Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam - 2


Tên đối ngoại của Tổng Công ty du lịch Việt Nam là Vietnamtourism. Tổng Công ty có các chi nhánh là các công ty ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Sự xuất hiện của Tổng Công ty Du lịch Việt Nam trong hoạt động du lịch quốc tế đã thu hút được sự quan tâm của bè bạn và du khách năm

châu. Kể từ

đây hoạt động du lịch quốc tế

của nước ta mới chính thức

được ghi nhận. Số

lượng du khách quốc tế

vào Việt Nam năm 1990 là

250.000 lượt, năm 1992 đã lên đến 440.000 lượt. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm khá cao, đạt khoảng trên 30%.

Sau nhiều thử nghiệm, trăn trở tìm mô hình tổ chức quản lý phù hợp với con đường phát triển kinh tế ­ xã hội trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 26 tháng 10 năm 1992, Chính phủ đã ra Nghị định số 05/CP về việc thành lập lại Tổng cục Du lịch như một cơ quan độc lập ngang Bộ thuộc Chính phủ ­ quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cả nước. Sự kiện này đã tạo ra một cơ hội to lớn cho sự phát triển của Du lịch Việt Nam. Mười bốn Sở Du lịch đã được thành lập ở các tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú và hoạt động du lịch sôi động nhất. Sau thời điểm này, ngành Du lịch Việt Nam đã thực sự có những chuyển biến đáng kể. Số lượng khách, kể cả khách quốc tế và nội địa tăng lên nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Chúng ta thật đáng tự

hào cho con số

Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam - 2

1.018 nghìn du khách quốc tế

năm

1994, sớm hơn 4 năm so với dự tính của các chuyên gia WTO. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của du khách quốc tế giai đoạn 1992­1994 đạt trên

60% đã làm nhiều đối tác và chuyên gia về nhiên.

du lịch của WTO phải ngạc

Chỉ

thị

46CT­TW ngày 14 tháng 10 năm 1994 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới là một bằng chứng sinh động về sự quan tâm kịp thời và có hiệu quả của Đảng đối với du lịch. Chỉ thị đã xác định rõ chức


năng của du lịch không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần, kịp thời chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém của du lịch, đồng thời cũng vạch ra những nguyên nhân của nó. Chỉ thị cũng thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng trong việc phát triển du lịch. Đó là coi việc phát triển du lịch là một hướng chiến

lược trong đường lối phát triển kinh tế ­ xã hội của Đảng và Nhà nước

nhằm góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước. Quan điểm thứ hai là phải coi việc phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các

cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Quan điểm này là chỗ

dựa vững chắc cho ngành Du lịch trong việc huy động, liên kết với các

ngành kinh tế, văn hoá để

đi lên. Quan điểm thứ

3 đặc biệt nhấn mạnh,

đồng thời với phát triển du lịch quốc tế cần phải chú trọng phát triển du

lịch nội địa. Quan điểm này chỉ ra vai trò hết sức quan trọng của du lịch

trong phát triển xã hội, khẳng định du lịch không chỉ nên coi là một ngành kinh tế đơn thuần mà phải được coi là một ngành kinh tế mang tính xã hội sâu sắc lấy mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, lòng yêu nước, tăng cường sức khoẻ… là nhiệm vụ quan trọng.

Ngày 24/12/199 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam khoá VIII đã ra Nghị quyết 02­NQ/HNTW về định hướng chiến lược

phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ

đến năm 2000. Trong Nghị quyết chỉ rõ: Một trong những nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm là nghiên cứu các vấn đề lịch sử, dân tộc tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, tư tưởng, triết học… xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Dưới góc độ du lịch. Nghị quyết này đã làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch, góp phần thu hút du khách, phát triển du lịch nước nhà.


Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng đã dành rất nhiều

thời gian và sự

quan tâm tới lĩnh vực du lịch. Để

phát triển du lịch Việt

Nam theo quan điểm bền vững, về mặt tài nguyên, Đại hội chỉ rõ cần phải: bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử để phát triển du lịch.

Một trong những nội dung cơ

bản của thời kỳ

CNH, HĐH trong

những năm trước mắt Đại hội khẳng định là: phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ… phục vụ cuộc sống nhân dân. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, Thương mại ­ dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực.

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó, Đại hội xác định cần phải: triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu vực du lịch tập trung ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng phục vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau.

Như chúng ta đều biết tiêu dùng du lịch là loại tiêu dùng cao cấp.

Trong khi đó điều kiện kinh tế của nước ta còn khá hạn chế. Để giải quyết mâu thuẫn này, Đại hội đã vạch ra những biện pháp rất cụ thể như: 1. Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn; 2. Cổ phần hoá một số khách sạn hiện có để huy động các nguồn vốn vào việc đầu tư cải tạo, nâng cấp; 3. Liên doanh với nước ngoài xây dựng các khu du lịch và các khách sạn lớn, chất lượng cao đòi hỏi nhiều vốn; 4. Chuyển các nhà nghỉ, nhà khách sang kinh doanh khách sạn và du lịch.


Sự ra đời của Pháp lệnh du lịch tháng 2 năm 1999 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động du lịch. Về mặt học thuật, Pháp lệnh là văn bản quan trọng trong việc thống nhất một số khái niệm cơ bản của du lịch. Với 9 chương, 56 điều, Pháp lệnh Du lịch là chỗ dựa pháp lý cho các doanh nghiệp và người làm du lịch Việt Nam.

Hoạt động du lịch có liên quan chặt chẽ với nhiều ngành khác nhau.

Để yểm trợ cho hoạt động này, đưa chủ trương của Đảng coi việc phát

triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các Ban, Ngành vào cuộc sống. Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch do Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm (nay là Phó Thủ tướng Vũ Khoan) làm Trưởng Ban đã được thành lập. Nhờ

có Ban chỉ đạo, nhiều vướng mắc trong hoạt động du lịch đã được giải

quyết kịp thời, tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho du khách.

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9, Đảng ta đã xác định cần phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực.

Chủ trương này đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt. Hiện nay, về cơ bản chúng ta đã đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú của du khách. Hơn một nửa số buồng phòng đã đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Dưới sự chỉ đạo nhạy bén của Đảng và Chính phủ đặc biệt từ sau

thời kỳ

đổi mới Du lịch Việt Nam đã đạt được kết quả

rất khả

quan.

Ngoài việc tăng trưởng về số lượng khách du lịch, thu nhập du lịch tăng

bình quân trên 60% năm chiếm khoảng 4% GDP của cả nước.

Năm 2004, năm có ý nghĩa đăc biệt quan trọng đối với du lịch Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001­2005 và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứu IX phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.


Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn, nhưng với sự nỗ lực của toàn Ngành, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo điều

hành của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, Ngành và địa phương, sự

hưởng ứng của toàn xã hội nên Du lịch Việt Nam vẫn đạt được nhịp độ

tăng trưởng cao. Năm 2004, hoạt động du lịch diễn ra sôi động với hàng loạt sự kiện: Năm Du lịch Điện Biên Phủ, Festival Huế, Liên hoan Văn hoá

­ Du lịch Đà Nẵng, tháng Du lịch Hội An "Cảm xúc mùa hè", lễ hội "Nhịp cầu xuyên Á", lễ hội giao lưu văn hoá du lịch Việt ­ Nhật, lễ hội "Sắc hoa Đà Lạt"… So với năm 2003 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 2,93 triệu lượt, tăng 20,5%; khách du lịch nội địa đạt 14,5 triệu lượt, tăng 11,5%; thu nhập du lịch đạt 26.000 tỷ đồng, tăng 18,1%. Mười thị trường

dẫn đầu khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì đó là:

Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Australia, Pháp, Campuchia, Anh, Đức.

Hoạt động du lịch sôi động, tăng diện và quy mô, nhưng vẫn đảm bảo được an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Những việc đã làm, những kết quả bước đầu đã đạt được, những

kinh nghiệm đã tích luỹ là hành trang của Du lịch Việt Nam trên con đường trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2005 du lịch Việt Nam bước sang tuổi 45 đầy sức sống sẽ phải vươn lên mạnh mẽ trên tất cả các mặt phấn đấu. Để đạt được mục tiêu đề ra từ 3­3,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2005, từ 6­7 triệu lượt khách quốc tế và 25 triệu lượt khách nội

địa vào năm 2010, đem lại thu nhập xã hội từ

Du lịch có giá trị

tương

đương với xuất khẩu từ 2­3 tỷ USD mỗi năm còn nhiều việc phải làm ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Trước mắt, cần tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch và xây dựng Chương trình tiếp theo cho giai đoạn 2006­2010. Đồng thời, cần tập trung giải quyết


vướng mắc về phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu sáng tạo sản phẩm mới, đặc thù, mang bản sắc văn hoá riêng của Việt Nam, có tính cạnh tranh cao, đổi mới hoạt động xúc tiến du lịch, mở rộng hợp tác và thu hút đầu tư. Tin rằng, từ những căn cứ và tiền đề tạo ra, được sự ủng hộ của các cấp

uỷ Đảng, chính quyền và đồng bào cả nước, Du lịch Việt Nam sớm trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp CNH và HĐH đất nước.

Có thể nói rằng du lịch Việt Nam đã có những thành tựu hết sức to lớn ­ trở thành một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân ­ Những

thành tựu trong những năm qua là sự cố gắng chung của toàn dân, toàn

ngành. Nhưng có thể thấy rằng: Sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà

nước đối với du lịch là một tiền đề hết sức quan trọng cho những đổi mới của Ngành. Đây là nhân tố rất quan trọng làm nền tảng cho sự phát triển

của Du lịch Việt Nam. Có thể tin tưởng rằng, dưới đường lối đúng đắn

của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tương lai không xa, Du lịch Việt Nam chắc chắn sẽ có một vị trí xứng đáng trong xã hội và nền kinh tế nước nhà.


CHƯƠNG II

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG DU LỊCH


2.1. Vài nét về tình hình pháp luật về Du lịch trước năm 2005


Ngành Du lịch

ở Việt Nam ra đời năm 1960 trên cơ sở

Nghị

định

26/CP của Chính phủ. Những năm đầu tiên với mục đích phục vụ chủ yếu cho khách nội địa đó là những công dân có thành tích trong chiến đấu, học tập, lao động được đi nghỉ mát, điều dưỡng.

Đến ngày 12/9/1969, ngành Du lịch giao cho Bộ Công an và Văn

phòng Thủ tướng trực tiếp quản lý. Năm 1977 du lịch được giao cho ngành Công an quản lý.

Do tính chất, nhiệm vụ của đất nước mà du lịch chưa có điều kiện để phát triển.

Năm 1978, BTN Quốc hội ban hành Nghị định 282/NQQ QHK6 thành

lập Tổng cục Du lịch trên cơ sở một Vụ của Bộ Nội vụ trực thuộc Hội

đồng Bộ trưởng. Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Bởi vì sự kiện này đã phản ánh mức độ nhận thức về tầm quan trọng và vai trò hiệu quả kinh tế

­ xã hội của nó đối với sự phát triển của nước nhà.


Chính sự

thay đổi về

mặt tổ

hức này đã mở

rộng thẩm quyền và

chức năng của cơ quan quản lý du lịch. Giai đoạn này, bộ máy tổ chức và quản lý của Tổng cục Du lịch dần được hoàn thiện, ngày 23/1/1979 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 32/CP quy định chức năng và nhiệm vụ của

ngành Du lịch, năm 1981 ban hành Nghị định 137/CP quy định phương

hướng phát triển của ngành. Cũng năm 1981 Du lịch Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO). Cơ sở vật chất kỹ thuật


của ngành cũng được mở rộng bằng việc xây dựng khánh sạn mới ở miền Bắc, tiếp quản các khách sạn của chế độ cũ sau ngày miền Nam giải phóng.

Năm 1986 một sự

kiện lịch sử

quan trọng đã diễn ra, đánh dấu sự

khởi đầu cho một giai đoạn cho một giai đoạn mới của đất nước. Đó là đường lối đổi mới nền kinh tế do Đại hội Đảng toàn quốc lần VI đề ra.

Với chính sách mở

cửa: Việt Nam muốn là bạn của tất cả

các nước, du

lịch Việt Nam đã thực sự có điều kiện khởi sắc. Tuy nhiên, phải 4 năm sau, tức là năm 1990 chúng ta mới thấy được những bước chuyển mình của du lịch Việt Nam.

Trong thời kỳ này, cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, ngành Du lịch Việt Nam đã từng bước khắc phục những khó khăn để ra sức phấn đấu thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước.

Trải qua nhiều thay đổi về tổ chức của ngành, từ chỗ ngành Du lịch được giao cho Bộ Văn hoá ­ Thông tin ­ Thể thao và Du lịch quản lý Nhà

nước theo Quyết định số 244/QĐ ­ HĐNN của Hội đồng Nhà nước ngày

31/3/1990 cho đến tháng 12/1991 Chính phủ quyết định chuyển sang chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành du lịch sang Bộ Thương mại và Du lịch. Tới ngày 26/10/1992 Chính phủ có Nghị định 05 CP về việc thành lập

Tổng cục Du lịch. Ngày 27/12/1992 Chính phủ

có Nghị

định số

20/CP và

ngày 7/8/1995 Chính phủ có Nghị định 53 ­ CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch. Bắt đầu từ đây, Du lịch Việt Nam chuyển sang trang mới, đó là công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường, quy hoạch tổng thể về du lịch được triển khai

thực hiện. Hệ thống doanh nghiệp được sắp xếp lại theo hướng chuyên

môn hoá ngành nghề, nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch. Cơ sở vật chất của ngành từng bước được nâng cao và xây dựng mới bằng vốn đầu tư nước ngoài và huy động trong dân. Mối quan hệ quốc tế về du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022