Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 21

mô hình này để kiểm tra BCTC như là một bước trong quy trình đánh giá chất lượng thông tin công bố của DNPTCNY sẽ giúp cho người sử dụng thông tin có hạn chế được những thiệt hại có thể gặp phải khi ra quyết định đầu tư.

3.3.6. Khuyến nghị

3.3.6.1. Khuyến nghị với Nhà nước

Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp luật về kế toán trong đó có các vấn đề liên quan đến CBTT, ban hành hệ thống chuẩn mực BCTC VFRS để TTTC của các DNPTCNY Việt Nam hoà hợp với các quy định trên thế giới để đảm bảo tính minh bạch làm cơ sở thu hút vốn đầu tư và tham gia hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu.

Các Bộ ngành liên quan cần rà soát, hoàn thiện, ban hành lại các văn bản quản lý trong lĩnh vực CBTT trên TTCK; các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính theo hướng giảm thiểu sự khác biệt; xác định và phân biệt rõ phạm vi áp dụng chuẩn mực kế toán, chính sách thuế và cơ chế tài chính, tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật của của DN, cũng như nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC để cung cấp ra công chúng.

Xây dựng các chính sách, khuyến khích hỗ trợ các DNPTCNY, tổ chức nghiên cứu và áp dụng IFRS. Bộ Tài chính cần phối kết hợp với các đơn vị tổ chức nhiều chương trình tập huấn, hướng dẫn các DN tiến hành áp dụng IFRS vào quá trình lập BCTC. Tăng cường trao đổi, đối thoại, giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi áp dụng IFRS. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hỗ trợ cần thiết để giúp DNPTCNY nhanh chóng chuyển đổi sang áp dụng IFRS; đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến IFRS để xã hội hiểu và nhận thức được lợi ích của IFRS.

Trong tương lai, khi ban hành Chuẩn mực BCTC Việt Nam VFRS, Bộ Tài chính cần xem xét ban hành bộ hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán. Các bút toán định khoản không nên quy định cứng nhắc như hiện nay mà chỉ nên mang tính hướng dẫn, tham khảo. Số hiệu tài khoản kế toán cũng cần cho doanh nghiệp tự đặt phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng đơn vị để tránh tình trạng phải điều chỉnh lại với hệ thống tài khoản của doanh nghiệp mẹ.

3.3.6.2. Khuyến nghị với công ty kiểm toán

Theo các chuyên gia tài chính, kiểm toán BCTC đã trở nên quen thuộc và được biết đến rộng rãi hơn ở Việt Nam khi TTCK ngày càng phát triển về quy mô với số lượng DNNY và nhà đầu tư tham gia thị trường ngày càng tăng. Đối với các

nhà đầu tư có kinh nghiệm, họ không chỉ quan tâm đến các thông tin trên BCTC mà còn quan tâm những vấn đề được trình bày trong báo cáo của kiểm toán. Chất lượng thông tin kế toán được cung cấp bởi kế toán bị ảnh hưởng bởi việc tuân thủ các nguyên tắc liên quan đến nguyên tắc kế toán, đạo đức nghề nghiệp của người cung cấp thông tin và những tác động từ các ý kiến chủ quan của nhà quản trị nhằm tạo hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, vai trò của kiểm toán viên là kiểm soát và chứng thực lại các thông tin trên BCTC nhằm đảm bảo sự bình đẳng cho tất cả những người sử dụng thông tin kế toán. Nhiệm vụ của kiểm toán viên là sử dụng các phương pháp, nghiệp vụ của mình để xác thực và xác nhận lại các thông tin được DNPTCNY công bố trên BCTC dựa trên nguyên tắc tuân thủ các yêu cầu độc lập và tương thích với các hoạt động mà không vì lợi ích của bất kỳ bên nào nhằm nâng cao tính hữu ích và độ tin cậy của thông tin cho người sử dụng. Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm toán BCTC của DNPTCNY, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán dựa trên cơ sở chọn mẫu các tài liệu, chứng từ kế toán do doanh nghiệp cung cấp để thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. Đây cũng là hạn chế vốn có của công tác kiểm toán nên rủi ro không thể tránh khỏi là kiểm toán viên có thể không phát hiện được một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của DNPTCNY.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Vì vậy, các kiểm toán viên cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng thông tin trong báo cáo của kiểm toán viên bằng cách sử dụng thông tin kế toán quản trị kết hợp với thông tin kế toán tài chính để tránh được rủi ro như đã nêu ở trên. Cụ thể, khi kiểm toán bộ phận tài sản chiếm vị trí quan trọng nhất trong quá trình SXKD của DN là hàng tồn kho thì kiểm toán viên có thể sử dụng thông tin từ báo cáo quản trị HTK như thông tin xây dựng dự toán HTK, xây dựng kế hoạch đặt hàng, xây dựng kế hoạch dự trữ an toàn, phân tích thông tin phục vụ việc ra quyết định quản lý HTK sẽ giúp cho thông tin của kiểm toán viên đầy đủ hơn giúp nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán.

3.3.6.3. Khuyến nghị với nhà đầu tư

Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 21

Trong suốt 20 năm phát triển của TTCK, nhà đầu tư cá nhân luôn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế không phải các nhà đầu tư nào cũng có đủ kiến thức, hiểu biết để sử dụng các thông tin tài chính phục vụ cho việc ra quyết định đặc biệt là các nhà đầu tư mới tham gia TTCK, thường được gọi là “F0”. Những nhà đầu tư F0 thường sử dụng thông tin phân tích kỹ thuật theo biểu đồ hoặc dựa vào các thông tin phân tích trên các trang website chuyên biệt về chứng khoán.

Đặc điểm của loại thông tin này là được cập nhật rất thường xuyên dựa trên biến động từng giờ, từng ngày của TTCK tuy nhiên các thông tin này có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó có thể vì mục đích thao túng giá chứng khoán từ đó gây bất lợi cho các NĐT cá nhân. Do vậy trước khi tham gia TTCK, NĐT cần chủ động học hỏi, trang bị kiến thức cơ bản về kế toán, phân tích tài chính để có khả năng sử dụng TTTC của doanh nghiệp cho việc ra quyết định đầu tư, tránh phụ thuộc vào các thông tin không chính thống.

Các NĐT có kinh nghiệm, có kiến thức căn bản về kế toán, phân tích tài chính thường sử dụng BCTC cho việc ra quyết định tuy nhiên mức độ sử dụng của từng loại báo cáo là khác nhau. BCĐKT và BCKQHĐKD là hai báo cáo được nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất trong đó chỉ tiêu lợi nhuận được nhà đầu tư tìm kiếm đầu tiên khi đọc BCKQHĐKD. Việc nhà đầu tư tập trung quan tâm chủ yếu vào chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân làm cho DNPTCNY cố tình sử dụng thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận nhằm công bố lãi lớn hơn so với thực tế, thậm chí là điều chỉnh từ lỗ thành lãi. Do đó, để tránh gặp phải những tình huống như vậy nhà đầu tư cần có cái nhìn tổng quát về kết quả kinh doanh kết hợp với thông tin dòng tiền trên BCLCTT của doanh nghiệp để thấy được các khoản lãi/lỗ trong doanh nghiệp có phát sinh dòng tiền thực hay không. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn có thể thực hiện dự báo dòng tiền căn cứ vào các thông tin quá khứ mà DNPTCNY đã công bố trên BCTC với độ chính xác lên tới 93% mà không cần dựa vào các thông tin nội bộ mà doanh nghiệp không công bố ra bên ngoài. Các thông tin mà các nhà đầu tư cần tập trung xem xét kỹ lưỡng bao gồm: lợi nhuận từ HĐKD, dòng tiền HĐKD trong quá khứ, số chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ trong các khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản phải trả và chi phí khấu hao TSCĐ. Đối với các chỉ tiêu phân tích tài chính, NĐT nên sử dụng chỉ tiêu giá trị lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD để thay thế cho chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ HĐKD khi tính các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS sẽ dự báo hiệu quả hơn giá trị tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Đối với các chỉ tiêu tỷ suất tài chính, nhà đầu tư cần quan tâm đến các hệ số: Tiền mua TSCĐ/ Dòng tiền từ HĐKD; Nợ phải trả/ Dòng tiền từ HĐKD; Chi phí khấu hao/dòng tiền từ HĐKD; Dòng tiền từ HĐKD/Tổng tài sản bình quân.

Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng cho thấy quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ CBTT tài chính của các DNPTCNY vì vậy trong quá trình tham gia TTCK các NĐT cần thận trọng với các doanh nghiệp có tổng tài sản, giá trị vốn hoá nhỏ bởi những doanh nghiệp này có khả năng sẽ che dấu những thông tin bất lợi.

3.3.6.4. Khuyến nghị với cơ sở đào tạo

Về chương trình đào tạo

Các trường Đại học và cơ sở đào tạo cần xây dựng chương trình đào tạo có sự tăng cường hàm lượng nội dung IFRS tuy nhiên cần có lộ trình thực hiện phù hợp, nên thực hiện theo từng bước với mức độ tiếp cận được nâng cao dần qua các năm để bản thân các giảng viên có thời gian để nghiên cứu, biên soạn tài liệu. Ngoài ra, các trường cần tham chiếu chương trình đào tạo kế toán tại các trường Đại học ở các nước phát triển đã áp dụng IFRS, các tổ chức nghề nghiệp quốc tế tại Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến, hội tụ với quốc tế.

Việc đánh giá các chương trình đào tạo nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia bên ngoài có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực kế toán; các chuyên gia soạn thảo chuẩn mực; các kế toán viên, kiểm toán viên có kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp đã áp dụng IFRS để việc đánh giá được khách quan và đảm bảo chương trình đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Chương trình đào tạo của các trường nên giảm thời lượng học lý thuyết mà cần tăng cơ hội thực hành nghề nghiệp cho sinh viên thông qua việc ký kết, hợp tác với các doanh nghiệp để sinh viên tham gia vào các chương tình thực tập sinh tiềm năng tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các trường cũng có thể xây dựng mô hình doanh nghiệp ảo hay phòng kế toán mô phỏng để sinh viên có thể tiếp cận với tất cả các khâu của nghiệp vụ kế toán như lập chứng từ, định khoản, lập BCTC, phân tích BCTC, sử dụng các phần mềm kế toán phổ biến.

Về tài liệu giảng dạy, nghiên cứu

Để đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với IFRS thì việc thay đổi cách thức biên soạn tài liệu giảng dạy là rất cần thiết bởi vì các tài liệu giảng dạy trước đây chủ yếu biên soạn bám sát chế độ kế toán nên được trình bày cụ thể theo từng nghiệp vụ kế toán phát sinh nhằm giúp người học nắm được phương pháp hạch toán cho từng nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay việc biên soạn tài liệu cần bám sát theo chuẩn mực kế toán và phải đảm bảo tính khái quát cao, giúp người học phát huy được khả năng tư duy, khả năng xét đoán để có thể giải quyết tình huống trong thực tế tốt hơn.

Các trường cần bổ sung thêm sách tham khảo, chuyên khảo của nước ngoài để giáo viên và sinh viên có thêm nguồn tài liệu học tập chuyên môn cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ. Các giảng viên cần chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu về IFRS từ các trang web của các công ty kiểm toán thuộc Big4, của các hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức

quốc tế khác để khắc phục sự khan hiếm tài liệu trong giai đoạn đầu áp dụng IFRS. Các trường cần có chính sách phù hợp để khuyến khích đội ngũ giáo viên và sinh viên thực hiện các đề tài, dự án tìm hiểu về IFRS cũng như tham gia biên soạn, biên dịch các giáo trình, tài liệu về IFRS để tăng cường nguồn học liệu phục vụ cho học tập.

Về đội ngũ giảng viên

IFRS là bộ chuẩn mực được thiết kế dựa trên các nguyên tắc do đó người dạy kế toán cần có kiến thức tốt để giảng dạy IFRS dựa trên các nguyên tắc, giúp người học có khả năng phát hiện và tự tìm ra các giải pháp mà không phải thông qua việc học thuộc lòng các quy tắc và bút toán hạch toán kế toán. Theo kết quả khảo sát thực tế của công ty kiểm toán KPMG và Hội đồng giáo dục của Hiệp hội Kế toán Mỹ đã chỉ ra rằng có 76% những người tham gia trả lời câu hỏi ủng hộ việc sử dụng bài tập tình huống là nguồn tài liệu cần thiết cho việc giảng dạy IFRS (Munter&Reckers, 2009, trích trong Trịnh Thị Hợp, 2021)18. Vì vậy, người dạy kế toán trong giai đoạn hiện nay cần đổi mới phương pháp giảng dạy hiện đại, sáng tạo như mô phỏng, đóng vai, học dựa trên các tình huống để tìm cách giải quyết vấn đề nhằm phù hợp với điều kiện thực tế áp dụng IFRS.

Các trường Đại học, cơ sở đào tạo cần có sự phối hợp chặt chẽ với vác tổ chức nghề nghiệp trong và ngoài nước như Hiệp hội kế toán Anh quốc (ACCA), Hiệp hội kế toán công chứng Australia (CPA Australia), Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICEAW)…, các công ty kiểm toán thuộc Big4, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để tổ chức các chương trình giao lưu, toạ đàm, hội thảo về lĩnh vực kế toán, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hội tụ chuẩn mực kế toán VAS và IFRS nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên.

3.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

3.4.1. Hạn chế của luận án

- Hạn chế về phạm vi khảo sát, mẫu nghiên cứu mặc dù được khảo sát 300 DNPTCNY thuộc Sở GDCK Hà Nội và TPHCM nhưng vẫn chưa khảo sát cho toàn bộ DNPTCNY;

- Luận án chưa nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như quy định của pháp luật, chuẩn mực kế toán mặc dù đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ công bố TTTC của DNPTCNY;

- Luận án mới chỉ nghiên cứu các TTTC mà DNPTCNY công bố mà chưa xem xét đến các thông tin phi tài chính trong khi các thông tin này cũng được đánh giá quan trọng đối với nhà đầu tư.

3.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Các hạn chế của đề tài là cơ sở nghiên cứu để mở rộng phạm vi nghiên cứu trong tương lai của NCS. Các hướng nghiên cứu dự kiến là:

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu cho toàn bộ DNPTCNY trên TTCK Việt Nam;

- Mở rộng các yếu tố ảnh hưởng đến công bố TTTC và mở rộng nghiên cứu đối với thông tin phi tài chính trên BCTN của DNPTCNY trên TTCK Việt Nam.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 luận án đã trình bày khái quát về định hướng phát triển của TTCK Việt Nam phù hợp với môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển và biền vững của TTCK; Phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường ứng cụng CNTT trong hoạt động CBTT. Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện về quản lý công bố TTTC trên TTCK; giải pháp hoàn hiện nội dung công bố TTTC trên BCTN; giải pháp hoàn thiện công bố TTTC tự nguyện; giải pháp khai thác dữ liệu TTTC. Ngoài ra, luận án đưa ra khuyến nghị đối với Nhà nước, công ty kiểm toán, nhà đầu tư và các cơ sở đào tạo. Quan điểm của các đề xuất phù hợp với môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật; đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của TTCK; phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường áp dụng công nghệ.

KẾT LUẬN

TTCK là thị trường của niềm tin, vì vậy CBTT nói chung và công bố TTTC nói riêng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường này. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì không chỉ có các nhà đầu tư trong nước quan tâm đến các TTTC của DNPTCNY mà còn có các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, cần phải có sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo cho hoạt động này diễn ra một cách minh bạch nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Luận án đã nghiên cứu cả trên phương diện lý luận và thực tiễn về công bố và xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam .

Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phản ánh thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, luận án đối chiếu, so sánh sự khác biệt về quy định công bố TTTC giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Trên cơ sở thực trạng khảo sát, luận án đã chỉ ra những ưu điểm và tồn tại cũng như nguyên nhân của các tồn tại làm tiền đề cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện.

Dựa trên định hướng phát triển của TTCK Việt Nam luận án đã đề xuất giải pháp và khuyến nghị đến các đối tượng có liên quan để hoàn thiện công bố TTTC trên BCTN cho 2 nhóm DNPTCNY áp dụng IFRS và DNPTCNY áp dụng VFRS trên TTCK Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới khi BTC đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS; luận án đưa ra đề xuất khuyến nghị đối với Nhà nước, công ty kiểm toán, nhà đầu tư và các cơ sở đào tạo .

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực trong nghiên cứu, luận án không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. NCS mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các chuyên gia để luận án được hoàn thiện hơn.

Trân trọng biết ơn!

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023