Sự Cần Thiết Phải Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực

Quá trình tuyển chọn nhân lực gồm 09 bước như sau: tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ, sàng lọc qua đơn xin việc, các trắc nhiệm nhân sự trong tuyển chọn, phỏng vấn tuyển chọn, khám sức khỏe và đánh giá thể lực các ứng viên, phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp, thẩm tra các thông tin đã thu được trong quá trình tuyển chọn, ra quyết định tuyển chọn.

Sơ đồ 1.1. Quá trình tuyển chọn nhân lực


Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ


Sàng lọc qua đơn xin việc


Các trắc nhiệm nhân sự trong tuyển chọn


Phỏng vấn tuyển chọn


Khám sức khỏe và đánh giá thể lực các ứng viên


Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp


Thẩm tra các thông tin đã thu được trong quá trình tuyển


Tham quan công việc


Ra quyết định tuyển chọn

(Nguồn: PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điều, giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2012)

Nội dung các bước:

Bước 1: Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ

Đây là bước đầu tiên trong quá trình tuyển chọn, là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà tuyển chọn với các ứng viên. Bước này nhằm xác lập mối quan hệ giữa người xin việc và người sử dụng lao động, đồng thời bước này cũng xác

định được những cá nhân có những tố chất và khả năng phù hợp với công việc hay không để từ đó ra những quyết định có tiếp tục mối quan hệ với ứng viên đó hay không [14;106].

Bước 2: Sàng lọc qua đơn xin việc

Trong các tổ chức, các ứng viên muốn có việc làm thì đều phải nộp đơn xin việc. Đơn xin việc là nội dung quan trọng của quá trình tuyển chọn. Đơn xin việc là cơ sở cho các phương pháp tuyển chọn khác như phương pháp phỏng vấn, đơn xin việc cung cấp tên, nơi đã làm việc, các hồ sơ nhân sự khác.

Bước 3: Các trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn

Để giúp cho các nhà tuyển chọn nắm được các tố chất tâm lý, những khả năng, kỹ năng và các khả năng đặc biệt khác của các ứng viên khi mà các thông tin về nhân sự khác không cho ta biết được một cách chính xác và đầy đủ. Các trắc nghiệm nhân sự mang lại cho ta những kết quả khách quan về các đặc trưng tâm lý của con người như khả năng bẩm sinh, sở thích, cá tính của cá nhân này so với các cá nhân khác. Các trắc nghiệm giúp cho việc tìm hiểu được các đặc trưng đặc biệt trong thực hiện công việc của từng cá nhân, các công việc có tính đặc thù [14;107-108;].

Trong trắc nghiệm nhân sự có nhiều loại trắc nghiệm và có nhiều cách phân loại khác nhau. Người ta có thể phân loại theo nhóm hay cá nhân, dựa vào cơ cấu, hay dựa vào kết quả đánh giá để phân loại. Thông thường người ta chia trắc nghiệm nhân sự ra các loại trắc nghiệm sau: trắc nghiệm thành tích, trắc nghiệm về năng khiếu, khả năng, trắc nghiệm về tính cách và sở thích, trắc nghiệm về tính trung thực, trắc nghiệm y học.

Một số điểm cần chú ý khi thực hiện các trắc nghiệm trong tuyển chọn:

- Tình trạng giả mạo khi trả lời các câu hỏi hội đồng đưa ra nhằm thuyết phục các nhà tuyển dụng, các ứng viên thường đưa ra các câu trả lời sai sự thật, và cung cấp các thông tin không đúng. Hiện tượng này sẽ gây khó khăn cho các nhà tuyển dụng khi phán đoán và dự kiến đánh giá bản chất người xin việc. Khi gặp các trường hợp giả mạo về thông tin ta nên sa thải, ngay cả đối với các ứng cử viên được coi là xuất sắc [14;109-110].

- Tránh hiện tượng áp đặt cao trong khi thực hiện các trắc nghiệm nhân sự, vì hiện tượng này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sự linh hoạt và sức sáng tạo của các ứng viên, làm cho các dự đoán trở nên cứng nhắc.

- Cần hạn chế một cách tối đa đến sự vi phạm những điều riêng tư của các ứng viên. Trong khi thực hiện các trắc nghiệm về nhân sự nhiều khi vô thức mà người ta có thể đụng chạm đến các ý nghĩ riêng tư của người xin việc. Điều này có thể gây đến những tổn thương về tình cảm đối với người xin việc như: lòng tin đối với tôn giáo, sự kỳ thị cá nhân, cuộc sống riêng tư, thiên hướng quan hệ giới tính, các cảm xúc không liên quan đến công việc.

- Tránh các lỗi sai trong sự đoán. Khi sử dụng các bài trắc nghiệm có độ tin cậy thấp hoặc không cao thì sẽ cho những dự đoán không đúng ví như người thực hiện công việc tốt có thể bị loại vì trắc nghiệm thấp [14;110].

Bước 4: Phỏng vấn tuyển chọn

Phỏng vấn tuyển chọn là quá trình giao tiếp bằng lời (thông qua các câu hỏi và các câu trả lời) giữa những người tuyển chọn và người xin việc, đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin cho việc ra quyết định tuyển chọn. Phương pháp phỏng vấn trong tuyển chọn giúp chúng ta khắc phục được nhược điểm mà quá trình nghiên cứu đơn xin việc không nắm được, hoặc các loại văn bằng chứng chỉ không nêu hết được [14;109].

Để cuộc phỏng vấn đạt kết quả cao cần lưu ý một số vấn đề sau:

Khâu tổ chức phải chu đáo như chuẩn bị phòng phỏng vấn, các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến các vị trí dự tuyển của ứng viên, các thiết bị phục vụ cho phỏng vấn…

Cần tạo dựng và duy trì quan hệ tôn trọng lẫn nhau trong suốt cuộc phỏng vấn.

Câu hỏi đặt ra phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, tránh tình trạng dài dòng ứng viên không nắm bắt hết được ý câu hỏi của nhà tuyển dụng.

Trong quá trình phỏng vấn nhà tuyển dụng cần ghi lại các thông tin chính trong quá trình trả lời của ứng viên kết hợp quan sát sự thay đổi tâm trạng qua các cử chỉ, nét mặt.

Kết thúc phỏng vấn phải đánh giá qua về ứng viên theo bảng điểm: năng

lực, kinh nghiệm, động cơ, kỹ năng hợp tác… Nên có thời gian thư giãn khi phỏng vấn người tiếp theo.

Bước 5: Khám sức khỏe và đánh giá thể lực của các ứng viên

Để đảm bảo cho các ứng viên có sức làm việc lâu dài trong các tổ chức và tránh những đòi hỏi không chính đáng của người được tuyển về đảm bảo sức khỏe thì bước quan trọng tiếp theo là phải tiến hành khám sức khỏe và đánh giá thể lực của các ứng viên. Bước này do các chuyên gia về y tế đảm nhận, phòng nguồn nhân lực cần cung cấp các tiêu chuẩn về thể lực cho các vị trí việc làm để các chuyên gia y tế dựa vào đó để tuyển chọn. Bước này cần phải được xem xét và đánh giá một cách khách quan, tránh các hiện tượng hình thức, qua loa [14;113].

Bước 6: Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp

Để đảm bảo sự thống nhất từ hội đồng tuyển chọn cho đến người phụ trách trực tiếp và sử dụng lao động thì cần phải có sự phỏng vấn trực tiếp của người phụ trách để đánh giá một cách cụ thể hơn các ứng viên, đây là một bước nhằm xác định vai trò quan trọng của các cấp chuyên môn. Nó giúp ta khắc phục được sự không đồng nhất giữa bộ phận tuyển chọn và nơi sử dụng lao động [14;113-114].

Bước 7: Thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn

Để xác định độ tin cậy của các thông tin thu được qua các bước tuyển chọn ta phải thực hiện bước thẩm tra lại xem mức độ chính xác của các thông tin. Có nhiều cách để thẩm tra các thông tin như trao đổi với các tổ chức cũ mà người lao động đã làm việc, đã khai trong đơn xin việc, hoặc là nơi đã cấp các văn bằng chứng chỉ… Các thông tin thẩm tra lại là những căn cứ chính xác để các nhà tuyển dụng ra quyết định cuối cùng [14;114].

Bước 8: Tham quan công việc

Những người xin việc luôn có kỳ vọng về sự thỏa mãn công việc do đó nếu ta tạo ra sự thất vọng đối với công việc do không có đầy đủ các thông tin thì sẽ gây rất nhiều bất lợi cho người mới đến nhận công việc. Do đó để tạo điều kiện cho những người xin việc đưa ra những quyết định cuối cùng về việc

làm thì tổ chức có thể cho những ứng viên tham quan hoặc nghe giải thích đầy đủ về các công việc mà sau khi được tuyển dụng họ sẽ phải làm. Điều này giúp cho người lao động biết được một cách khá chi tiết về công việc như: mức độ phức tạp của công việc, tình hình thu nhập, sự thỏa mãn đối với công việc. Qua đó người tham gia dự tuyển sẽ nắm được những gì họ phải thực hiện trong tương lai để khỏi phải ngỡ ngàng khi gặp những điều không phù hợp với sự suy nghĩ của họ [14;114].

Bước 9: Ra quyết định tuyển chọn (tuyển dụng)

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên đây và các thông tin tuyển dụng đã đảm bảo theo đúng yêu cầu tuyển chọn đề ra thì hội đồng tuyển chọn sẽ ra quyết định tuyển dụng đối với người xin việc. Cơ sở của việc ra quyết định này là dựa vào phương pháp đánh giá chủ quan theo thủ tục loại trừ dần và theo kết quả đánh giá của phỏng vấn và trắc nghiệm. Khi đã có quyết định tuyển dụng thì người sử dụng lao động cần tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động. Những cơ sở pháp lý của hợp đồng lao động là Bộ luật lao động mà Nhà nước ban hành. Trong hợp đồng lao động nên chú ý một số điều khoản sau đây: thời gian thử việc, tiền công, thời gian làm thêm giờ, các loại bảo hiểm phải đóng cho người lao động [14;114].

1.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động tuyển dụng‌

Ngày nay, tại nhiều doanh nghiệp việc tìm kiếm và thu hút ứng viên có trình độ, chuyên môn kỹ thuật thật sự và tâm huyết với công việc được đặt lên hàng đầu. Để được như vậy một quá trình tuyển dụng hợp lý và hiệu quả sẽ là hết sức quan trọng. Và để biết được doanh ngiệp đã có một quy trình tuyển dụng nhân lực hợp lý và hiệu quả hay chưa thì nhà tuyển dụng cần đánh giá hiệu quả hoạt động tuyển dụng.

Để đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng, chúng ta cần đưa ra những tiêu chí để đánh giá. Có ba yếu tố chính để đánh giá hiệu quả của quá trình tuyển dụng là số lượng và chất lượng của ứng viên; mức độ gắn bó với công việc; chi phí cho tuyển dụng. Tuyển được người có năng lực gắn bó lâu dài với doanh nghiệp được xem là thành công của quá trình tuyển dụng tuy nhiên đó là những

kết quả được phản ánh sau quá trình làm việc.

1.6. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực‌

Tuyển dụng nhân viên là một hoạt động mà mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện. Có nhiều lý do khiến doanh nghiệp phải tuyển nhân viên: công việc kinh doanh ngày càng phát triển, mở rộng sản xuất, tái cấu trúc, một nhân viên sắp nghỉ hưu, một nhân viên xin nghỉ việc để đi học, một nhân viên bị buộc thôi việc vì vi phạm kỷ luật...

Tuyển dụng và giữ chân người tài là một trong những kỹ năng thiết yếu của người quản lý. Đây cũng chính là hai nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng và bền vững của một tổ chức. Quyết định tuyển dụng được xem là một trong những quyết định quan trọng nhất của nhà quản lý. Không sắp xếp được đúng người đúng việc, công ty hay phòng ban không thể có kết quả làm việc tốt. Quyết định tuyển dụng tốt tạo nền tảng cho việc thực hiện công việc hiệu quả của nhân viên, của nhóm và của toàn bộ công ty. Trái lại, quyết định tuyển dụng tồi sẽ kéo năng lực làm việc xuống thấp và gây nhiều tốn kém để điều chỉnh.

Như vậy, hoạt động tuyển dụng có tầm quan trọng rất lớn và hết sức cần thiết đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp. Để đảm bảo cho hoạt động tuyển dụng được thực hiện thường xuyên, chất lượng, hiệu quả và đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực cho tổ chức, việc hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực là yếu tố hết sức cần thiết. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay, thị trường lao động luôn có nhiều biến động, các ngành nghề mới ra đời ngày càng nhiều với những điều kiện làm việc hết sức hấp dẫn. Chính sự cạnh tranh trên thị trường lao động đã khiến cho việc hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn để đảm bảo tổ chức có nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng được yêu cầu mở rộng và phát triển.

CHƯƠNG 2:‌

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀ NỘI DIAMOND PALACE‌‌‌

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Hà Nội Diamond Palace‌

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN HÀ NỘI DIAMOND PALACE. Vốn điều lệ: 1.800.000.000 VNĐ.

Mã số thuế: 0105821123.

Địa chỉ trụ sở chính tại: Số 16 Ngách 64 Ngõ 67 Phố Thái Thịnh, Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.

Tên giao dịch: HANOI DIAMOND PALACE JOINT STOCK COMPANY.

Giấy cấp kinh doanh: 0105821123 – ngày cấp: 14/03/2012. Giám đốc: Thành Thị Thuỳ Nga.

Số điện thoại: 04.37927828. Số Fax: 04.37927828.

Địa chỉ Email: info@hanoidiamondpalace.com

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hà Nội Diamod Palace

Công ty Cổ phần Hà Nội Diamond Palace được sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 14/03/2012 với 12 ngành nghề kinh doanh. Công ty hiện nay đang sở hữu 02 trung tâm tiệc cưới, hội nghị, sự kiện lớn hàng đầu tại Hà Nội.

Trung tâm 1: Tọa lạc tại số 91 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội, với xấp xỉ 4.000 m2 phòng tiệc và nơi làm việc của lãnh đạo công ty. Hằng năm, trung tâm này là nơi diễn ra hôn lễ sang trọng và ấn tượng của hàng trăm đôi uyên ương cùng hàng chục vạn thực khách được mời tới với phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Trung tâm cũng phục vụ nhiều sự kiện như: biểu diễn thời trang, hội nghị, hội họp của các tập đoàn lớn trong thành phố.

Trung tâm 2: Được khai trương trong tháng 10 năm 2014 nối tiếp những gặt hái thành công của công ty từ trung tâm 1. Diamond Palace 2 nằm tại con

đường đẹp nhất Hà Nội - số 91 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội. Tổng diện tích phòng tiệc và dịch vụ là 1.600 m2 cùng lúc phục vụ hơn 1.300 thực khách, trung tâm được trang bị bởi các thiết bị ánh sáng và âm thanh hiện đại. Trong những năm vừa qua, trung tâm này cũng đã thu hút hàng chục vạn lượt khách và mau chóng được biết đến nhờ đội ngũ nhân viên tận tụy và chuyên nghiệp.

Công ty xây dựng được một hệ thống các nhà cung cấp hàng hóa có chất lượng cao, có quy trình sản xuất và bảo đảm theo quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm tốt nhất khiến khách hàng hoàn toàn tín nhiệm.

Một số hình ảnh về Công ty Cổ phần Hà Nội Diamond Palace (Phụ lục số 05)

2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Hà Nội Diamond Palace

Ngành nghề kinh doanh của Công ty rất đa dạng:


STT

Tên ngành

ngành

1

Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

5610

2

Bán buôn thực phẩm

4632

3

Cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình khác

77290

4

Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

82300

5

Cho thuê xe có động cơ

7710

6

Dịch vụ phục vụ đồ uống

5630

7

Dịch vụ ăn uống khác

56290

8

Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường

xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới…)

56210

9

Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên kinh doanh

47230

10

Bán buôn tổng hợp

46900

11

Bán buôn đồ uống

4633

12

Cho thuê máy móc thiết bị và đồ dùng hữu hình khác

7730

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội Diamond Palace - 4

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí