Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững - 7


thông qua các chương trình điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế quốc dân, trong đó có chính sách cơ cấu được xem là các tài liệu khảo cứu có giá trị. Các công cụ phân tích động thái tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của trường phái lý thuyết này đang được sử dụng phổ biến trong các lý thuyết phát triển, trong đó chủ yếu là đối với các nền kinh tế đang phát triển.

1.3.3.3. Lý luận về các giai đoạn phát triển kinh tế

Cuối những năm 1950, nhà kinh tế học người Mỹ W. W. Rostow đã đưa ra lý thuyết cất cánh nhằm nhấn mạnh những giai đoạn tăng trưởng kinh tế. Theo đó, quá trình phát triển kinh tế của một nước có thể chia ra làm 5 giai đoạn: xã hội truyền thống, chuẩn bị cất cánh, cất cánh, tăng trưởng và mức tiêu dùng cao. (Bảng 1.1) [26], [34].

Bảng 1.1. Các giai đoạn phát triển kinh tế theo W. W. Rostow


STT

Các giai đoạn

Đặc điểm

1

Xã hội truyền thống

Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu và bằng công cụ thủ công, khoa học kỹ thuật chưa phát triển; hoạt động kinh tế nông nghiệp non kém do sản xuất mang tính tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển.

2

Chuẩn bị cất cánh

Là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thống và cất cánh; công nghiệp bắt đầu được hình thành và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

3

Cất cánh

Công nghiệp ra đời và phát triển; thời kỳ công - nông nghiệp là giai đoạn trung tâm của quá trình phát triển; xã hội truyền thống đã bị đẩy lùi; khoa học công nghệ tác động mạnh đến sản xuất công - nông nghiệp; các khu vực đô thị và dịch vụ cũng được phát triển.

4

Tăng trưởng

Tỷ lệ đầu tư trên thu nhập quốc dân đạt mức cao và thường xuất hiện nhiều cực tăng trưởng mới, công nghiệp phát triển mạnh.

5

Mức tiêu dùng cao

Kinh tế phát triển cao, sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường linh hoạt và có hiện tượng giảm nhịp độ tăng trưởng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững - 7

Nguồn: Ngô Đình Giao, 1997 [34]


Quan điểm này cho rằng nền kinh tế phát triển theo xu hướng chuyển dịch từ thời kỳ nông nghiệp truyền thống sang thời kỳ nông - công nghiệp, công - nông nghệp và dịch vụ và thời kỳ công nghiệp phát triển mạnh. Một nước nông nghiệp muốn chuyển sang nước công nghiệp phát triển, trong đó tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng


10 - 15%, công nghiệp từ 35 - 40%, dịch vụ từ 50 - 60% thì nước đó phải trải qua các bước chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế nông - công nghiệp. [83].

Lý thuyết về các giai đoạn phát triển cũng được trường phái thể chế mới quan tâm, trong đó có nhà kinh tế học D. Bell. Trong tác phẩm "Sự xuất hiện của xã hội hậu công nghiệp: hướng đến một dự đoán xã hội" (năm 1973), Ông cho rằng, "chủ nghĩa phong kiến", "tư bản chủ nghĩa" là sơ đồ khái niệm tiến hoá trong hệ thống chủ nghĩa Mark, sơ đồ này xoay quanh cái lõi là quan hệ chế độ sở hữu. "Xã hội tiền công nghiệp", "xã hội công nghiệp" và "xã hội hậu công nghiệp" là sơ đồ khái niệm tiến hoá xoay quanh cái lõi là sản xuất và hình thức sử dụng tri thức. [26]. Mới đây khi bàn về tăng trưởng kinh tế, học giả Tatyana P. Soubbotina đã làm sáng tỏ thêm lý thuyết trên và cho rằng tất cả các nền kinh tế đang phát triển đều phải trải qua ba giai đoạn phát triển: nông nghiệp, công nghiệp hoá và hậu công nghiệp (Bảng 1.2). [52].

Bảng 1.2. Các giai đoạn phát triển kinh tế theo Tatyana P. Soubbotina



Đặc điểm

Các giai đoạn

Tiền công nghiệp,

nông nghiệp

Công nghiệp

Hậu công nghiệp

dựa trên tri thức

Ngành kinh tế chủ lực

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Bản chất của công nghệ

chủ đạo

Sử dụng nhiều lao

động và tài nguyên

Sử dụng nhiều vốn

Sử dụng nhiều chất

xám

Loại sản phẩm tiêu

dùng chính

Lương thực và quần

áo chế tạo thủ công

Hàng công nghiệp

Thông tin và dịch

vụ tri thức

Bản chất của hầu hết

các quy trình

Tương tác giữa

người và tự nhiên

Tương tác giữa

người và máy móc

Tương tác giữa

người với người

Yếu tố chính của thịnh vượng kinh tế, tăng trưởng

Năng suất của tự nhiên (độ phì nhiêu của đất, khí hậu,

nguồn lợi sinh học)

Năng suất lao động

Sáng tạo/năng suất tri thức

Nguồn: Tatyana P. Soubbotina, 2005 [52, tr. 70]


Trong giai đoạn đầu, nông nghiệp là ngành quan trọng nhất, nhưng chưa đủ sức thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, nông nghiệp mất đi vị trí quan trọng hàng đầu và nhường chỗ cho công nghiệp và sau đó là dịch vụ. Nhờ có máy móc và kỹ thuật nông nghiệp mới nên năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên nhanh hơn trong công nghiệp, làm cho các sản phẩm nông nghiệp rẻ hơn, thu hẹp tỷ trọng đóng góp trong tổng sản phẩm quốc nội GDP, làm


giảm nhu cầu về nhân công trong ngành nông nghiệp, trong khi đó cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp lại tăng lên. Kết quả là, sản lượng của ngành công nghiệp vượt lên và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP so với nông nghiệp và lao động trong ngành công nghiệp trở lên chiếm ưu thế. Khi thu nhập tiếp tục tăng, nhu cầu của người dân sẽ trở nên ít mang tính "vật chất" hơn và họ bắt đầu có nhu cầu cao hơn về dịch vụ

- y tế, giáo dục, thông tin, giải trí, du lịch và nhiều lĩnh vực khác. Năng suất lao động trong ngành dịch vụ không tăng nhanh như trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp vì hầu hết công việc trong ngành dịch vụ không thể xử lý bằng máy móc. Điều này làm cho giá cả dịch vụ đắt hơn tương đối so với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, làm tăng tỷ trọng của dịch vụ trong GDP, việc làm trong ngành dịch vụ tiếp tục tăng lên so với sự giảm đi số lượng việc làm trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp nhờ những tiến bộ về công nghệ làm tăng năng suất lao động. Kết quả là ngành dịch vụ thay thế ngành công nghiệp trở thành ngành dẫn đầu của nền kinh tế.

Hầu hết các nước có thu nhập cao và trung bình hiện nay đang ở trong quá trình hậu công nghiệp và ít phụ thuộc vào công nghiệp, các nước có thu nhập thấp như Việt Nam vẫn đang ở trong quá trình công nghiệp hoá và phụ thuộc nhiều hơn vào công nghiệp. Tuy vậy, các nước đang tiến hành công nghiệp hoá, ngành dịch vụ vẫn phát triển tương đối so với tổng thể nền kinh tế.

Các ngành tăng trưởng nhanh nhất là các dịch vụ liên quan đến tri thức và thông tin như giáo dục, nghiên cứu và triển khai, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại (điện thoại, INTERNET), các dịch vụ kinh doanh. Đổi mới công nghệ chứ không phải đầu tư đã trở thành nguồn lực chính để tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. [34].

Theo Ngân hàng Thế giới, quá trình phát triển kinh tế có thể chia thành các giai đoạn nghèo đói, công nghiệp hoá, phát triển tiêu thụ. Theo đó, nếu không có chiến lược phát triển bền vững thì quan hệ giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường có ba dạng sơ đồ tương ứng với ba giai đoạn phát triển kinh tế. (Hình 1.2). [32]. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, đằng sau các đường quan hệ nêu trên đã thể hiện mối quan hệ


giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ô nhiễm môi trường. [55, tr. 33 - 35]. Giữa tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế có mối quan hệ khăng khít với nhau. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành ảnh hưởng lớn đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Nhịp độ tăng trưởng của các ngành cũng là một nhân tố tác động đến nhịp độ tăng trưởng chung của GDP.4 [80]. Chất lượng là yêu cầu tối thượng đối với tăng trưởng kinh tế và cũng là nội dung quan trọng của tăng trưởng kinh tế và của phát triển kinh tế. Khi nói đến chất lượng của tăng trưởng kinh tế cũng chính là nói đến chất lượng của chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và chất lượng của đầu tư phát triển. Khi có được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ có khả năng tăng mức tích luỹ để đầu tư cải tạo cơ cấu kinh tế hướng tới trạng thái hiện đại hơn, hiệu quả hơn. Sự hợp lý của cơ cấu kinh tế bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững [83, tr. 28 - 66].

Quả vậy, ở các nước đang nghèo đói, điều kiện vệ sinh môi trường thường rất thấp (hình 1.2a), khi kinh tế phát triển làm tăng thu nhập quốc nội và thu nhập của mỗi hộ gia đình sẽ tạo điều kiện kinh tế để cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, do đó, các vấn đề môi trường nảy sinh giảm đi. Mặt khác, trong giai đoạn này, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chính. Trong giai đoạn công nghiệp hoá (hình 1.2b), ở giai đoạn đầu với mục tiêu tập trung tăng trưởng nhanh kinh tế, các vấn đề môi trường tăng lên, nhưng ở giai đoạn sau mức độ ô nhiễm môi trường sẽ giảm đi, vì các cơ sở công nghiệp đã đủ tiềm lực giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội quan tâm đến bảo vệ môi trường nhiều hơn và luật pháp về bảo vệ môi trường chặt chẽ hơn, có hiệu lực, hiệu quả. Thực chất của quá trình công nghiệp hoá là việc chuyển toàn bộ nền sản xuất xã hội từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ dựa trên kỹ thuật thủ công truyền thống lên một nền sản xuất theo lối công nghiệp dựa trên nền tảng của công nghệ kỹ thuật hiện đại, trong thời kỳ này cơ cấu kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ.



4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện qua công thức: YR = ∑ SYi * YR i ( i = 1... I)

Ở đây:

- YR: nhịp độ tăng trưởng của GDP

- YRi: nhịp độ tăng trưởng GDP của ngành i

- SYi: tỷ trọng GDP của ngành i trong tổng GDP



Phát triển kinh tế

Ô nhiễm môi trường

a) Giai đoạn nghèo đói


Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường

Phát triển kinh tế

b) Giai đoạn công nghiệp hoá



Giới hạn tối đa cho phép

ô nhiễm môi trường


Ô nhiễm môi trường

Phát triển kinh tế

c) Giai đoạn phát triển tiêu thụ

Phát triển kinh tế

d) Mục tiêu chiến lược BVMT và PTBV trong thời kỳ công nghiệp hoá ở Việt Nam


Hình 1.2. Các dạng quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và phát triển kinh tế

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 1992 (trích dẫn trong[32])


Ở giai đoạn phát triển tiêu thụ (hình 1.2c), tính khốc liệt của ô nhiễm môi trường thường đồng biến với phát triển kinh tế do chất thải phát sinh từ xã hội tiêu thụ với khối lượng ngày càng lớn, tính chất ngày càng độc hại, sử dụng năng lượng, sản phẩm hoá học nhiều hơn. Cùng với quá trình phát triển nền sản xuất dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại, một khu vực dịch vụ hiện đại cũng ra đời và ngày càng phát triển. Đây chính là xu hướng phát triển của kỷ nguyên hậu công nghiệp, khiến cho cách tiếp cận vấn đề cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hoá có những thay đổi không nhỏ. [55, tr.34 - 35].

Ở nước ta hiện nay, một phần đất nước (chủ yếu là khu vực nông thôn, miền núi) đang ở giai đoạn nghèo đói (hình 1.2a), một phần đất nước (chủ yếu là khu vực đô thị và công nghiệp, điển hình là ba vùng kinh tế trọng điểm) đang ở giai đoạn đầu của


giai đoạn công nghiệp hoá (hình 1.2b). Hình 1.2d là sơ đồ mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nước ta.

1.3.3.4. Lý thuyết phát triển cơ cấu làm trọng tâm [26], [83]


Đây chính là "trường phái cơ cấu luận", đưa ra những quan điểm về phát triển cơ cấu kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự bành trướng của chuỗi giá trị toàn cầu. Tiêu biểu nhất là "mô hình kinh tế nhị nguyên của Lewis - Fellner - Ranis" và mô hình phân tích cơ cấu của Chenery. Tư tưởng cơ bản của mô hình này là chuyển số lao động dư thừa sang các ngành hiện đại do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu.

Athur Lewis, nhà kinh tế học người Jamaica được giải thưởng Nobel năm 1979, là người đầu tiên đưa ra "mô hình kinh tế nhị nguyên" với ba giả thuyết cơ bản: (1) Nền kinh tế kém phát triển với nhóm ngành hiện đại ở thành thị lấy ngành chế tạo máy làm trung tâm và nhóm ngành truyền thống ở nông thôn lấy ngành nông nghiệp và thủ công nghiệp làm chính; khi ngành công nghiệp tăng tích luỹ tư bản sẽ thu hút lao động dư thừa trong ngành nông nghiệp; (2) Trong nền kinh tế kém phát triển, lao động dư thừa so với các yếu tố sản xuất khác, do đó có thể cung cấp vô hạn độ lao động với giá cả đủ để duy trì sự sống còn; (3) Mức lương không thay đổi, tiền lương mà các ngành sản xuất tư bản chủ nghĩa mở rộng tuỳ thuộc vào việc tìm kiếm thu nhập ngoài ngành mà người lao động đang làm việc. Sức lao động nông nghiệp dư thừa rất nhiều, thu nhập bình quân theo đầu người rất thấp và quy định mức tiền lương tối thiểu trong ngành công nghiệp. Theo Lewis, trong hai nhóm ngành kinh tế của các nước kém phát triển chỉ có ngành công nghiệp hiện đại ở thành thị mới là ngành chủ đạo của sự phát triển, còn ngành nông nghiệp truyền thống ở nông thôn chỉ giữ vai trò bị động. Động lực phát triển của ngành công nghiệp do tích luỹ tư bản mà ra.

Hai học giả Fellner và Ranis thấy mô hình của Lewis có hai khiếm khuyết, gồm có: không coi trọng tầm quan trọng của nông nghiệp trong việc thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp; coi nhẹ điều kiện tiên quyết để sức lao động trong nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và nâng cao mức sản xuất nông nghiệp để có sản phẩm thặng dư. Từ đó, họ đã xây dựng "mô hình Lewis - Fellner - Ranis" với diễn biến cơ cấu nhị nguyên


theo mô hình của Lewis được phân thành ba giai đoạn: giai đoạn một về cơ bản giống với mô hình Lewis, trong nông nghiệp có thất nghiệp bị che đậy, độ co dãn về sức lao động rất lớn. Ở giai đoạn hai và ba, nông nghiệp dần có sản phẩm thặng dư có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của các ngành sản xuất phi nông nghiệp, từ đó giúp lao động nông nghiệp có thể chuyển dịch sang công nghiệp. Như vậy, nền kinh tế được chia thành hai khu vực cùng tồn tại, đó là khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp. Quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng; người nông dân phải canh tác trên những mảnh đất khai hoang, kém mầu mỡ, năng suất lao động nông nghiệp bị giảm dần, năng suất lao động công nghiệp tăng lên nhanh hơn nhiều. Kết quả là, có hiện tượng dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp và chuyển một phần sang khu vực công nghiệp hay các việc làm khác có mức tiền công ổn định. Người chủ tư bản có thể sản xuất với lợi nhuận ngày càng gia tăng, tạo điều kiện đầu tư tốt hơn với quy mô và kỹ thuật sản xuất mà không làm ảnh hưởng gì tới sản lượng nông nghiệp sản xuất hàng năm. Theo quan điểm này trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp phát triển chi phối các hoạt động kinh tế, nhưng sau đó do sự dư thừa lao động nên năng suất lao động trong nông nghiệp giảm xuống và có sự di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Dưới tác động của khoa học công nghệ, nền kinh tế có sự chuyển dịch từ thời kỳ nông nghiệp thuần tuý sang thời kỳ công - nông nghiệp, tiếp đến thời kỳ công nghiệp phát triển. Ý tưởng phân nền kinh tế thành khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Tuy vậy, các mô hình trên có hai khiếm khuyết: một là, ba giả thuyết cơ bản của mô hình này không phù hợp với thực tế của nhiều nước đang phát triển; mặc dù sức lao động nông nghiệp dư thừa, nhưng lại thất nghiệp ở thành thị. Theo mô hình nhị nguyên, tỷ lệ việc làm tỷ lệ thuận với tích luỹ tư bản; tuy vậy, nếu nhà tư bản đầu tư vào những ngành sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm lao động hơn trước, thì giả thuyết này không đúng; tiền lương thực tế ở thành thị luôn có xu hướng tăng lên. Mô hình kinh tế nhị nguyên lấy tình trạng trì trệ về mức lương thực tế làm tiền đề lý luận, chỉ chú ý thoả mãn nhu cầu của ngành công nghiệp hiện đại, mà không chú ý nhu cầu sản phẩm của ngành công nghiệp ấy bắt nguồn từ đâu.


Chenery và các đồng nghiệp đã dựa vào tư liệu thống kê của hơn 100 nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau trong 20 năm (từ năm 1950 đến năm 1970) để phân tích xu thế diễn biến chung về kết cấu kinh tế trong quá trình phát triển của những nước này, từ đó xây dựng nên mô hình phân tích kết cấu. Ông phát hiện ra rằng, mức thu nhập bình quân đầu người càng cao thì công nghiệp và dịch vụ càng phát triển và chỉ khi công nghiệp và dịch vụ phát triển mới có mức thu nhập bình quân đầu người cao.

Từ các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên, tác giả nhận thấy: (i) Các lý thuyết đều tập trung luận giải các giai đoạn phát triển kinh tế gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ba nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, theo hai khu vực lãnh thổ thành thị và nông thôn, theo hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trên cơ sở đó, luận giải các vấn đề về điều kiện, động lực để làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng; (ii) Một số lý thuyết gần đây như các lý luận về kinh tế học thuộc trào lưu chính, về các giai đoạn phát triển đã đề cao vai trò can thiệp của nhà nước vào quá trình phát triển và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thừa nhận tầm quan trọng của và khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức. Lý thuyết kinh tế học trường phái hiện đại cũng đã đề cập đến những khuyết tật của "bàn tay vô hình" hệ thống kinh tế thị trường trong việc giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường, khủng hoảng và thất nghiệp; và do đó, cần có sự can thiệp của "bàn tay hữu hình" của nhà nước. Quan điểm của Ngân hàng Thế giới cũng đã luận giải phần nào về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường; tuy nhiên những vấn đề cụ thể về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ô nhiễm môi trường thì chưa được bàn luận một cách sâu sắc. (iii) Các lý thuyết chưa dựa trên phương pháp tiếp cận tổng thể trên quan điểm phát triển bền vững. Như trên đã nêu, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu gần đây đề cập đến vấn đề phát triển bền vững; tuy nhiên để đi sâu luận giải những vấn đề liên quan về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững, theo hiểu biết của tác giả thì chưa có công trình nghiên cứu nào.

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 31/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí