Các Bài Hội Thảo Và Bài Viết Đăng Trên Tạp Chí


lịch sử, nêu khung lý luận CTDV và thực tiễn sự lãnh đạo của tỉnh ủy Tây Nguyên đối với CTDV; đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy Tây Nguyên đối với CTDV trong thời gian tới.

Nội dung của luận án có thể nghiên cứu, tham khảo, vận dụng kết quả nghiên cứu của luận án đã nêu trên về vị trí địa lý, đặc điểm dân cư, dân tộc và tôn giáo; tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc điểm về quốc phòng, an ninh ở vùng Tây Nguyên hiện nay, để vận dụng vào nội dung của luận án [52, tr.34-41].

Luận án: “Công tác dân vận của các đơn vị quân đội ở vùng đồng bào theo đạo trên địa bàn miền Đông Nam bộ giai đoạn hiện nay” [6]. Tác giả phân tích rõ những vấn đề có tính nguyên tắc và yêu cầu CTDV của các đơn vị quân đội ở vùng đồng bào theo đạo trên địa bàn miền Đông Nam bộ là vấn đề quan trọng góp phần cho CTDV ở vùng đồng bào theo đạo đạt được chất lượng, hiệu quả cao hơn. Trong đó, đã luận giải các giải pháp cơ bản là: Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ về CTDV ở vùng đồng bào theo đạo; bồi dưỡng phẩm chất và năng lực CTDV ở vùng đồng bào theo đạo cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là lực lượng chuyên trách; đẩy mạnh hoạt động dân vận của các đơn vị quân đội vào tham gia xây dựng cơ sở địa phương vùng đồng bào theo đạo vững mạnh toàn diện; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương và tranh thủ vai trò của chức sắc tôn giáo trong CTDV ở vùng đồng bào theo đạo.

Luận án: “Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [56]. Tác giả đã phân tích rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác vận động nông dân của Đảng và các giải pháp cụ thể, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Luận án: “Công tác vận động đồng bào Khmer của đảng bộ, xã, phường, thị trấn ở Tây Nam Bộ giai đoạn hiện nay” [53]. Nêu rõ các nội dung, phương thức vận động đồng bào Khmer; đồng thời đánh giá những thực trạng và đưa ra các nhóm giải pháp như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Chăm lo phát triển kinh tế, nâng


cao trình độ dân trí của đồng bào Khmer. Đổi mới các nội dung, phương thức vận

động đồng bào Khmer của đảng bộ, xã, phường, thị trấn ở Tây Nam Bộ.

Luận án: “Công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [10]. Luận án khái quát, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về CTDV và trên cơ sở đó nêu lên những phương hướng, giải pháp thực hiện hiệu quả CTDV ở vùng Khmer Tây Nam bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

1.1.4. Các bài hội thảo và bài viết đăng trên tạp chí

Ngô Xuân Lịch (2019), “Quân đội nhân dân Việt Nam tăng cường công tác dân vận, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Tạp chí Dân vận, Số (12) [32]. Bài viết khẳng định: CTDV của QĐND Việt Nam đã có bước đổi mới toàn diện cả về nội dung, hình thức, sát với chức năng, nhiệm vụ; phù hợp với từng đối tượng của địa bàn và đạt hiệu quả thiết thực; là cầu nối để tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Quân đội với Nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để tập hợp các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.

Công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay - 3

Lương Cường (2018), “Kết quả và kinh nghiệm trong thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam với Ban Dân vận Trung ương”, Tạp chí Dân vận, Số (1) [5]. Bài viết đã đề cập kết quả thực hiện chương trình phối hợp CTDV giữa Tổng cục Chính trị với Ban Dân vận Trung ương và các cơ quan thường trực CTDV ở các địa phương trong thời gian qua.

Luận án sẽ tham khảo để nghiên cứu và rút ra một số kinh nghiệm: thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị Quân đội trong thực hiện chương trình phối hợp; phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân vận trong thực hiện chương trình phối hợp; chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả CTDV; tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức phối hợp làm CTDV; chú trọng nhân rộng các mô hình, điển hình dân vận khéo có sức lan tỏa tích cực.


Trần Quang Phương (2020), “Quân đội nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị trong tình hình mới”, Tạp chí Dân vận, số (8) [44]. Theo tác giả khẳng định: CTDV là nhiệm vụ có có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng; là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng; củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Quân đội với Nhân dân; vừa là nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chỉ huy các cấp, các cơ quan, đơn vị và tất cả cán bộ chiến sĩ. Vì vậy, toàn quân tiếp tục quán triệt sâu sắc, xác định rõ trách nhiệm; đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả quy chế CTDV của hệ thống chính trị và nâng cao hiệu quả CTDV của Quân đội trong tình hình mới.

Luận án sẽ tham khảo để đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu như: thường xuyên giáo dục, rèn luyện nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ, về quy chế CTDV của Đảng; tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức đảng, trách nhiệm của người chỉ huy cơ quan, đơn vị các cấp trong thực hiện quy chế CTDV; tích cực đổi mới nội dung, phương CTDV phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị và từng địa phương; chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban, ngành có liên quan nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong tiến hành CTDV; quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm CTDV và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện - kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thực tiến hành CTDV.

Trần Văn Dương (2016), “Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác dân vận của Quân đội ở vùng đồng bào tôn giáo”, Tạp chí Dân vận, Số (9) [9]. Những nội dung của bài viết, luận án có thể tham khảo, vận dụng và kế thừa như: cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về CTDV trong tình hình mới. Phát huy chức năng tham mưu của cơ quan, đơn vị các cấp trong phối hợp lực lượng trên địa bàn để tiến hành CTDV đạt hiệu quả thiết thực. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tôn giáo ở các cơ quan, đơn vị và từng địa phương. Xác định quan điểm đúng đắn khách quan, ghi nhận đóng góp tích cực của các tôn giáo đối với sự phát triển đất nước.


Nguyễn Xuân Phúc (2019), “Công tác dân vận đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Tạp chí Dân vận, Số (1+2) [45]. Bài viết đề cập đến: sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với CTDV, trước hết là dân vận chính quyền; đồng thời, cho thấy tất cả hệ thống chính trị làm CTDV, trọng dân, gần dân, vì nhân dân Hơn nữa cần coi trọng phương pháp, cách làm hay trong CTDV của chính quyền.

Luận án có thể vận dụng, thảm khảo, nghiên cứu và kế thừa: tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả hơn, thiết thực hơn Kế hoạch phối hợp thực hiện CTDV; nâng cao ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của CTDV của Đảng; kiện toàn bộ máy và đội ngũ làm CTDV theo hướng tinh gọn và hiệu quả; tăng cường và mở rộng dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sơ tổng kết, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và mục tiêu đề ra trong thực hiện CTDV.

Đào Đoan Hùng (2019), “Xây dựng và phát huy vai trò ảnh hưởng của người có uy tín trong công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, Tạp chí Dân vận, Số (5) [20]. Tác giả khẳng định: vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Những thời gian qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về việc chăm lo cho đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Thường xuyên xây dựng và phát huy vai trò của người có uy tín của đồng bào dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Trương Thị Mai (2019), “Xây dựng mô hình "Dân vận khéo" gắn với lợi ích người dân - Bài học từ thực tiễn”, Tạp chí Dân vận, Số (3) [38]. Tác giả luận án sẽ tham khảo, vận dụng để tiếp tục nâng cao nhận thức về công tác dân vận, về phong trào thi đua “Dân vận khéo”; xác định nội dung phong trào thi đua “Dân vận khéo” phù hợp với điều kiện từng đối tượng; chú trọng xây dựng, phát triển mô hình, điển hình “Dân vận khéo” ở các đơn vị; tăng cường nghiên cứu, tham mưu giúp cấp ủy, chỉ huy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn phong trào thi đua “Dân vận khéo”.


Vũ Ngọc Lân (2016), “Vài suy nghĩ về dân vận bằng nêu gương trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Dân vận, Số (9) [33]. Tác giả đã nêu rõ quan điểm của Đảng về ý nghĩa của nêu gương trong CTDV thể hiện ở phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong công tác, lề lối làm việc cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp và người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị.

Trần Văn Dương (2016), “Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ dân vận người dân tộc thiểu số, các tôn giáo trên địa bàn trọng yếu về quốc phòng - an ninh”, Tạp chí Dân vận, Số (5) [8]. Tác giả cho rằng: phát huy vai trò đội ngũ cán bộ dân vận người dân tộc thiểu số, các tôn giáo trên địa bàn trọng yếu về QP, AN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới là một yêu cầu khách quan, là một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả CTDV của Quân đội tình hình mới.

Đây là gợi ý tốt cho tác giả Luận án có thể nghiên cứu, tham khảo, vận dụng, kế thừa, nhất là với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, các tôn giáo trên địa bàn trọng yếu về QP, AN hiện nay.

Điểu K'Ré (2019), “Những chuyển biến tích cực, đồng bộ của công tác dân vận năm 2018”, Tạp chí Dân vận, số 1+2 [26]. Tác giả đã nêu lên những kết quả hết sức cụ thể, nổi bật, đó là: các cấp ủy, tổ chức đảng đều quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện CTD, đặc biệt là trong triển khai thực hiện các văn bản mới của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về CTDV, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả; đổi mới công tác nắm tình hình nhân dân, dân tộc, tôn giáo; quan tâm củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; tích cực chủ động kiểm tra, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chương trình của Đảng về CTDV; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu và cán bộ, đảng viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân.

Tác giả luận án sẽ tham khảo, vận dụng các kinh nghiệm trên trong triển khai các nội dung của Luận án.


1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC GIẢ Ở

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

1.2.1. Sách xuất bản

Cuốn sách: “Lịch sử Quân đội nhân dân Lào (1945-2009)”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn [60]. Cuốn sách này là một trong những tài liệu rất quan trọng của QĐND Lào nhằm tuyên truyền, vận động, giáo dục cán bộ, đảng viên tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, lòng biết ơn sâu sắc, học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của thế hệ lãnh đạo trước. Đó là một nhân dịp để xây dựng một phong trào đền ơn đáp nghĩa đến các cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, người khuyết tật, người có công trong sự nghiệp đấu tranh cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ chiến tranh từ năm (1945 - 2009). Nội dung của cuốn sách rất phong phú về mặt lý luận, ôn lại những truyền thống liên minh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam anh em, mà luôn ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình, cùng chiến hào, đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung và làm CTDV trong toàn quốc Lào từ miền bắc đến nam.

Cuốn sách cung cấp một số dữ liệu, thông tin giúp tác giả nghiên cứu để đưa các nội dung đó giáo dục, quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hiểu biết đến truyền thống đấu tranh dũng cảm của dân tộc, của quân đội để phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa chân chính.

Cuốn sách: “Công tác 3 xây dựng (2012)”, Nhà xuất bản Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước [119]. Đề cập các nguyên tắc, nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn và sự phối hợp giữa chính quyền địa phương các cấp, để thực hiện 3 xây dựng: “Xây dựng tỉnh làm đơn vị chiến lược, xây dựng huyện làm đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng làng làm đơn vị phát triển”.

Cuốn sách: “Lịch sử Quân đội nhân dân Lào (1949-2019)”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn [61]. Cuốn sách xuất bản nhân dịp ngày thành lập QĐND Lào tròn 70 năm, đề cập tới những sự kiện lịch sử của từng giai đoạn cách mạng của QĐND Lào. Cuốn sách cho thấy sự đấu tranh tràn đầy sự hy sinh, khó khăn, gian khổ nhưng biểu hiện tinh thần dũng cảm, lòng tự hào của lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự nuôi dưỡng, đùm bọc, che


chở, giúp đỡ của nhân dân và vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để ngày càng trưởng thành như ngày nay.

Cuốn sách: “Công tác dân vận của Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay (2009)”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn [114]. Trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vi Hản và chủ trương, đường lối của Đảng về CTDV, cuốn sách trình bày có hệ thống những cơ sở lý luận, thực tiễn và những nhiệm vụ chính của công tác dân vận ở đơn vị cơ sở trong QĐND Lào hiện nay.

Cuốn sách: “Cẩm nang công tác dân vận dành cho cán bộ cấp làng (2010)”, Nhà xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương, Viêng Chăn [74]. Cuốn sách nêu các quan điểm chỉ đạo CTDV và nhiều tình huống của CTDV, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi người dân còn ít hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cuốn sách giúp ích cho cán bộ cấp cơ sở trong CTDV nói riêng và thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nói chung ở phạm vi cơ sở.

Cuốn sách: “Một số lý luận và thực tiễn về công tác dân vận - phát triển nông thôn toàn diện, gắn với xây dựng làng và cụm làng vững mạnh về mặt quốc phòng (2009)”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn [113]. Cuốn sách đã trình bày quá trình hơn 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, QĐND Lào đã tạo ra nhiều thành tích xuất sắc và nhiều kinh nghiệm quý như: cần coi trọng hàng đầu công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, xây dựng lực lượng và xây dựng căn cứ địa. Trong công tác vận động quần chúng phải căn cứ vào dân, lấy dân làm cơ sở, dám đi, dám nói, dám làm, dám chịu trách với nhân dân, để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cuốn sách: “Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân 3 cấp (2006)”, Nhà xuất bản Học viện Quốc Phòng, Viêng Chăn [96]. Cuốn sách thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân của Đảng, phát triển không ngừng theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và quân sự của đất nước, trong khu vực và trên thế giới.

Tác giả Luận án sẽ tiếp thu một số nội dung như: quán triệt, giáo dục cho

đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong lực lược vũ trang và nhân dân hiểu rõ chủ trương,


đường lối của Đảng đặt ra của từng giai đoạn cách mạng để nâng cao ý thức chính trị, ý thức trách nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; xây dựng phong trào QP, AN toàn dân rộng khắp để đối phó với những âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, giải quyết các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn; phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong khai thác, vận dụng tiềm năng, tiềm lực của địa phương để phát triển KT-XH, củng cố cải thiện về đời sống, vật chất tinh thần ngày càng tốt hơn.

Cuốn sách: “Cẩm nang công tác dân vận (2020)”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn [116]. Cuốn sách giải thích nhiều vấn đề thuộc về kỹ năng trong CTDV cho các đơn vị của QĐND Lào nói chung và được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu giảng dạy môn CTDV ở các học viện, nhà trường của quân đội nhân dân Lào hiện nay.

1.2.2. Các đề tài khoa học

Đề tài độc lập cấp Nhà nước (2019): “Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân chặt chẽ, vững mạnh và hiện đại” do GS. TS Kị-Kẹo Khay-Khăm-Phi-Thun làm chủ nhiệm [95]. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể bổ sung làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Lào.

Đề tài độc lập cấp Nhà nước (2020): “Quan điểm quần chúng là vấn đề gốc trong đạo đức cách mạng của Chủ tịch Cay Xỏn Phom Vi Hản”, do Khăm-phăn Phôm-mạ-thắt, làm chủ nhiệm, Hội đồng lý luận Trung ương, Viêng Chăn [98], làm rõ tư tưởng tiến bộ, đúng đắn của Người về vai trò quần chúng trong lịch sử và vận dụng vào trong quá trình vận động cách mạng của nước Lào hiện nay.

Đề tài độc lập cấp Nhà nước (2020): “Tập trung khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trung tâm”, do Khăm-phăn Phôm-mạ-thắt làm chủ nhiệm. Hội đồng lý luận Trung ương, Viêng Chăn [99]. Đề tài làm sáng tỏ những quan điểm mà Đảng NDCM Lào đã kế thừa và xây dựng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, như: tiếp tục khẳng định tầm quan trọng chiến lược của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xác định rõ mục tiêu của chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc; xác lập rõ các thành

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí