghi nhận trong hệ thống pháp luật, quan hệ đại diện được điều chỉnh chi tiết, đầy đủ với nhiều dấu hiệu xác định.

Đại diện là một quan hệ pháp luật giữa các chủ thể (người được đại diện và người đại diện) theo đó, một người (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của một người khác (người được đại diện) để xác lập và thực hiện một giao dịch. Người đại diện, trong trường hợp hành động trong phạm vi thẩm quyền đại diện sẽ ràng buộc người được đại diện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hành động đó.

Trong quan hệ đại diện, có trường hợp ĐDTPL và đại diện theo ủy quyền. Theo đó, ĐDTPL bao gồm ĐDTPL của cá nhân và ĐDTPL của pháp nhân. Đại diện theo pháp luật của cá nhân là việc xác lập quan hệ đại diện trong trường hợp cá nhân không thể hoặc không được phép tự mình xác lập các giao dịch trong đời sống dân sự (cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên, người giám hộ đại diện cho người được giám hộ với phạm vi đại diện được xác định theo quy định của pháp luật). “Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được thiết lập do bản thân pháp nhân không phải là một con người cụ thể và do đó không thể tự mình thực hiện các quyền nghĩa vụ của mình” [18,tr 141]. Do đó, chức danh người ĐDTPL của pháp nhân được chỉ định theo quy định của Luật, theo Điều lệ của pháp nhân hoặc quyết định của của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những khái niệm cơ bản này được tác giả Nguyễn Ngọc Điện phân tích trong Giáo trình Luật Dân sự, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016.

Khái niệm doanh nghiệp được đề cập đến dưới góc độ pháp lý trong nghiên cứu của tác giả Đồng Ngọc Ba, theo đó: “doanh nghiệp là một thuật ngữ để chỉ một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp là một chủ thể pháp luật, có năng lực để tham gia các quan hệ pháp luật, trong đó trước hết và chủ yếu là các quan hệ kinh doanh thông qua người đại diện” [3, tr13]. Với tư cách là một tổ chức, doanh nghiệp phải luôn có người đại diện, kể từ khi được thành lập cho đến khi chấm dứt. Trong cuốn “The Anatomy of Corporate Law: A Comparative and Functional Approach” (Phân tích Luật doanh nghiệp: Phương pháp tiếp cận chung) của Reinier H. Kraakman chủ biên đã tổng kết: “có 5 đặc điểm chung dễ dàng nhận thấy trong loại hình công ty, bao gồm: tư cách pháp nhân, trách nhiệm hữu hạn về tài sản, phần vốn có thể chuyển nhượng, ủy quyền quản lý cho HĐQT và quyền sở hữu của nhà đầu tư…Có một số loại hình doanh nghiệp thiếu một hoặc hai trong số các đặc điểm chung này” [85, tr 2].

Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu trong nước đã giải thích rò hơn vai trò của người ĐDTPL của doanh nghiệp: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được ví như cây nêu“ của doanh nghiệp để bàn dân thiên hạ trông vào, là một cơ chế pháp lý đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp....Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền sinh quyền sát của doanh nghiệp, ít nhất là về mặt pháp lý thể hiện ra bên ngoài.

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 3

...nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì không có quyền đương nhiên được ký kết văn bản, giao dịch với đối tác...“ [19; tr.163]. Có thể thấy, lý giải trên được tác giả Trương Thanh Đức trong công trình “Luận giải về Luật Doanh nghiệp năm 2014” dựa trên quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam. Bởi ĐDTPL là hình thức đại diện theo quy định của pháp luật, do đó, trong văn bản pháp luật như LDN năm 2014 quy định về khái niệm này: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật” [111, Khoản 1 Điều 13]. Bình luận về vấn đề này, Phạm Lâm Hải Nguyên trong luận văn thạc sĩ luật học năm 2014 về “Người đại diện theo pháp luật của công ty theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam” đã nhận xét: nội hàm của khái niệm này “chưa bao quát được hết vai trò và chưa

làm rò được người đại diện có quyền chủ động xác lập giao dịch nhân danh doanh nghiệp hay chỉ thực hiện giao dịch” [36, tr 90].

