Nhu Cầu Khách Quan Và Phương Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng

chồng cũng sẽ được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. Tài sản riêng này chỉ được sử dụng khi cần thiết theo quy định của pháp luật với mục đích duy trì sự tồn tại của gia đình. Đây chính là sự hạn chế quyền đối với chủ sở hữu khi định đoạt tài sản riêng của chính mình và phù hợp với phong tục, nếp sống của người Việt ta trong quan niệm về cuộc sống gia đình, thể hiện tình người, tính nhân văn sâu sắc trong văn hóa của chúng ta. Sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo duy trì cuộc sống của vợ chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình.

Sau khi đưa tài sản riêng vào sử dụng chung có phát sinh hoa lợi, lợi tức mà đó lại là nguồn sống duy nhất của gia đình thì theo quy định của pháp luật đảm bảo tính ổn định cũng như hoạt động tối thiểu của gia đình thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến loại tài sản này được pháp luật quy định như tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng. Đây là một quy định hoàn toàn phù hợp và đảm bảo một cách tốt nhất sự ổn định của gia đình. Lúc này tài sản riêng đã phải làm nghĩa vụ của tài sản chung và hình thức xử lý tuân thủ theo quy chế của tài sản chung vợ chồng. Hình thức của giao dịch bắt buộc là văn bản có sự thỏa thuận của vợ chồng.

Như vậy ta cần phải chia ra làm hai trường hợp như sau:

Tài sản tham gia vào giao dịch chính là tài sản riêng của người đại diện theo ủy quyền cho chồng hoặc vợ mình thì đương nhiên không ảnh hưởng đến lợi ích chung của gia đình nếu như gia đình không rơi vào tình trạng ở Khoản 4, Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình. Lúc này không cần đại diện theo ủy quyền vì người đại diện đã dùng chính tài sản của mình để xác lập, thực hiện giao dịch và chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.

Trường hợp người đại diện theo ủy quyền tham gia giao dịch liên quan đến tài sản riêng của người được đại diện thì họ có quyền định đoạt tài sản riêng đó. Cụ thể nếu chồng định đoạt tài sản riêng của vợ mà vợ không đồng ý thì người chồng phải chịu trách nhiệm về hậu quả giao dịch bằng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên nếu người vợ biết và buộc phải biết là người

chồng đã sử dụng tài sản riêng của mình vào giao dịch mà không có ý kiến gì thì được coi là mặc nhiên đồng ý cho người chồng sử dụng tài sản của mình trong giao dịch dưới hình thức vay, mượn… Tùy trường hợp mà người vợ có thể yêu cầu người chồng trả lại khối tài sản riêng đó nhưng người chồng buộc phải là người có trách nhiệm pháp lý đối với người thứ ba tham gia giao dịch với mình.

Theo quy định vợ, chồng có thể lựa chọn lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực nhưng việc lựa chọn một trong hai hình thức như vậy có vấn đề đặt ra trong thực tế mà ta dễ dàng nhận thấy đó là: Việc một trong hai người mạo danh người còn lại để bán tài sản là dễ dàng xảy ra đặc biệt trong việc giả mạo chữ ký của nhau khi lựa chọn hình thức lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng khi giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản. Khi đó nếu bị phát hiện thì sự việc cũng đã xảy ra và việc kiện hủy giao dịch vô hiệu tất yếu xảy ra nếu các bên không thỏa thuận được với nhau. Bởi việc vợ chồng chung sống bao năm cùng nhau thì việc ký thay, ký hộ nhau vẫn thường xảy ra và vẫn được chấp nhận vì vậy điều này thật nguy hiểm đối với trường hợp mua bán, tặng cho…các tài sản chung có giá trị lớn, hay tài sản riêng đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình. Thêm nữa các giao dịch dạng này thường là động sản, dễ chuyển quyền sở hữu. Để ngăn chặn tình trạng này có lẽ pháp luật nên có quy định cụ thể hơn để tránh được các hiện tượng trên.

Tóm lại, toàn bộ hiện trạng pháp luật Việt Nam về đại diện giữa vợ và chồng được nhắc tới ở trên bắt nguồn từ thực trạng xã hội nước ta trước thềm hội nhập nên kinh tế thị trường. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội chúng ta nói chung và mỗi gia đình- "tế bào của xã hội" nói riêng. Trước những tác động nhiều chiều của cơ chế thị trường pháp luật về Hôn nhân và gia đình của chúng ta cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với thực trạng đó, đảm bảo tính định hướng xã hội, gia đình cũng như nhân cách của từng con người sống trong xã hội.

Chương 3‌‌

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


3.1. NHU CẦU KHÁCH QUAN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - 11

3.1.1. Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng

* Sự tác động của quá trình phát triển các quan hệ xã hội trong thời gian qua tại Việt Nam

Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường phát triển theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần đã có sự thay đổi đáng kể trong đời sống xã hội. Chính những thay đổi này tạo nên những yếu tố tác động không nhỏ đến đời sống, thói quen sinh hoạt gia đình, vợ chồng nói chung và quan hệ đại diện giữa vợ và chồng nói riêng.

Với kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế như sau: "GDP-PPP/ đầu người (tính theo USD) tăng từ 402 USD năm 2000 lên 1168 USD năm 2010 Tỷ lệ giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1993 là 58% xuống còn 10% năm 2010" [29].

Như vậy từ lúc Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng

nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Năm 1991 Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh sự lớn mạnh của các thành phần kinh tế thì Kinh tế tư nhân phát huy ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, nhất là từ sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất, là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân trong sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay có nhiều hình thức hoạt động và đạt được những thành quả đáng khích lệ. Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của kinh tế tư nhân là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân trong xã hội, góp phần ổn định chính trị xã hội và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Với ý nghĩa lớn lao đó kinh tế tư nhân xứng đáng là nền kinh tế có vai trò quyết định trong việc phát triển nền kinh tế, tăng thu nhập bình quân của người dân, xóa đói giảm nghèo ở nước ta.

Sự phát triển mạnh mẽ này khẳng định hướng đi đúng đắn của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là minh chứng rõ nét cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Đóng góp không nhỏ trong kinh tế tư nhân chính là việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh của kinh tế hộ gia đình, doanh nhân… mà đa số trong họ là những người đã xây dựng gia đình, có tài sản chung của vợ chồng. Như vậy có nghĩa là một số lượng tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tham gia các giao dịch dân sự, thương mại khác.

Do điều kiện kinh tế ngày càng ổn định và phát triển việc vợ chồng càng có nhiều điều kiện để thể hiện việc quan tâm, chăm sóc đến nhau cũng như đến những thành viên khác trong gia đình. Việc quan tâm chăm sóc này đã có nhiều hình thức, phương tiện để thực hiện tạo ra sự phong phú ngày càng lớn trong các hình thức giao dịch dân sự. Vợ chồng có thể tham gia giao dịch qua mua bán, trao đổi dịch vụ, tặng cho…để thực hiện quyền và nghĩa vụ chăm sóc nhau và chăm sóc gia đình nói chung.

Xuất phát từ nhu cầu cuộc sống ngày càng phát triển và thay đổi không ngừng tạo ra các giao dịch trong xã hội ngày càng phong phú đa dạng. Cộng đồng xã hội có sự phân công lao động ngày càng cao cùng với sự tiến bộ không ngừng trong việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật. Mỗi cá nhân muốn thỏa mãn các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh, hoặc phục vụ sinh hoạt tiêu dùng…đều phải thông qua hoạt động trao đổi giao dịch với cá nhân khác, tức phải có các mối quan hệ để thỏa mãn nhu cầu nhất định. Vợ chồng tham gia ngày càng nhiều hơn vào các quan hệ trong xã hội. Tính chất của các giao dịch này cũng ngày càng phong phú, rộng mở để đáp ứng nhu cầu cuộc sống gia đình. Vợ chồng tham gia vào các giao dịch không chỉ để phục vụ nhu cầu của gia đình mà còn là nhu cầu của bản thân. Các giao dịch có thể chỉ là dịch vụ đơn thuần nhưng cũng có thể là sản xuất kinh doanh có

lợi nhuận. Chính từ sự đa dạng phong phú trong các hoạt động giao dịch nên việc một người không thể đảm đương được nhiều việc cùng một lúc, sự xuất hiện của đại diện ngày càng nhiều trong các giao dịch trong xã hội. Hơn nữa việc không thể tự mình thỏa mãn được nhiều nhu cầu nên đại diện xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng ngày càng phong phú các nhu cầu đó.

Đại diện giữa vợ và chồng giờ đây không còn đơn thuần là việc làm hộ, làm thay nữa mà yêu cầu cao hơn đó là làm hộ, làm thay có chất lượng, có chuyên môn cao…vợ, chồng cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Vợ chồng không chỉ đại diện cho nhau và cho gia đình trong các hoạt động liên quan đến sở hữu tài sản là tư liệu sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong gia đình mà còn đại diện cho nhau tham gia vào nhiều lĩnh vực khác trong xã hội liên quan đến tài sản lớn như quyền sử dụng đất, vốn đầu tư trong kinh doanh, lao động, bảo hiểm, tư pháp, tố tụng…

Đại diện giữa vợ và chồng không chỉ nằm trong các quan hệ về nhân thân mà đã mở rộng ra với những quan hệ về tài sản. Tài sản vợ chồng hết sức phức tạp, chế độ sở hữu tư nhân, sở hữu chung hợp nhất trong tài sản của vợ chồng luôn đen xen trong đời sống vợ chồng. Sự phức tạp đó bắt nguồn từ quan hệ hôn nhân đem lại cũng như quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ, chồng. Chế độ tài sản do Nhà nước ta quy định xuất phát từ sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân cũng mới được công nhận tại Việt Nam, như vậy trong việc xác định quyền sở hữu còn có những nhập nhằng dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng khi xác định quyền sở hữu. Thêm nữa đã xuất hiện nhiều hình thức tài sản mà ở Việt Nam chưa từng biết đến. Các tài sản vô hình này ngày càng được quan tâm và đề cao nhưng đi cùng với nó là sự khó kiểm soát khi tài sản này bị thất thoát (quyền sở hữu trí tuệ trong một số lĩnh vực như: bản quyền tác phẩm âm nhạc, sáng tạo về thơ ca…).

Vợ chồng cũng không còn chỉ đại diện cho nhau trong các giao dịch trao đổi, vay mượn nhỏ lẻ trong phạm vi cộng đồng dân cư, làng xóm mà

vươn rộng ra toàn quốc và trên thế giới như: mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế, sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu đối với các tài sản có giá trị lớn, tài sản vô hình…có yếu tố nước ngoài. Đây chính là yếu tố khách quan đầu tiên khiến cho việc hoàn thiện chế định pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trở lên cấp bách.

Khi đất nước ngày càng phát triển, một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển đó chính là việc tôn trọng và đề cao quyền tự do cá nhân của mỗi chủ thể trong xã hội, pháp luật cũng như các quan hệ khác. Quyền tự do cá nhân luôn đi kèm với quyền bình đẳng của con người. Chính bởi vậy khi xã hội càng phát triển thì các quyền này của công dân càng được đề cao ghi nhận. Xuất phát từ nguyên tắc đảm bảo quyền tự do của công dân, được ghi nhận tại Hiến pháp 1992 thì để đảm bảo các quyền và lợi ích của mỗi cá nhân ngay cả khi họ không thể trực tiếp tham gia được các giao dịch dân sự, kinh tế và các quan hệ ngoài xã hội nên việc hoàn thiện chế định pháp luật về đại diện được quan tâm.

Đại diện ngày càng xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội, vợ chồng cũng là một trong các chủ thể tham gia vào các lĩnh vực đó trong đời sống xã hội. Với tư cách là một chủ thể đặc biệt trong giao lưu dân sự vợ chồng vừa tham gia với tư cách là cá nhân độc lập trong các quan hệ dân sự thương mại nhưng bên cạnh đó lại tham gia với tư cách là chủ thể đặc biệt đại diện cho vợ hoặc chồng mình và đôi khi còn là đại diện cho cả gia đình. Vợ chồng đại diện cho nhau trong rất nhiều quan hệ pháp luật và trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Chính sự phức tạp này khiến cho sự phân biệt tư cách chủ thể là rất khó khi tham gia giao dịch.

* Xu hướng phát triển dân chủ định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền với mục tiêu tôn trọng và bảo vệ và bảo vệ quyền tự do, bình đẳng của cá nhân

Như ta đã biết, theo Tuyên ngôn về nhân quyền Liên hiệp quốc thì đây là "Bản tuyên ngôn to àn thế giới về nhân quyền này là thước đo chung cho tất

cả các nước và tất cả các dân tộc đánh giá việc thực hiện mục tiêu mà mọi cá

nhân và moi

tổ chứ c trong xã hôi

" [14].


Trên cơ sở Bản tuyên ngôn này , ở Việt Nam đã phấn đấu thúc đẩy sự tôn troṇ g các quyền và tự do cơ bản của con người thông qua truyền bá và

giáo dục để cho mọi người dân công nhận và thực hiện những quyền và tự do

đó môt

cách có hiêu

quả thông qua những biên

pháp tí ch cưc

, trong pham vi

quốc gia hay quốc tế . Đây là xu hướng của thời đại, chính bởi vậy để thực hiện quyền tự do cá nhân của mỗi người thì việc mỗi cá nhân có quyền lựa chọn cho riêng mình những phương thức, hình thức nhất định để họ có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định của bản thân cũng như gia đình họ là hợp lý. Việc cá nhân lựa chọn hình thức này hay hình thức khác, trực tiếp hay gián tiếp tham gia giao dịch dân sự là quyền tự do của mỗi người. Và quyền này được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Vợ và chồng cũng vậy, họ cũng là những cá nhân chủ thể nhất định trong đời sống xã hội, chính bởi vậy họ có quyền lựa chọn những hình thức nhất định để thực hiện các quyền năng của mình. Bên cạnh đó họ còn phải có những trách nhiệm nhất định trong cuộc sống. Những trách nhiệm cũng như những nhu cầu hưởng thụ cuộc sống cao khiến họ chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền mà không thiếu sự quan tâm về tình cảm với nhau và với các thành viên khác trong gia đình cũng như không đảm bảo thực hiện quyền tự do cho các cá nhân khác cũng như xã hội (khai thác triệt để năng suất nhân công lao động trong các xưởng sản xuất tư nhân). Đây là một thực tế xã hội hiện nay khiến nhiều gia đình không còn hạnh phúc, con cái thiếu sự chăm sóc của bố mẹ…Việc vợ chồng kết hợp hài hòa các lợi ích này, thay nhau chăm sóc người thân trong gia đình để góp phần ổn định xã hội là việc cần thiết.

Tóm lại, để đảm bảo quyền tự do, bình đẳng của mỗi cá nhân trong gia đình, cũng như việc sử dụng tài sản đúng mục đích bảo đảm cho vợ chồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023