Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - 14

phải tính toán đến bài toán về việc người đại diện đương nhiên không thực hiện giao dịch hoặc các hành vi dân sự vì lợi ích của người được đại diện, tức người thực hiện không thực hiện đúng sẽ phải làm như thế nào? Và như vậy việc giấu giếm, không công khai tình trạng năng lực hành vi của một bên vợ, chồng sẽ trở nên phổ biến gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như không phát huy hết chức năng nhiệm vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của con người. Còn khi quy định vợ, chồng không đương nhiên là người đại diện khi một bên mất năng lực hành vi thì khi cần bất cứ giao dịch nào của gia đình người đại diện phải chứng minh được mục đích hành động, thực hiện hành vi của mình để thể hiện trách nhiệm của vợ đối với chồng mình và ngược lại và trong một khoảng thời gian nhất định như quy định đối với người bị mất tích. Bên cạnh đó việc quy định trách nhiệm quản lý của cha mẹ người bị mất năng lực hành vi cũng cần đề cập tới để sao cho giảm bớt gánh nặng cho cả hai bên. Có như vậy việc kiểm soát các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng luôn được đảm bảo tránh tình trạng tẩu tán tài sản chung của vợ chồng, và trên hết đó là bảo vệ được cá nhân người bị mất năng lực hành vi. Người dân sẽ có thái độ tôn trọng hơn đối với pháp luật khi pháp luật đảm bảo được tính dự liệu cũng như quy định được thái độ của người đại diện đối với người được đại diện. Hơn nữa việc xây dựng quy định pháp luật là cho số đông con người trong xã hội thực hiện và bảo vệ người yếu thế… mà con số những người không đủ năng lực hành vi là tối thiểu nên việc tạo điều kiện tốt nhất cũng như đảm bảo lợi ích tốt nhất cho họ là cần thiết.

KẾT LUẬN


Việc đại diện giữa vợ và chồng là một quan hệ xã hội đã có từ lâu, truyền thống trong đời sống xã hội của chúng ta. Đây là một biện pháp hỗ trợ hữu ích để thực hiện một cách tốt nhất năng lực pháp luật của các chủ thể nói chung và vợ và chồng nói riêng.

Khi được pháp luật điều chỉnh, đại diện giữa vợ và chồng không còn là những việc làm thay, làm hộ đơn thuần được điều chỉnh bằng các quy phạm đạo đức nữa mà đã chuyển sang một có chế điều chỉnh mới đó là một chế định pháp lý trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Qua mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển của xã hội các quy định về đại diện nói chung và đại diện giữa vợ và chồng nói riêng có sự thay đổi, phát triển kế thừa các quy định trước để đảm bảo điều chỉnh phù hợp kịp thời với sự vận hành của xã hội.

Mục tiêu điều chỉnh pháp luật của các quan hệ đại diện giữa vợ và chồng là nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của vợ và chồng đồng thời bảo vệ lợi ích của người thứ ba trong giao dịch, đảm bảo ổn định trật tự xã hội.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường hội nhập và hợp tác quốc tế, nội dung năng lực chủ thể của các cá nhân ngày càng phong phú đồng thời phát sinh cao hơn về quan hệ đại diện. Vì vậy việc thực hiện pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu đó là tất yếu khách quan.

Trên cơ sở sự phân tích, đánh giá một cách khái quát những mặt tác động tích cực cũng như những mặt còn hạn chế của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng kết hợp với việc kiến nghị và nêu ra một số giải pháp nhằm làm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với đại diện giữa vợ và chồng. Chúng tôi cho rằng việc áp dụng kế thừa và phát triển có chọn lọc các quy phạm pháp luật hợp lý, tiến bộ có tính nhân văn trong

việc chỉ đạo thực hiện cũng như áp dụng pháp luật thì nhất định việc đại diện giữa vợ và chồng sẽ được xã hội chấp nhận cũng như việc áp dụng rộng rãi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Thêm nữa để hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện tốt hơn chế định đại diện giữa vợ và chồng vấn đề không chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện nội dung các quy định pháp luật về đại diện mà còn cần thiết hoàn thiện các vấn đề liên quan khác như vấn đề nhân thân, tài sản của cá nhân, quản lý nhà nước về hộ tịch, về thu nhập hợp pháp của cá nhân v.v…

Đặc biệt trong bối cảnh đất nước còn khó khăn thì việc tham gia của vợ, chồng và tài sản của họ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng được khuyến khích để nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển hôn nhân bền vững góp phần xây dựng đất nước ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931).

2. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5 của Chủ tịch nước về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật.

3. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2000, Hà Nội.

4. Chính phủ (2007), Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5 về cấp bản sao từ bản gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Cừ (2008), "Phương thức giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh", Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do Nguyễn Phương Lan Chủ nhiệm, Trường Đại học Luật Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình 2000, Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Điện (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình, tập II: Các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Hồng Hải (2009), "Quyền con người về hôn nhân gia đình trong pháp luật Việt Nam hiện hành", thongtinphapluatdansu.wordpress.com, ngày 20/5.

9. Nguyễn Minh Hằng (2005), "Đại diện theo ủy quyền từ pháp luật nội dung đến tố tụng dân sự", Nghiên cứu lập pháp, (5).

10. Lê Hồng Hạnh (dịch) (1993), Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Hà Thị Mai Hiên (2010), "Những phát triển mới của hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn 2004-2009", Nghiên cứu lập pháp, (164+165).

12. Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

13. Nguyễn Phương Lan (2008), "Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ, chổng đối với các giao dịch dân sự, thương mại do một bên thực hiện", Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.

14. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền.

15. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

16. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

17. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

18. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

19. Quốc hội (2000), Luật Phòng, chống ma túy, Hà Nội.

20. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

21. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

22. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

23. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

24. Quốc hội (2006), Luật công chứng, Hà Nội.

25. Vũ Văn Tiến (2009), "Tranh chấp tài sản chung của vợ chồng: phường "thiếu chính xác", dân mất biệt thự tiền tỷ", thongtinphapluatdansu. wordpress.com, ngày 26/5.

26. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo số 09/BC-TANDTC ngày 09/8 Tổng kết 5 năm thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

27. Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội (2001), Quyết định số 83/DSPT ngày 22/5, Hà Nội.

28. Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội (2005), Quyết định số 226/2005 DSPT ngày 26/10, Hà Nội.

29. Tổng cục Thống kê (2006), Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận thực tiễn qua 20 năm đổi mới, Hà Nội.

30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

31. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

32. Hồng Tú (2011), "Thực tiễn áp dụng pháp luật về đại diện: ủy quyền về tài sản trong án ly hôn", thongtinphapluatdansu.wordpress.com, ngày 13/9.

33. Thanh Tùng (2011) "Rối chuyện ủy quyền trong án dân sự", phapluatp.vn, ngày 20/9.

34. Viện Đại học Mở Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

36. Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư Pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư Pháp - Nxb Bách Khoa, Hà Nội.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí