Hình 3.14 Cube địa chấn Relative AI từ cube CBM 2009 cho hình ảnh trong móng tốt hơn so với cube CBM 2009
Các thuộc tính địa chấn (như đã trình bày trong chương 2) bao gồm: thuộc tính biên độ (RMS amplitude), thuộc tính biên ngoài (Envelope), thuộc tính biến đổi (Variance), thuộc tính Ant tracking, thuộc tính trở kháng âm học (Acoustic Impedance), thuộc tính cường độ phản xạ (Reflection Intensity), thuộc tính Cosine of phase, thuộc tính Gradient magnitude và thuộc tính Sweetness được sử dụng trong quá trình nghiên cứu xây dựng mô hình độ rỗng cho móng của cấu tạo Hải Sư Đen. [27, 28, 29]
Thuộc tính trở kháng âm tương đối (Relative Acoustic Impedance)
Trong nghiên cứu này, thuộc tính trở kháng âm tương đối đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đặc tính các đới nứt nẻ. Về mặt vật lý, trở kháng âm học biểu diễn tính phân lớp (layer property), và được phân biệt với các thuộc tính khác thể hiện đặc tính của mặt ranh giới (surface property). Do đó thuộc tính này giúp trực tiếp xác định đặc
điểm của đới nứt nẻ trong móng và chỉ ra các đặc trưng của móng nứt nẻ có mật độ và vận tốc địa chấn thấp hơn so với móng tươi (Hình 3.15-3.17).
Giá trị trở kháng âm học tỷ lệ với mật độ và vận tốc truyền sóng dao động đàn hồi trong môi trường đất đá. Thuộc tính này giúp xác định tốt các vị trí có sự thay đổi độ cứng của đất đá, giúp phát hiện các đới nứt nẻ trong móng. Trên thực tế khi giải ngược địa chấn để thu được trở kháng âm học nhiễu ngẫu nhiên và nhiễu phản xạ nhiều lần trong móng có thể được hạn chế một cách đáng kể.
Hình 3.15. Mặt cắt thể hiện thuộc tính relative acoustic impedance.
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Biểu Diễn Các Bước Của Phương Pháp Co-Kriging
- Sơ Đồ Biểu Diễn Các Bước Thực Hiện Trong Phương Pháp Xây Dựng Mô Hình Độ Rỗng Bằng Phương Pháp Ann Và Co-Kriging.
- Đặc Trưng Tổ Hợp Các Đường Cong Đvlgk Của Các Đá Mạch Trẻ.
- Mặt Cắt Địa Chấn Dọc Theo Giếng Khoan Hsd-5Xp Và Hsd-1X Thể Hiện Sự
- Lát Cắt Ngang Tại Độ Sâu 3424M Từ Mô Hình Độ Rỗng Ann
- Mặt Cắt Dọc Qua Các Giếng Khoan Hsd-4X Và Hsd-1X Từ Mô Hình Độ Rỗng Co-Kriging.
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Hình 3.16. Mặt cắt địa chấn dọc theo giếng khoan HSD-5XP và các mặt cắt ngang tại các độ sâu khác nhau thể hiện sự trùng khớp giữa kết quả minh giải độ rỗng từ giếng khoan (đường màu đỏ) và thuộc tính Relative AI
Hình 3.17. Mặt cắt địa chấn dọc theo giếng khoan HSD-5XP và HSD-1X thể hiện sự
trùng khớp giữa kết quả minh giải độ rỗng từ giếng khoan (đường màu đỏ) và thuộc tính Relative AI
Thuộc tính biên ngoài (Envelope)
Hình 3.18 biểu diễn thuộc tính envelope trên một mặt cắt địa chấn ở mỏ Hải Sư Đen. Trên mặt cắt có thể quan sát thấy các dị thường của giá trị biên độ tức thời hiện diện ở một số khu vực và có xu hướng giảm dần theo chiều sâu. Các đới có dị thường biên độ tức thời cao trùng với kết quả thử vỉa ở giếng HSD-5XP (Hình 3.18 – 3.20).
Hình 3.18. Mặt cắt thể hiện thuộc tính biên ngoài (Envelope).
Hình 3.19. Mặt cắt địa chấn dọc theo giếng khoan HSD-5XP và các mặt cắt ngang tại các độ sâu khác nhau thể hiện sự trùng khớp giữa kết quả minh giải độ rỗng từ giếng khoan (đường màu đỏ) và thuộc tính Envelope
Hình 3.20. Mặt cắt địa chấn dọc theo giếng khoan HSD-5XP và HSD-1X thể hiện sự trùng khớp giữa kết quả minh giải độ rỗng từ giếng khoan (đường màu đỏ) và thuộc tính Envelope.
Thuộc tính biến đổi (Variance)
Thuộc tính biến đổi được xem là một dấu hiệu điềm chỉ tốt cho đứt gãy và nứt nẻ trong lát cắt trầm tích và nóc móng do có thể chỉ ra vị trí và phân bố của các đới không
đồng nhất (Hình 3.21 – 3.23). Tuy nhiên đối với bên trong móng nứt nẻ, thuộc tính này không phát huy thế mạnh do tín hiệu địa chấn bị ảnh hưởng mạnh của nhiễu, các đới bất đồng nhất trong móng nứt nẻ do thuộc tính này chỉ ra bao gồm cả đới nứt nẻ và nhiễu, dẫn đến độ tin cậy không cao. Hình 3.19 cho thấy trên mặt cắt địa chấn tồn tại rất nhiều dị thường, tuy nhiên các dị thường này phần lớn điềm chỉ các phản xạ thẳng đứng có liên quan đến nhiễu, do đó thuộc tính biến đổi Variance có thể sử dụng để khoanh định các đứt gãy và đới nứt nẻ nhưng không có tính chính xác cao khi sử dụng để xác định đặc điểm của các đới này.
Hình 3.21. Mặt cắt thể hiện thuộc tính biến dị (variance).
Hình 3.22. Mặt cắt địa chấn dọc theo giếng khoan HSD-5XP và các mặt cắt ngang tại các độ sâu khác nhau thể hiện sự trùng khớp giữa kết quả minh giải độ rỗng từ tài liệu địa vật lý giếng khoan (đường màu đỏ) và thuộc tính Variance
Hình 3.23.Mặt cắt địa chấn dọc theo giếng khoan HSD-5XP và HSD-1X thể hiện sự trùng khớp giữa kết quả minh giải độ rỗng từ tài liệu địa vật lý giếng khoan (đường màu đỏ) và thuộc tính Variance
Thuộc tính Sweetness
Thuộc tính Sweetness hàm chứa cả thông tin về biên độ và tần số nên có thể chỉ ra sự tương phản giữa móng tươi và móng nứt nẻ, và chiều dày của đới nứt nẻ. Nếu đới nứt nẻ trong móng có chiều dày lớn và độ tương phản so với đá tươi xung quanh cũng lớn thì dị thường sweetness càng cao (Hình 3.24 – 3.26).
Hình 3.24. Mặt cắt thể hiện thuộc tính sweetness.
Hình 3.25. Mặt cắt địa chấn dọc theo giếng khoan HSD-5XP và các mặt cắt ngang tại các độ sâu khác nhau thể hiện sự trùng khớp giữa kết quả minh giải độ rỗng từ tài liệu địa vật lý giếng khoan (đường màu đỏ) và thuộc tính sweetness.
Hình 3.26. Mặt cắt địa chấn dọc theo giếng khoan HSD-5XP và HSD-1X thể hiện sự
trùng khớp giữa kết quả minh giải độ rỗng từ tài liệu địa vật lý giếng khoan (đường màu đỏ) và thuộc tính sweetness.
Thuộc tính cường độ phản xạ (Reflection Intensity)
Thuộc tính cường độ phản xạ này giúp nhận diện những đậc điểm địa chất phụ thuộc biên độ, nhưng vẫn giữ được thông tin của tần số của tín hiệu địa chấn ban đầu. Do đó, thuộc tính này rất hữu dụng trong việc phân biệt những đặc tính địa chất có cung biên độ nhưng tần số khác nhau, từ đó khoanh định các đới có mật độ nứt nẻ cao [27]. Quan sát bằng mắt thường trên hình 3.27 – 3.29 có thể thấy thuộc tính này giúp làm rõ vị trí các đứt gãy và các đới có mật độ nứt nẻ cao, vị trí các đới nứt nẻ tương đối trùng khớp với kết quả thử vỉa.
Hình 3.27. Mặt cắt thể hiện thuộc tính Reflection intensity.
Hình 3.28. Mặt cắt địa chấn dọc theo giếng khoan HSD-5XP và các mặt cắt ngang tại các độ sâu khác nhau thể hiện sự trùng khớp giữa kết quả minh giải độ rỗng từ tài liệu địa vật lý giếng khoan (đường màu đỏ) và thuộc tính Reflection Intensity.