Nội dung
Chương V
KHAI THÁC VÀ BẢO DƯỠNG
5.1 Thông tin Người Máy
5.2 Vận hành quản lý tổng đài
5.3 Bảo dưỡng tổng đài
5.1 Thông tin Người Máy
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Khối Mô Đun Đầu Vào (A) Và Mô Đun Đầu Ra (B)
- Cách Thức Phân Mảnh Cho Các Gói Dữ Liệu
- Mô Hình Kết Nối Theo Chuyển Mạch Ip
- Mô Hình 7 Lớp Osi (A) Và Quá Trình Truyền Thông Giữa 2 Trạm (B)
- Tổng Quan Về Công Nghệ Chuyển Mạch Nhãn Đa Giao Thức Mpls
- Cơ sở chuyển mạch - Lê Hoàng - 23
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
5.1.1 Khái quát về thông tin Người Máy (ManMachine)
Ở các tổng đài SPC sử dụng các bộ xử lý để điều khiển tổng đài thì đấu nối các thiết bị ngoại vi trao đổi người máy vào tổng đài. Nhờ các thiết bị này mà nhân viên khai thác và bảo dưỡng có thể trao đổi thông tin với tổng đài bằng ngôn ngữ người máy (Man Machine Language). Thông qua ngôn ngữ này người vận hành có thể quản lý các thông tin, xử lý dữ liệu cước, thực hiện các yêu cầu về quản trị, vận hành hệ thống. Công việc điều hành hệ thống có thể được thực hiện tại chỗ hoặc tại trung tâm điều hành bảo dưỡng (Operating Maintenance Center).
Ngôn ngữ người máy bao gồm các lệnh (Input), các bản tin ra (Output) điều
Tổng đài
khiển các công việc, và thể thức thực hiện các công việc như đo thử, liên lạc với hệ thống. MML là công cụ duy nhất để giao tiếp giữa người và hệ thống. Nó cần phải được thiết kế để có hiệu năng và tác dụng tối đa.
OMC
Output (Màn hình, Máy in, …)
Input ( Bàn phím, chuột, lệnh giao tiếp…)
Hình 5.1 Cấu trúc hệ thống giao tiếp ngườimáy
5.1.1.1 Cấu trúc trung tâm vận hành bảo dưỡng
CC
OMC
OIC
MMI
VDU
PRT
DKU MTU STR
OAM
Hình 5.2 Cấu trúc trung tâm vận hành bảo dưỡng
Trong đó:
CC Center Control Điều khiển trung tâm
OMC Operating Maintenance Center Trung tâm vận hành bảo dưỡng
OIC Output / Input Controller Bộ điều khiển vào / ra
MMI Man Machine Interface Giao tiếp người máy
VDU Visual Display Unit Khối hiển thị
Chương 5. Khai thác và bảo dưỡng
PRT Printer Máy in
DKU Disk Unit Khối thiết bị ổ đĩa cứng
MTU Magnetic Tape Unit Khối thiết bị băng từ
STR Streamer Khối thiết bị băng dữ liệu số
OAM Operating & Administrator Maintenance Vận hành quản trị bảo dưỡng
* Chức năng của OMC: gồm 3 chức năng chính:
Chức năng quản lý: thực hiện lưu trữ dữ liệu của hệ thống. Nhằm biết được tình trạng của đối tượng cần quản lý và sự thay đổi các thành phần trong hệ thống.
Chức năng giám sát: Thực hiện giám sát tất cả mọi hoạt động của hệ thống, để xác nhận dịch vụ cần cung cấp có được chấp nhận hay không bằng cách kiểm tra đo thử.
Chức năng bảo dưỡng: Bao gồm các công việc và các chức năng nhằm đảm bảo cho hệ thống làm việc tốt nhất trong điều kiện hiện có.
5.1.1.2 Các đặc tính của ngôn ngữ người máy
Dựa trên cơ sở một ngôn ngữ thông dụng thường là tiếng anh.
Dễ học và dễ sử dụng để đưa các lệnh vào và dịch các bản tin ra
Chứa đầy đủ các lệnh điều khiển hoạt động để đảm bảo cho việc điều hành, bảo dưỡng, lắp đặt hệ thống...
Cấu trúc mở để bổ sung các chức năng mới mà không ảnh hưởng đến hiện tại
Mã lệnh sẽ là chức năng định hướng (1 lệnh cho mỗi chức năng).
Cung cấp các phương tiện để tạo ra, xoá, và ngừng các lệnh đang hoạt động.
Bộ từ sử dụng là bộ ký tự Alphabel của CCITT khuyến cáo.
5.1.2 Cấu trúc của ngôn ngữ Người – Máy
5.1.2.1 Cú pháp câu lệnh
Là một bộ luật để cấu tạo các lệnh ở dạng ngôn ngữ có ngữ pháp đúng, nó xác định bộ từ, chìa khoá mật mã, bộ phân chia và làm ranh giới để làm rõ ràng câu được viết.
* Các thành phần cơ bản trong cú pháp.
Tập nhận dạng : Là một tập hợp các chữ bắt đầu từ một nhóm chữ cái, thường là phần thông tin bắt cuộc liên quan đến mã lệnh và hành động của công việc cần thao tác.
Ví dụ: DISSLNINFO:DN
Tên kí hiệu: Là một chuỗi ký tự ghép lại.
Các số đếm: Được biểu thị theo các cơ số khác nhau như cơ số 10, 16.
Dấu ngăn cách: Dấu hai chấm (:)
Dấu chỉ thị: cuối của mỗi lệnh là dấu (;)
* Mỗi câu lệnh đều có phần bắt buộc và phần tham số tự chọn.
Mã lệnh: Để xác định chức năng cần thực hiện, các hành động cần thao tác đối với hệ thống.
Các tham số: Sau mã lệnh là khối tham số.
Mã lệnh và khối tham số phân cách nhau bằng dấu (:)
Một lệnh được kết thúc bằng dấu (;)
Khối tham số gồm một hoặc nhiều tham số, các tham số được phân cách bằng kí hiệu (,)
Mỗi tham số có tên tham số và giá trị tham số được phân cách bằng kí hiệu (=)
* Thể thức một lệnh và cấu trúc của khối tham số lệnh được miêu tả như sau.
Mã lệnh
,
:
=
;
Khối tham số
Tên tham số
Giá trị
Một số ví dụ Ví dụ 1:
Hình 5.3 Cấu trúc lệnh tổng quát
Dấu phân cách Khối tham số
REGSSVC:DN=850000,SSVC=ABS ;
Dấu kết thúc lệnh
Giá trị của tham số Tham số
Ví dụ 2:
Mã lệnh
Khối tham số
Cre Subd n=850075 el=000300317
Tham số thứ 2 Giá trị của tham số
Tham số thứ nhất Mã lệnh
* Các loại bản tin ra
Từ các hệ thống tổng đài điện tử SPC, nói chung có 4 loại bản tin được xuất ra.
Bản tin nhận dạng lệnh (chỉ thị): Bản tin này bao gồm STT lệnh, thời gian, ngày tháng và đặc điểm thiết bị giao tiếp, bản tin này dùng để lưu nội dung của các
Chương 5. Khai thác và bảo dưỡng
lệnh đã phát ra.
Bản tin trả lời lệnh (chỉ thị): Gồm thông tin xác nhận yêu cầu khởi xướng lệnh và kết quả lệnh.
Bản tin hệ thống: Là các bản tin hệ thống đưa ra tự động chỉ thị biến cố trong thao tác của hệ thống, hoặc số liệu và trạng thái làm việc bình thường của các khối chức năng quan trọng của hệ thống, ngoài ra các bản tin về trạng thái cảnh báo cũng được tự động đưa ra.
Bản tin lỗi: Hệ thống sẽ xuất ra bản tin sai khi đưa lệnh không đúng qui cách và thể thức vào hệ thống.
5.2 Vận hành quản lý tổng đài
5.2.1 Vận hành các thiết bị tổng đài
Công việc điều hành tổng đài phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Số liệu được lưu trữ trong tổng đài
Chương trình được lưu trữ trong bộ xử lý
Trạng thái làm việc của các thiết bị phần cứng: như phân biệt trạng thái làm việc, và không làm việc, trạng thái để đo thử.
Quản lý trang thiết bị tổng đài có nghĩa là chuyển đổi, thiết lập hay xoá đi số liệu của tổng đài.
Ví dụ như thay đổi trung kế gọi ra thành trung kế 2 chiều, thay đổi dịch vụ cho thuê bao...
5.2.2 Quản lý đường dây thuê bao
Gồm tạo số thuê bao mới, chuyển đổi đường dây thuê bao, thay đổi dịch vụ cho thuê bao, đặt cho thuê bao ngừng hoạt động.
Tạo đường dây thuê bao mới.
Tạo lập một đường dây thuê bao mới cần đưa vào hệ thống tổng đài lệnh thao tác, lệnh này thiết lập sự liên hệ giữa số danh bạ dự trữ (DN) và số địa chỉ thiết bị (EN) chưa được phân phối sử dụng với thuộc tính thích hợp, phân phối bộ tính cước cho thuê bao.
Chuyển dời một thuê bao.
Gồm việc thay đổi số EN được phân phối cho thuê bao nhưng để lại DN, thuộc tính và số liệu cước không thay đổi, nó được dùng cho việc điều hành kỹ thuật như cân bằng lưu thoại giữa các mạch trong bộ phận khác nhau và các phần được liên kết trong mạng chuyển mạch.
Thay đổi dịch vụ dành cho thuê bao
Số liệu của thuê bao có thể được thay đổi bằng lệnh thích hợp theo DN và EN. Ngừng phục vụ đường dây (đình chỉ thuê bao khai thác)
Khi cần đặt đường dây vào tình trạng ngừng phục vụ có thể thực hiện bằng 2
cách.
Ngừng phục vụ (nén) bao gồm : Mở sự liên hệ giữa EN và DN. Ngay tức khắc
EN sẵn sàng phục vụ cho DN khác. Tất cả cuộc gọi đến DN được chuyển đến điện thoại viên hoặc bản thông báo được ghi sẵn thuộc tính của thuê bao được xoá trong tập tin của nó.
Ngừng phục vụ (xoá): Sau khi xoá DN và EN trở nên sẵn sàng để phục vụ lại.
Tại lúc thực hiện (nén) và (xóa) nội dung trong đồng hồ cước đã được chỉ định cho đường dây thì được xuất ra trên OMT.
5.2.3 Quản lý đường dây trung kế
Trong tổng đài số liệu trung kế được lưu trữ trong bộ nhớ tổng đài như các tệp tin riêng. Tệp tin này gồm các địa chỉ thu được từ thuê bao nội hạt hoặc đường trung kế gọi vào. Các tệp tin trung kế xác định đường trung kế được liên kết với tình trạng các trung kế của nhóm trung kế như: Trung kế gọi ra, gọi vào, 2 chiều tuỳ thuộc vào loại báo hiệu.
Trong tổng đài nhân viên điều hành có thể xác định lại hoặc thay đổi 1 hay tất cả các chức năng này bằng lệnh người máy.
5.2.4 Quản lý hệ thống
5.2.4.1 Quản lý số liệu cước
Có 2 bộ thông tin được lưu trữ trong tập tin cước.
Số liệu để tính cước cho mỗi cuộc gọi như: Giá cước, mã vùng... Số liệu này được cung cấp đến chương trình xử lý cuộc gọi dưới dạng mã cước, sau khi phân tích chữ số tiền định.
Nội dung cước của từng thuê bao: Mỗi thuê bao có một bộ tính cước riêng đã được xác định trong bộ nhớ tổng đài để ghi lại số liệu cước cho các cuộc gọi của thuê bao này. Thông thường nội dung trong bộ tính cước người điều hành không thay đổi được.
Thông thường hoá đơn được thực hiện riêng biệt tại trung tâm máy tính dùng chung cho các tổng đài. Để thực hiện việc này nội dung của các đồng hồ cước được chép vào thiết bị ngoại vi thích ứng với máy tính theo định kỳ như băng từ hoặc truyền trực tiếp qua đường truyền số liệu. Máy tính sẽ lập hoá đơn cho từng đường dây thuê bao dựa vào sự chênh lệch giữa số ghi hiện tại và số ghi trước đó của bộ tính cước. Trường hợp tính cước từng khoản thì tổng đài ghi tức thời tất cả các thông tin cần thiết cho mỗi cuộc gọi như: Địa chỉ thuê bao bị gọi, thời gian cuộc gọi... và sau đó chuyển bản tin này tới một thiết bị thích hợp khi kết thúc cuộc gọi.
Ngoài ra nội dung của bộ tính cước được tự động in ra mỗi lần nhân viên điều hành tạo đường dây, thay đổi DN, hay tạm đình chỉ khai thác cho một số thuê bao.
5.2.4.2 Giám sát tải và lưu lượng thoại
Trong các hệ thống chuyển mạch SPC: Chức năng giám sát gọi và đo lưu lượng được tích hợp đầy đủ với hệ thống chuyển mạch trong tổng đài, chúng được thực hiện bởi chương trình xử lý gọi và các chương trình đo thử lưu thoại chuyên dụng hơn. Chúng có ưu điểm hơn về mặt tổ chức đo thử thường xuyên, giám sát sự hoạt động trong tổng đài rộng hơn, xử lý lưu thoại và kết quả cập nhật tin cậy hơn. Mặt khác hệ thống giám sát lưu thoại xuất ra bản tin dưới dạng có thể xử lý trực tiếp, tạo điều kiện cho nhân viên điều hành quyết định các phản ứng điều hành kịp thời, thích
Chương 5. Khai thác và bảo dưỡng
hợp cân bằng lưu lượng cho các khối chuyển mạch thuê bao và các nhóm trung kế.
Các chế độ giám sát: Tuỳ thuộc vào đối tượng, và có 2 kiểu giám sát
Giám sát thường xuyên: Phương thức giám sát này để theo dõi chất lượng
thường xuyên của các dịch vụ và lưu lượng tải trong các thiết bị. Công việc giám sát được thực hiện trong phạm vi toàn bộ tổng đài như đo tổng số lưu thoại gọi ra, gọi vào, hiển thị các tham số cơ bản khi các giá trị cho phép vượt quá giới hạn sẽ tạo cảnh báo.
Các công việc giám sát này được thực hiện tự động, người điều hành có thể thay đổi cách hiển thị các kết quả như định ra các số liệu cần hiển thị, yêu cầu chuyển số liệu vào băng từ, hoặc thiết lập ngưỡng kích thích cảnh báo cho bất kỳ tham số nào.
Giám sát tức thời: Công việc giám sát liên quan tới một số bộ phận phần cứng của hệ thống tổng đài như đường dây thuê bao, trung kế, các phần tử chuyển mạch. Thường số liệu thu vào được xử lý bằng máy tính nhằm tối ưu hoá quá trình sử dụng nguồn của tổng đài, để định vị sự cố cho các đường trung kế, hoặc đánh giá việc thay đổi trên mạng.
Các lệnh giám sát này do nhân viên điều hành khởi xướng và định ra các tham số cần được giám sát, danh sách các tham số có thể được tạo lập biến đổi, tra cứu và huỷ bỏ thông qua lệnh thao tác, thao tác viên có thể thực hiện các phép đo thử tự động.
Tại khoảng thời gian đặc biệt, số liệu được xử lý trong tổng đài và hiển thị kết quả xử lý, để người quản lý sử dụng hoặc chyển tới thiết bị lưu thích hợp để gửi tới trung tâm tính toán xử lý.
Khi tổng đài có tải cao, công việc giám sát tức thời bị dừng lại nhưng không ảnh hưởng tới công việc giám sát thường xuyên.
5.3 Bảo dưỡng tổng đài
Bảo dưỡng nhằm mục đích duy trì hoạt động ổn định của tổng đài để đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách liên tục. Công tác bảo dưỡng được phân loại như sau:
* Bảo dưỡng thường xuyên (sửa chữa):
Nhiệm vụ của chương trình bảo an cho tổng đài SPC là phát hiện ra lỗi ở phần cứng và phần mềm của tổng đài. Khi có một lỗi xảy ra thì bộ điều khiển trung tâm sẽ kích hoạt các bản tin cảnh báo.
Như vậy bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện sau khi phát hiện ra lỗi trong hệ thống. Mục đích của phương pháp này nhằm khôi phục lại trạng thái bình thường để thực hiện chức năng theo yêu cầu.
Bảo dưỡng không đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra hệ thống (cần thực hiện ít hoạt động bảo dưỡng hơn) nhưng lại đẫn đến chất lượng dịch vụ không ổn định.
* Bảo dưỡng định kỳ:
Bảo dưỡng định kỳ liên quan đến một loạt những công việc định kỳ để kiểm tra bất cứ bộ phận nào có khả năng là nguồn gây lỗi và sửa chữa chúng trước khi xay ra hư hỏng. Phương pháp này đòi hỏi khối lượng lớn công việc cần thực hiện.
* Bảo dưỡng điều khiển:
Sự phát triển của các thiết bị ngày nay cung cấp phương pháp bảo dưỡng mới, hệ thống có thể thông báo lập tức những thông tin liên quan đến sự tồn tại của những điều khiển bất thường và không theo quy luật.
Những phép đo thử định kỳ có thể được thay thế bằng các phương pháp giám sát liên tục những chức năng trong hệ thống và những biện pháp kiểm tra tính liên tục sự hoạt động của những thiết bị và đưa ra những tín hiệu cảnh báo cho NVĐH khi chất lượng dịch vụ thấp hơn một giới hạn được cài đặt trước.
5.3.1 Bảo dưỡng đường dây thuê bao,đường dây trung kế
5.3.1.1 Bảo dưỡng đường dây thuê bao
Gồm việc đo thử một đường dây hoặc nhóm đường dây thuê bao và thiết bị liên quan bằng các lệnh người máy. Việc đo thử đường dây thuê bao và máy điện thoại được phân làm 4 phần:
* Giám sát đường dây thuê bao.
Khi 1 đường dây thuê bao ở trạng thái bất thường, nó được phát hiện bởi phần mềm xử lý cuộc gọi và cách ly đường dây thuê bao ra khỏi tổng đài (Lockout) đường dây thuê bao.
Hệ thống kiểm tra tình trạng tất cả đường dây theo định kỳ. Cảnh báo được tạo ra từ hệ thống kiểm tra tình trạng đường dây theo định kỳ khi đường dây bị lockout vượt quá ngưỡng với toàn bộ tổng đài hay bộ phận kết nối đường dây nào đó.
Ngưỡng cảnh báo và thời gian giữa các lần kiểm tra có thể được thay đổi bởi lệnh từ nhân viên điều hành, nó cung cấp chỉ dẫn đến nguyên nhân và vị trí sự cố.
* Đo thử định kỳ để phát hiện và nhận dạng đường dây bị sự cố.
Việc đo thử định kỳ được bắt đầu từ lệnh của nhân viên điều hành, việc đo thử có thể bắt đầu ngay (tức khắc) sau một thời gian lưu trữ thông tin về đường dây bị sự cố và đường dây chưa được thử vì bận được in ra theo yêu cầu từ lệnh của nhân viên điều hành. Nhân viên điều hành có thể vào lệnh đo thử tất cả đường dây trong thời gian đêm và có kết quả vào sáng hôm sau.
* Nhân viên điều hành được sự giúp đỡ trong việc đo thử đường dây thuê bao để xác định nguồn gốc và nguyên nhân tình trạng đường dây sự cố. Nhân viên điều hành dùng lệnh điều khiển hệ thống thực hiện đo thử như các nội dung sau:
Đo hở mạch vòng trên đường dây.
+ Đo điện áp xoay chiều AC giữa T và đất
+ Đo điện áp xoay chiều AC giữa R và đất
+ Đo điện áp một chiều DC giữa T và đất
+ Đo điện áp một chiều DC giữa R và đất
+ Đo trở kháng cách điện Z giữa T và đất
+ Đo trở kháng cách điện Z giữa R và đất
+ Đo trở kháng cách điện Z giữa T và R
Đo điện trở mạch vòng trên đường dây.
+ Dòng điện mạch vòng (Loop Current)
Chương 5. Khai thác và bảo dưỡng
+ Điện trở mạch vòng ( Loop Resistor)
Đo máy điện thoại quay số
+ Thời gian đóng ngắt cho mỗi xung quay số.
+ Số xung nhận được cho một chữ số được quay.
Đo máy điện thoại ấn phím
+ Tần số và mức cho các chữ số.
+ Thử máy điện thoại thuê bao
Thực hiện các việc đo thử đơn giản tại máy thuê bao độc lập với khối lượng công việc trong tổng đài, hoặc sau khi sửa chữa đường dây hoặc máy điện thoại, có thể kiểm tra được:
+ Tín hiệu trên đường dây.
+ Điện trở cách điện đường dây.
+ Dòng điện vòng mạch.
+ Truyền dẫn dòng điện chuông, điều chỉnh chuông.
5.3.1.2 Bảo dưỡng đường dây trung kế
Trong tổng đài SPC số liệu trung kế được lưu trữ trong bộ nhớ tổng đài như các tập tin riêng ở dạng hồ sơ trung kế, nó xác định kiểu, và nhóm của các đường trung kế (Trung kế ra, trung kế vào, trung kế 2 hướng) tương ứng với kiểu báo hiệu liên quan.
Khi có sự cố xảy ra hoặc sau một khoảng thời gian nhất định thì quá trình bảo dưỡng là cần thiết. Khi có các khiếm khuyết xảy ra với các module thì hệ thống sẽ xuất ra các bản tin cảnh báo. Nếu hệ thống không tự khắc phục được NVĐH phải
tiến hành xử
lý thông qua các lệnh giao tiếp người máy. Nhờ
các lệnh giao tiếp
người máy có thể thay đổi cơ cấu trung kế.
Việc đo kiểm trung kế cũng có thể thực hiện theo phương thức tự động và kết quả đo lấy ra ở dạng bản tin. Tuy nhiên, việc đo thử tự động không cung cấp đủ thông tin cho việc chẩn đoán, để khôi phục trạng thái làm việc bình thường cho các đường trung kế có sự cố. Vì vậy cần có trang thiết bị đo kiểm nhân công, thường sử dụng nhiều cho các tổng đài SPC không gian.
5.3.2 Bảo dưỡng mạng chuyển mạch, hệ thống điều khiển
5.3.2.1 Bảo dưỡng mạng chuyển mạch
Công việc bao gồm: Thực hiện thử gọi, theo dõi cuộc gọi, đo thử các bộ chuyển mạch, định vị sự cố ở mạng chuyển mạch.
5.3.2.2 Bảo dưỡng hệ thống điều khiển
Trong các tổng đài chương trình chẩn đoán tự động có nhiệm vụ phát hiện lỗi tại các module, các đơn vị. Thực thi chương trình này để nhận dạng đơn vị chức năng, hoặc phiến mạch in có sự cố.
Hệ thống điều khiển quyết định mọi hoạt động của tổng đài, do đó các bộ xử lý được trang bị một cặp hoạt động theo phương thức dự phòng nóng (ACT/SBY). Khi hư hỏng phần cứng xảy ra thì hệ thống sẽ kích hoạt cảnh báo. Nhân viên điều hành dùng lệnh để định vị module hỏng và thay thế module cùng loại.