Trong công trình nghiên cứu: “Công ty, vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005”, các nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung đã khẳng định phân biệt người ĐDTPL với các người quản lý của doanh nghiệp: “người ĐDTPL là người luôn tồn tại cùng với công ty, được cử ra để tiếp xúc, giao dịch với những người bên ngoài công ty (thuế gửi thông báo, tòa gửi giấy triệu tập, nhà cung cấp đòi nợ) và luôn ràng buộc công ty vào hoạt động của họ khi nhân danh công ty” [6, tr 330]. Người quản lý là người được các cổ đông ủy quyền coi sóc công ty hay nói một cách dễ hiểu hơn họ là thành viên Hội đồng quản trị hay Hội đồng thành viên. Còn người điều hành thuần túy là người chỉ đạo thực hiện công việc kinh doanh, là Giám đốc hay Tổng giám đốc, có thể là người làm thuê theo hợp đồng lao động và được trả lương”[6; tr 332]. Trong thực tế, người ĐDTPL của công ty thường đảm nhận vai trò quản lý hoặc điều hành trong công ty đó.

Công trình nghiên cứu: “Một số vấn đề pháp lý về nghĩa vụ của người quản lý công ty” của học giả Đỗ Minh Tuấn đã chỉ ra sự khác nhau giữa người ĐDTPL và người quản lý trong doanh nghiệp từ các đặc trưng như: người ĐDTPL là đại diện theo luật quy định, luôn luôn gắn bó với sự tồn tại của doanh nghiệp do đó, có quyền đại diện cho doanh nghiệp với bên thứ ba, Tòa án hay Nhà nước. Nhưng người quản lý trong nhiều trường hợp, dù thực hiện chức năng quản lý, điều hành công ty nhưng không có thẩm quyền đại diện thay mặt cho công ty mà phải được “ủy quyền” quyền đại diện mới có thể tự mình đứng ra xác lập giao dịch thay mặt cho công ty với bên thứ ba. Hay nói cách khác, không phải mọi trường hợp người quản lý đều đương nhiên trở thành người ĐDTPL của doanh nghiệp [52; tr 33,35]. Làm rò hơn về chức danh này trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp, tác giả Trương Thanh Đức đã chỉ ra các mô hình ĐDTPL cho doanh nghiệp lựa chọn với những hạn chế nhất định. Mô hình thứ nhất, người quản trị kiêm người điều hành đồng thời là người ĐDTPL tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tập trung quyền lực trong quản trị và điều hành doanh nghiệp vào tay cá nhân. Mô hình thứ hai, người quản trị đồng thời là người ĐDTPL nhưng không kiêm người điều hành dễ dẫn đến tình trạng vô hiệu hóa vai trò của người điều hành trong hoạt động

kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp. Mô hình thứ ba, người điều hành đồng thời là người ĐDTPL nhưng không đồng thời là người quản trị doanh nghiệp cũng dễ dẫn khó khăn trong việc kiểm soát công việc điều hành hằng ngày của GĐ/TGĐ. Học giả đã khẳng định việc lựa chọn mô hình nào cũng có những hạn chế nhất định và bình luận quy định tại LDN năm 2014: “luật đành phải tìm ra lối thoát bằng quy định cơ chế nhiều người ĐDTPL, tức chỉ giải quyết bề nổi, không xử lý triệt để vấn đề” [19, tr 165-169].

Ở các quốc gia khác, mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp có nhiều điểm khác nhau.

Ở Trung Quốc, mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp tương đồng với mô hình được quy định của pháp luật Việt Nam. Trong nghiên cứu của Giovanni Pisacane (2017) trong tác phẩm “Corporate Governance in China” (Quản trị doanh nghiệp ở Trung Quốc) đã chỉ rò: “tất cả các công ty được thành lập tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bất kể là doanh nghiệp trong nước hay có vốn đầu tư nước ngoài, đều phải có người đại diện pháp lý cho dù họ có vốn đầu tư nước ngoài hay trong nước, phải chỉ định một đại diện pháp lý. Bởi Công ty không phải là con người, không thể tự mình hành động, nên Công ty cần một người được coi là đại diện theo pháp luật. Không giống như mỗi quan hệ đại diện phát sinh trên cơ sở ủy quyền, người đại diện pháp lý của Công ty phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác, dựa trên nguyên tắc người đại diện theo pháp luật thay mặt cho Công ty, Công ty phải chịu trách nhiệm dân sự đối với tất cả các hàng động nhân danh Công ty của người đại diện. Người đại diện cũng phải chịu trách nhiệm chung về hoạt động vi phạm pháp luật của Công ty... Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã đăng ký sau khi được cơ quan đăng ký có thẩm quyền xem xét, chấp thuận là người ký kết thực hiện các chức năng, quyền hạn nhân danh doanh nghiệp..người đại diện theo pháp luật có rất nhiều quyền hạn, cũng như quyền đại diện cho Công ty trước bên thứ ba” [72; tr 57,59].

Phân tích về người đại diện của doanh nghiệp trong sự so sánh Luật công ty của Đức, Anh, Mỹ, Andreas Cahn và David C.Donald đã làm rò chức danh trong từng loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH, CTCP trong tác phẩm “Comprative Company Law” (Luật Công ty so sánh) năm 2010 [59; tr 312 -331].

Theo đó, “Công ty hoàn toàn phụ thuộc vào đại diện của con người và chỉ có những năng lực mà pháp luật và Điều lệ trao cho nó. Bởi vì thế, Công ty cần những người đại diện, và những người đại diện cần thẩm quyền đại diện trong giao dịch với bên thứ ba...Thẩm quyền của người đại diện cho Công ty có thể được hình thành từ đại diện thực tế (Actual agent) hoặc đại diện rò ràng (Apparent agent) theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công ty hoặc Hợp đồng” [69; tr 314].

Theo Luật mẫu về công ty của Mỹ, HĐQT công ty (Board of directors) gồm các giám đốc (Directors) thực chất là các thành viên HĐQT, hoạt động tập thể và có quyền đại diện cho công ty. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm pháp lý cuối cùng về các hoạt động của công ty, người quản lý, nhân viên và người đại diện với tư cách thay mặt công ty. Khi Công ty được thành lập, các giám đốc được các cổ đông/thành viên góp vốn bầu ra trong cuộc họp thường niên. Đặc trưng mối quan hệ đại diện này được coi như là quan hệ ủy thác mà theo đó, các cổ đông (chủ sở hữu), bổ nhiệm, chỉ định cá nhân giám đốc (Director) để thực hiện việc quản lý công ty cho họ, trao cho họ thẩm quyền đại diện, trong đó bao gồm cả việc quyết định định đoạt tài sản của công ty trong phạm vi thẩm quyền [6, tr 375,376]. Cùng chung mục đích so sánh quy định của pháp luật doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp với học giả Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, học giả Bùi Xuân Hải đã phân tích so sánh về cơ cấu quản trị của Công ty giữa LDN Việt Nam và các nước, trong đó có đề cập đến quyền đại diện cho doanh nghiệp. Các bài viết: “So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần ở Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới” đăng trong Tạp chí Khoa học Pháp lý số 6/2006; “Người quản lý công ty theo Luật doanh nghiệp 1999 – nhìn từ góc độ so sánh” đăng trong Tạp chí Khoa học Pháp lý số 4/2005; “Lý thuyết đại diện và những vấn đề pháp lý của công ty” đăng trong Tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2007 ít nhiều nhắc đến vị trí của HĐQT và Giám đốc trong doanh nghiệp. Các công trình này đã làm rò quyền đại diện công ty trong pháp luật một số quốc gia như Mỹ, Anh được quy định như thế nào.

Nghiên cứu về pháp luật công ty của Đức, “Báo cáo thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới” do tập thể tác giả Nguyễn Văn Giàu, Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Đình Cung chủ biên đã chỉ rò: trong công ty

TNHH, người đại diện là Giám đốc công ty; trong CTCP, người đại diện cho công ty với bên thứ ba là thành viên HĐQT với quyền quản lý doanh nghiệp, trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh là người đại diện nhân danh công ty [56; tr272]. Cũng phân tích về nghĩa vụ và trách nhiệm của Giám đốc Công ty theo Luật của Đức so sánh với Luật Estonia, Karren Maddison đã chỉ ra “khi thành viên HĐQT có hành vi vi phạm, họ phải gánh trách nhiệm với công ty (trách nhiệm nội bộ) và trách nhiệm với người thứ ba (trách nhiệm bên ngoài” [73; tr 7].

Những đặc điểm cơ bản của ĐDTPL của doanh nghiệp ở Việt Nam cũng được học giả Vũ Thị Lan Anh hệ thống hóa, phân tích từ các quy định LDN năm 2014 như: người đại diện phải là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; là người thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ doanh nghiệp; có thể có nhiều người ĐDTPL, trừ trường hợp doanh nghiệp tư nhân [2].

Có thể thấy, đa phần các công trình nghiên cứu đều chỉ rò ĐDTPL của doanh nghiệp là quan hệ phát sinh từ quan hệ đại diện gắn trong một chủ thể đặc biệt là doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ bản chất pháp lý cũng như cung cấp bức tranh toàn cảnh về mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp trong pháp luật một số quốc gia.

1.1.3. Phạm vi thẩm quyền đại diện trong quan hệ đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Thẩm quyền đại diện của người ĐDTPL của doanh nghiệp được đề cập trong nhiều công trình khoa học công bố ở trong và ngoài nước.

Phân tích pháp luật các nước Anh, Mỹ, Đức được đề cập khá chi tiết trong cuốn sách “Comparative Company Law” (So sánh Luật Công ty) của Andreas Cahn và David C. Donal được xuất bản năm 2010 tại Cambridge University từ trang 312 đến trang 331. Các tác giả đã làm sáng tỏ các nội dung như: thẩm quyền đại diện thực tế (Actual authority) được xác định theo Luật công ty, được xác định theo Luật hợp đồng; thẩm quyền đại diện rò ràng (Apparent authority) và văn bản xác nhận thẩm quyền. Từng vấn đề đều được xem xét trong quy định của pháp luật các nước Đức, Anh, Mỹ và dẫn chiếu các án lệ để giải thích rò quy định của Luật. Khi bàn về thẩm quyền của người đại diện của công ty, Andreas

Cahn đã khẳng định: “Luật công ty ghi nhận thẩm quyền đại diện của người đại diện trong giao dịch với bên thứ ba. Cần thiết lập những hạn chế trong trường hợp giao dịch giữa những người đại diện và cần có những giới hạn nhằm tránh giao dịch tư lợi...Điều lệ chấp nhận Hội đồng ủy nhiệm quyền đại diện cho Ủy ban, hoặc cá nhân thành viên ” [59; tr315]. Quy định của pháp luật công ty ở Anh cho thấy, thẩm quyền đại diện cho công ty thường được xác định từ hai góc độ: theo luật công ty và theo luật hợp đồng. Góp kinh nghiệm nhằm giúp bên thứ ba phân định được thẩm quyền của những người đại diện trong trường hợp công ty có nhiều người ĐDTPL, người viết đã chỉ dẫn: các công ty lớn thường thiết lập văn bản có công chứng mà nội dung được trích xuất từ trong Điều lệ công ty, có con dấu và logo của công ty, liệt kê danh sách những người có quyền đại diện cho công ty cho các giao dịch có giá trị, thậm chí có cả những mẫu chữ ký của tất cả mọi người trong danh sách để chúng có thể được so sánh với chữ ký thực tế trong hợp đồng [59; tr 321]. Có thể khẳng định đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc xem xét thẩm quyền đại diện của doanh nghiệp ở Việt Nam, tuy nhiên cũng cần lưu ý sự khác nhau trong cách tiếp cận vấn đề đại diện theo hệ thống pháp luật khác nhau và văn hóa, đặc trưng trong hoạt động kinh doanh. Có thể khẳng định, công trình này đã nêu được những điểm cơ bản về người đại diện của công ty đặt trong sự đối sánh của pháp luật các nước nên rất có ý nghĩa trong việc tham khảo các vấn đề cụ thể.

Quy định tương tự trong pháp luật của Trung Quốc được Giovanni Pisacane chỉ ra đầy đủ và chi tiết, thể hiện trong thẩm quyền đại diện rộng rãi của người ĐDTPL của doanh nghiệp bao gồm: “Hành động để bảo vệ tài sản của công ty; Tham gia và chủ trì các cuộc họp của các cổ đông và các cuộc họp của Hội đồng quản trị; Hành động thay mặt cho công ty dựa vào Giấy ủy quyền; Ủy quyền đại diện pháp lý trong trường hợp có tranh chấp; Thực hiện tất cả các giao dịch thuộc tính chất và phạm vi kinh doanh của công ty; Hoạt động như một người giữ cổ phiếu của công ty”[72; tr56].

Ở Việt Nam, ĐDTPL là người được công ty cử ra để tiếp xúc, giao dịch với người bên ngoài công ty (thuế gửi thông báo, Tòa gửi giấy triệu tập, nhà cung cấp đòi nợ…Đó là người ký hợp đồng, lập bản cam kết, gửi văn bản, nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022