Đề Xuất Một Số Giải Pháp Phục Hồi Và Phát Triển Rừng


sinh đã bị tác động và số lượng cá thể của những loài này thấp nên đề tài chưa kiểm tra được nguyên nhân của các phân bố ngẫu nhiên này. Phân bố cụm là do khả năng phát tán hạn chế của mỗi loài.

- Quan hệ độc lập giữa các loài cây là dạng quan hệ rất phổ biến trong rừng tự nhiên nhiệt đới có tính đa dạng loài cao như ở khu vực nghiên cứu và được giải thích là do nhiều loài có các đặc điểm sinh thái tương tự nhau như nhu cầu ánh sáng và dinh dưỡng.

- Quan hệ cạnh tranh của các loài cây là do rừng bị tác động nên cấu trúc rừng về thành phần loài và tán rừng bị thay đổi, dẫn đến những loài ưa sáng, sinh trưởng nhanh có xu thế phát triển, cạnh tranh với các loài khác và chiếm ưu thế trong quần thể.

- Qua phân tích và so sánh mô hình quan hệ không gian cùng loài và khác loài, kết quả cho thấy các quy luật sinh thái tự nhiên có ý nghĩa thống kê được phát hiện giảm dần từ trạng thái nguyên sinh đến thứ sinh. Như vậy, tác động của con người đã làm thay đổi các quy luật này và không thể hiện được qua nhiều phép phân tích mô hình không gian.

- Quan hệ cùng loài giữa loài cây ưu thế là phân bố dạng cụm ở các khoảng cách khác nhau trừ loài Thừng mực, Vàng anh, Cà lồ có phân bố ngẫu nhiên.

- Quan hệ khác loài

+ Với điều kiện môi trường không đồng nhất quan hệ không gian bao gồm tương hỗ, cạnh tranh và độc lập đều.

+ Với điều kiện môi trường sống đồng nhất thì quan hệ tương hỗ và độc lập có xu hướng tăng lên.

+ Quan hệ cạnh tranh của các loài cây ở OTC 3 được giải thích là do bị tác động nên cấu trúc rừng về thành phần loài và tán rừng bị thay đổi. Điều này dẫn đến những loài ưa sáng, sinh trưởng nhanh có xu thế phát triển, cạnh tranh với các loài khác và chiếm ưu thế trong quần thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


1.4. Một số đề xuất

Đặc điểm cấu trúc loài cây gỗ trên hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh ở VQG Cúc Phương, Ninh Bình - 8

1.4.1 Đề xuất một số giải pháp phục hồi và phát triển rừng

Từ những kết quả nghiên cứu được tổng hợp và phân tích ở các nội dung trên cho thấy hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại khu vực nghiên cứu đều đang ở trạng thái phục hồi. Thực tiễn cho thấy cả hai trạng thái rừng đều có mật độ cây gỗ lớn ở mức thấp, cây tái sinh thiếu cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, để thúc đẩy các quần xã thực vật rừng tại VQG Cúc Phương phục hồi và phát triển tốt hơn, đáp ứng được các mục tiêu đề ra thì cần những giải pháp quản lý, phục hồi rừng thích hợp. Dưới đây, đề tài đưa ra một số giải pháp quản lý, phục hồi rừng như sau:

1.4.1. Giải pháp về quản lý bảo vệ

- Vườn Quốc Gia Cúc Phương (VQG Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng, vì vậy cần phải thực hiện theo những quy định của pháp luật về quản lý rừng đặc dụng như: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Nghị định số 117/2010/NĐ – CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, Quyết định số 186/2006/QĐ – TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng trong đó có rừng đặc dụng.

- Bảo vệ nghiêm ngặt các trạng thái rừng ở vũng lõi của Vườn quốc gia. Tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục đến cộng đồng người dân địa phương, nâng cao ý thức bảo vệ rừng; xây dựng, quy hoạch vùng đệm và hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của họ. Bổ sung xây dựng các quy chế bảo vệ, cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của người dân địa phương.

- Nâng cao vai trò của các cấp chính quyền, các tổ thức đoàn thể, những người có uy tín tại địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.


1.4.2. Một số giải pháp lâm sinh

Để rừng phục hồi và phát triển tốt hơn đề tài đưa ra một số giải pháp lâm sinh như sau:

- Khoanh nuôi, bảo vệ rừng: Biện pháp này cần được thực hiện trên các diện tích rừng thuộc vùng lõi như trạng thái rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, diện tích trạng thái rừng này đang trong giai đoạn cuối chu kỳ sinh thái do vậy, cần có biện pháp thúc đẩy rừng phục hồi tốt hơn.

- Xúc tiến tái sinh tự nhiên: Do cả hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại khu vực nghiên cứu đều thiếu cây tái sinh cả về số lượng và chất lượng; hơn nữa, cây tái sinh chủ yếu phân bố cụm và phân bố ngẫu nhiên nên biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên được áp dụng cho cả hai trạng thái. Biện pháp cơ bản là bảo vệ và nuôi dưỡng những cá thể có khả năng gieo giống, tra dặm hạt giống hoặc trồng bổ sung ở những nơi mật độ cây tái sinh quá thấp. Cần tạo điều kiện cho những loài cây tái sinh là cây bản địa phát triển. Vì đây là loài cây đặc hữu của khu vực, có giá trị lớn trong việc bảo tồn nguồn gen cây rừng.

2. TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

2.1. Tồn tại

- Kết quả nghiên cứu của đề tài dựa trên một số lượng mẫu có hạn.

- Đề tài chưa có điều kiện thử nghiệm số lượng và kích thước ô mẫu thích hợp để thống kê thành phần loài cây, cấu trúc rừng và tái sinh dưới tán rừng.

- Đề tài không thể bố trí ô định vị để theo dõi động thái rừng.

- Đề tài chưa nghiên cứu hết các trạng thái rừng của khu vực.

- Một số loài cây gỗ chưa xác định được tên cây.

- Việc đề xuất một số giải pháp mới ch dừng lại ở những đề xuất có tính định hướng, chưa có điều kiện thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của những đều xuất đó.


2.2. Kiến nghị

Từ những hạn chế, tốn tại trên, đề tài đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về mô hình không gian và các đặc điểm lâm học của một số trạng thái rừng còn lại tại khu vực nghiên cứu.

- Nghiên cứu diễn thế của các trạng thái rừng.

- Kết hợp nghiên cứu thêm một số đặc điểm lâm học của các trạng thái rừng như lượng tăng trưởng bình quân về đường kính, chiều cao, nghiên cứu vật rơi rụng và đặc biệt là nghiên cứu khả năng hấp thụ Carbon của rừng, tạo cơ sở khoa học cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Tăng cường công tác bảo vệ rừng, hạn chế các tác động của con người để đảm bảo duy trì các quy luật sinh thái tự nhiên của các loài cây rừng tự nhiên.

- Đẩy mạnh triển khai các biện pháp quản lý, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm tạo điều kiện cho rừng phát triển nhanh, đáp ứng tốt mục tiêu đặt ra.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. George N. Baur (1979), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa,

Vương Nhị Tấn dịch, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

2. Catinot R (1965), Hiện tại và tương lai rừng nhiệt đới ẩm, Thái Văn Trừng, Nguyễn Văn Dưỡng dịch, tư liệu Khoa học kỹ thuật, viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, tháng 3-1979.

3. Bùi Thị Diệp (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của quần ã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên – văn hoá Đồng Nai, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Phạm Văn Điển, Nguyễn Hồng Hải (2016) Phân bố và quan hệ không gian của cây rừng lá rộng thường anh ở A Lưới, Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 286, tr 122-128

5. Nguyễn Hồng Hải, Phạm Văn Điển & Đỗ Anh Tuân (2015) Mô hình điểm không gian dựa trên đặc trưng về khoảng cách và đường kính của cây rừng, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 269: 124-131

6. Võ Đại Hải (2014), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng IIA tại khu vực rừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3, Tr.3390 – 3398.

7. Nguyễn Thị Thu Hiền, Trần Thị Thu Hà (2014), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng thường anh tại Vườn Quốc Gia Vũ Quang – Hà Tĩnh, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3, Tr. 3408 – 3416.

8. Nguyễn Văn Hồng (2010), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng và ác định mối quan hệ giữa tổ thành loài cây gỗ, loài cây tái sinh với loài cây gỗ, loài cây tái sinh cho lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên


thuộc BQL Rừng đặc dụng Hương Sơn, Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

9. Phùng Văn Khang (2014), Đặc điểm lâm học của rừng kín thường anh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3, Tr. 3399-3407.

10. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, Tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

11. Phùng Văn Phê (2006), Đánh giá tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử, Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp.

12. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

13. Nguyễn Mạnh Tuyên (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và đều uất một số giải pháp bảo tồn và phát triển rừng tại khu rừng đặc dụng Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

14. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

15. Lê Hồng Việt (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm học của kiểu rừng kín thường anh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

Tiếng Anh

16. Cao, M., & Zhang, J. (1997). Tree species diversity of tropical forest vegetation in Xishuangbanna, SW China. Biodiversity and Conservation, 6(7), 995-1006.


17. Chave, J. (2004). "Neutral theory and community ecology." Ecology Letters 7(3): 241-253.

18. Getzin, S., T. Wiegand, K. Wiegand and F. He (2008). "Heterogeneity influences spatial patterns and demographics in forest stands." Journal Of Ecology 96(4): 807-820.

19. Hubbell, S. P. (2005). "Neutral theory in community ecology and the hypothesis of functional equivalence." Functional Ecology 19(1): 166- 172.

20. Hubbell, S. P., J. A. Ahumada, R. Condit and R. B. Foster (2001). "Local neighborhood effects on long-term survival of individual trees in a neotropical forest." Ecological Research 16(5): 859-875.

21. Peters, H. A. (2003). "Neighbour-regulated mortality: the influence of positive and negative density dependence on tree populations in species-rich tropical forests." Ecology Letters 6(8): 757-765.

22. Uriarte, M., R. Condit, C. D. Canham and S. P. Hubbell (2004). "A spatially explicit model of sapling growth in a tropical forest: does the identity of neighbours matter?" Journal Of Ecology 92(2): 348-360.

23. Wright, S. J. (2002). "Plant diversity in tropical forests: a review of mechanisms of species coexistence." Oecologia 130(1): 1-14.

Stoyan D., Stoyan H. (1994), Fraktals, random shapes and point field: Method of geometrical sattistics. Chichester, John Wiley&Sons.

24. Stoyan, D. and H. Stoyan (1994). Fractals, random shapes, and point fields: Methods of geometrical statistics. Chichester, John Wiley & Sons.


PHỤ LỤC

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí