Đặc Trưng Tổ Hợp Các Đường Cong Đvlgk Của Các Đá Mạch Trẻ.


Đá mạch

Đá mạch

Đá mạch

Hình 3.3. Đặc trưng tổ hợp các đường cong ĐVLGK của các đá mạch trẻ.


Hình 3 4 Đặc trưng tổ hợp các đường cong ĐVLGK của các mạch đá xâm nhập 1

Hình 3.4. Đặc trưng tổ hợp các đường cong ĐVLGK của các mạch đá xâm nhập nông Aplite.


Hình 3.5. Đường FMI cho giá trị mức độ nứt nẻ cao (FMI intensity) thể hiện vị trí đới nứt nẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện hướng dốc và góc dốc theo phân loại hệ thống nứt nẻ trên tài liệu FMI khu vực mỏ Hải Sư Đen


Hình 3.7. So sánh khoảng phân bố của các đới nứt nẻ trên tài liệu FMI và kết quả minh giải độ rỗng ở giếng khoan HSD-2X và HSD-3X.


Hình 3.8. So sánh khoảng phân bố của các đới nứt nẻ trên tài liệu FMI và kết quả minh giải độ rỗng ở giếng khoan HSD-4X và HSD-5XP.


Giá trị tỉ số giữa vận tốc sóng dọc với vận tốc sóng ngang (Vp/Vs)

Sóng dọc (P-wave) có thể truyền trong cả 3 môi trường rắn, lỏng và khí trong khi đó sóng ngang (S-wave) chỉ có thể truyền trong môi trường rắn, có vận tốc nhỏ hơn vận tốc sóng dọc. Vận tốc truyền của sóng dọc và sóng ngang phụ thuộc vào khung đá (rock matrix), độ rỗng, khoáng vật, tiếp xúc giữa các hạt, loại chất lưu chứa trong đá và mức độ gắn kết của đá. Trong môi trường pha rắn, sóng P có tốc độ cao, trong môi trường pha lỏng, sóng P có tốc độ thấp, tương tự, trong môi trường pha khí, sóng P có tốc độ rất thấp và phụ thuộc vào áp suất. Trong pha rắn, chúng ta thu được VP>VS, ngược lại, trong pha lỏng và khí thì giá trị VP giảm và VS tiến về 0. Chính vì thế, trong đá móng nứt nẻ chứa chất lưu (lỏng hay khí) thì tỷ số VP/VS cao, tử đó giúp xác định vị trí các đới nứt nẻ mở [26, 27].

Hình 3.9. Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa giá trị Vp/Vs theo độ sâu tại các giếng khoan trên cấu tạo hải Sư Đen.


Hình 3.9 thể hiện mối quan hệ giữa giá trị Vp/Vs theo độ sâu tại các giếng khoan trên cấu tạo Hải Sư Đen. Tại các độ sâu thay đổi từ 3000m đến khoảng 5500m, giá trị


VP/VS dao động trong khoảng từ 1.5 đến 1.9 tùy thuộc vào từng loại đá riêng biệt (tham khảo bảng 3.2). Hình 3.10 thể hiện mối quan hệ giữa giá trị độ rỗng và giá trị AI tại các giếng khoan trên cấu tạo hải Sư Đen. Đồ thị cho thấy, tồn tại mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa giá trị AI và độ rỗng nứt nẻ.


Hình 3.10. Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa giá trị độ rỗng và giá trị AI tại các giếng khoan trên cấu tạo hải Sư Đen.


3.2. Đặc điểm nứt nẻ theo tài liệu Địa chấn

Trong đá móng nứt nẻ, các đới nứt nẻ có vận tốc truyền sóng và mật độ thấp, giá trị trở kháng âm AI giảm so với đá tươi xung quanh, tạo nên độ tương phản giữa đới nứt nẻ này với đá xung quanh, do đó có thể phát hiện và quan sát thấy sự tương phản này trên tài liệu địa chấn. Dựa trên chất lượng và đặc điểm của tài liệu địa chấn hiện có ở khu vực mỏ Hải Sư Đen, theo tính toán lý thuyết độ rộng nhỏ nhất của đới nứt nẻ có thể quan sát được trên tài liệu địa chấn là khoảng 14m. Kết quả thống kê thực tế cho thấy độ rộng của đới nứt nẻ trong khu vực này tập trung trong khoảng từ 20 đến 30m (Hình 3.11). Trên cơ


sở đó, phần lớn các đứt gãy này có thể được quan sát và phát hiện được trên tài liệu địa chấn. Để đánh giá chất lượng của tài liệu địa chấn trong móng, các phản xạ địa chấn từ các đới nứt nẻ đã được liên kết với giếng khoan bằng địa chấn tổng hợp, kết quả cho thấy phản xạ địa chấn từ các đới nứt nẻ tương đối trùng khớp với kết quả phân tích địa chấn tổng hợp (synthetic seismogram) (Hình 3.12).

Wave length = Velocity/Frequency

Sensitivity = Wave Length/16

Hình 3.11. Độ rộng của đới nứt nẻ có thể quan sát được trên tài liệu địa chấn khu vực mỏ Hải Sư Đen là 14m.

Tài liệu địa chấn khu vực HSD được xử lý nhiều lần với các thuật toán khác nhau (PSTM, Kirchoff APSDM, CBM), trong đó tài liệu CBM 2009 cho hình ảnh rõ nhất trong móng, đặc biệt là các phản xạ địa chấn có góc nghiêng lớn liên quan đến các đới nứt nẻ sinh kèm với đứt gãy trong móng (Hình 3.13). Để nâng cao thêm tỉ số tín hiệu/nhiễu trong móng, tài liệu địa chấn gốc đã được xử lý thêm bằng giải ngược địa chấn (Seismic Inversion) (Hình 3.14). Do đó, việc phân tích thuộc tính địa chấn và xây dựng mô hình độ


rỗng trong nghiên cứu này sử dụng tài liệu địa chấn đầu vào là cube tài liệu xử lý bằng giải ngược địa chấn (Acoustic Impedance Inversion) (Hình 3.14).

Hình 3.12. Phần lớn các sóng phản xạ địa chấn trong móng phản ảnh các hệ thống nứt nẻ sinh kèm với đứt gãy.

Hình 3.13. Các cube địa chấn có trong khu vực mỏ Hải Sư Đen.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí