Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



NGUYỄN THỊ THANH


ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY


Ngành: Luật kinh tế Mã số: 9.38.01.07


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hồ Ngọc Hiển

2. TS. Nguyễn Văn Cương

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác. Các số liệu, thông tin, tài liệu tham khảo trong luận án có xuất xứ rò ràng, được trích dẫn đầy đủ.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.


Tác giả luận án


Nguyễn Thị Thanh

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, Tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ dạy và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo hướng dẫn là TS. Hồ Ngọc Hiển và TS. Nguyễn Văn Cương đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận án.

Tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo học viện Khoa học xã hội, các thầy cô giáo đã chỉ bảo, góp ý cho Tôi trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án.

Tôi xin cảm ơn anh chị em đồng nghiệp tại Khoa Luật Trường Đại học Vinh, bạn bè đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm tư liệu, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập.

Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã hỗ trợ, hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình học tập.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Nguyễn Thị Thanh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 8

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 8

1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu . 25

1.3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu. 30

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 32

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP 34

2.1. Khái niệm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 34

2.2. Bản chất pháp lý của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 47

2.3. Vai trò của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 57

2.4. Sự chi phối của các lý thuyết pháp lý tới lựa chọn mô hình đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 58

2.5. Mô hình đại diện theo pháp luật của một số nước trên thế giới 64

2.6. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 71

TIẾU KẾT CHƯƠNG 2 82

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP 83

3.1.Thực trạng pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 83

3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 123

3.3. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong pháp luật doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh

nghiệp 137

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 141

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP 142

4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện của doanh nghiệp 142

4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 148

4.3. Giải pháp cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 165

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 174

KẾT LUẬN 175

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 177

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Bộ luật dân sự: Ban kiểm soát: Công ty cổ phần: Công ty hợp danh:

Công ty trách nhiệm hữu hạn: Đại diện theo pháp luật:

Đại hội đồng cổ đông

BLDS BKS CTCP CTHD

Công ty TNHH ĐDTPL

ĐHĐCĐ

Hội đồng quản trị: Tổng Giám đốc:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

HĐQT

TGĐ GCNĐK

Hội đồng thành viên:

HĐTV

Luật Doanh nghiệp:

Luật Phá sản:

LDN

LPS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong đời sống xã hội, doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia và đời sống của người dân. Để mở rộng kinh doanh và phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp cùng với cơ chế quản trị doanh nghiệp có hiệu quả. Cơ chế này trước hết là sự phân vai của các chủ thể tham gia vào quá trình ra quyết định và thực thi quyết định trong doanh nghiệp mà trước hết là việc xác định đúng vai trò của người đại diện. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, yêu cầu đó càng cấp thiết và vai trò của người ĐDTPL càng trở nên quan trọng hơn vì họ là người thay mặt cho doanh nghiệp thực hiện các giao dịch với các đối tác bên ngoài.

Đại diện là việc một người (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền nhất định (còn gọi là phạm vi đại diện). Đây là chế định pháp luật quan trọng đối với các chủ thể mà bản thân không thể tự mình tham gia quan hệ dân sự, trong đó có các doanh nghiệp.

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là việc người đại diện nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với bên thứ ba. Đây là chế định quan trọng đối với quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật nhưng mọi sự tham gia này đều phải thông qua người đại diện (kể từ khi được thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động). Chính vì vai trò quan trọng như vậy mà các văn bản pháp luật như BLDS và LDN, LPS đều quy định về ĐDTPL của doanh nghiệp. Các quy định này hình thành nên một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ đại diện của doanh nghiệp. Có thể thấy, tuy pháp luật hiện nay đã quy định khá nhiều về ĐDTPL của doanh nghiệp nhưng pháp luật hiện hành cũng bộc lộ nhiều vấn đề đáng quan tâm:

Thứ nhất, mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam chưa hoàn thiện, thể hiện rò ở việc mô hình đại diện của doanh nghiệp chưa được xây dựng theo cơ sở lý thuyết pháp lý thống nhất,

Thứ hai, pháp luật Việt Nam chưa xác định nguyên tắc pháp lý thống nhất chi phối các yếu tố liên quan đến mô hình ĐDTPL như: việc xác định thẩm

quyền và phạm vi đại diện của người đại diện trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều người ĐDTPL chưa rò ràng, quyền và nghĩa vụ của người đại diện chưa được thiết kế đầy đủ, cơ chế giám sát và trách nhiệm pháp lý của người đại diện cần được bổ sung hoàn thiện trong yêu cầu minh bạch thông tin và tránh xung đột lợi ích trong quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, thực tiễn phát sinh những trường hợp cần có hướng dẫn pháp lý cần thiết như: xác định những loại giao dịch đòi hỏi phải được sự chấp thuận của tất cả các ĐDTPL hay hiệu lực của hợp đồng mà doanh nghiệp ký với khách hàng trong trường hợp người đại diện phản đối văn bản mà người đồng đại diện khác đã ký kết. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện nay, việc xác định thẩm quyền của người ĐDTPL dựa theo Điều lệ công ty chưa đảm bảo quyền. lợi ích hợp pháp của bên thứ ba khi nội dung các điều luật gây khó khăn cho bên thứ ba khi phải rà soát Điều lệ đối tác để đảm bảo hợp đồng không vượt quá phạm vi đại diện.

Thứ ba, cơ chế kiểm soát và trách nhiệm pháp lý của người ĐDTPL chưa được quy định chặt chẽ dẫn tới hệ quả trên thực tế có nhiều trường hợp người ĐDTPL lợi dụng sự lỏng lẻo trong quy định kiểm soát nội bộ doanh nghiệp thiết lập giao dịch tư lợi cho bản thân. Đồng thời, các quy định của pháp luật chưa đầy đủ dẫn tới việc thực hiện pháp luật trên thực tế chưa đạt hiệu quả tối ưu. Ví dụ như các vấn đề liên quan tới thẩm quyền giám sát người đại diện của BKS trong doanh nghiệp, nghĩa vụ của người đại diện trong giai đoạn doanh nghiệp có nguy cơ phá sản…

Những vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu có hệ thống về ĐDTPL góp phần hoàn thiện cơ cấu quản trị doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế. Với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn kể trên trong điều chỉnh pháp luật, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí