Tòa án không chỉ thu thập đúng trình tự mà phải bảo quản, giữ gìn, đánh giá chứng cứ một cách đầy đủ, toàn diện để đảm bảo đúng đắn tính hợp pháp của chứng cứ.
Tính hợp pháp của chứng cứ được xác định cụ thể:
- Phải là một trong các nguồn hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định.
- Phải từ phương tiện chứng minh hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định.
- Phải được giao nộp trong một thời hạn hợp pháp (Bộ luật Tố tụng dân sự đang để trống quy định này).
- Phải được công bố công khai theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Có thể bạn quan tâm!
- Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự - 1
- Các Phương Tiện Chứng Minh Trong Tố Tụng Dân Sự
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Đương Sự Trong Việc Cung Cấp Chứng Cứ Và Chứng
- Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự - 5
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
- Phải được thu thập, cung cấp đúng pháp luật tố tụng dân sự.
1.1.3. Phân loại chứng cứ
Trên thực tế, chứng cứ thường được phân thành các loại khác nhau. Những tình tiết, sự kiện tồn tại trong thế giới vật chất chung quy lại tồn tại dưới hai dạng sau:
- Các dấu vết phi vật chất liên quan đến các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được phản ánh vào đầu óc con người, từ đó con người ghi lại, chụp lại và phản ánh có ý thức lại chính nó.
- Các dấu vết, vật chứng là vật chất.
Dựa vào hai dạng cơ bản trên mà có các cách gọi khác nhau như: chứng cứ gián tiết, chứng cứ thuật lại, chứng cứ gốc, chứng cứ miệng, chứng cứ phủ định, chứng cứ khẳng định, chứng cứ viết...; nhưng dù có gọi như thế nào thì cũng không làm thay đổi giá trị của nó. Việc phân loại có giá trị trong việc nghiên cứu và ban hành các quy định về chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự có hệ thống và minh bạch.
- Chứng cứ theo người: Là chứng cứ được rút ra từ lời khai của đương sự, người làm
chứng.
giấy tờ.
- Chứng cứ theo vật: Là chứng cứ được rút ra từ những vật như vật chứng, tài liệu,
1.1.4. Nguồn của chứng cứ
Nguồn chứng cứ ở trong tố tụng dân sự là nguồn được thu thập, cung cấp theo trình tự Bộ luật Tố tụng dân sự và được liệt kê tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự thì được coi là nguồn. Bởi vậy, nếu không có nguồn chứng cứ sẽ không chứng minh làm sáng tỏ để giải quyết vụ việc dân sự.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì nguồn của chứng cứ bao gồm: "Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; các vật chứng; lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; tập quán; kết quả định giá tài sản; các nguồn khác mà pháp luật có quy định" (Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự). Có thể hiểu nguồn của chứng cứ là nơi chứa đựng chứng cứ. Nó tồn tại hai loại nguồn chủ yếu là nguồn vật và tài liệu. Nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh là hai khái niệm khác nhau; nhưng thực tế là thường được hiểu chung. Vì một số trường hợp các phương tiện chứng minh cũng chính là cái có thể rút ra các tin tức và vụ việc dân sự như vật chứng, tài liệu chứa đựng chứng cứ... tức cũng là nguồn của chứng cứ.
Tòa án chỉ có thể thu thập các nguồn chứng cứ, từ đó rút ra các chứng cứ. Bất kỳ loại chứng cứ nào cũng phải nằm trong một loại nguồn chứng cứ nhất định; nhưng không có nghĩa là khi thu thập một nguồn chứng cứ nào đó thì nhất định trong đó sẽ chứa đựng chứng cứ, vì vậy sẽ phạm sai lầm trong đánh giá, sử dụng. Ví dụ, vật chứng đương sự cung cấp cho Tòa án là nguồn nhưng là vật chứng được đương sự làm giả, gian dối thì không thể coi vật chứng này là nguồn được; hay kết luận giám định là nguồn chứng cứ nhưng kết luận giám định sai thì không thể coi là nguồn của chứng cứ được.
Theo pháp luật Việt Nam ban hành, có các loại nguồn cụ thể:
- Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được
Các tài liệu đó phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao. Các tài liệu nghe được, nhìn được phải xuất trình kèm theo văn bản xác định xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản và sự liên quan tới cuộc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi hình, phim ảnh... Nếu đương sự không xuất trình được các văn bản nêu trên thì tài liệu nghe, đọc, nhìn được mà đương sự giao nộp không thể được coi là chứng cứ.
- Các vật chứng
Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc dân sự, nếu không phải là hiện vật gốc nhưng phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó. Do vậy, vật chứng phải luôn có tính đặc định liên quan đến vụ việc dân sự thì mới có giá trị pháp lý. Vì vậy, Tòa án không chỉ thu thập vật chứng theo trình tự luật định mà phải bảo quản, giữ gìn để bảo đảm giá trị đặc tính của vật chứng. Nếu đương sự cung cấp vật chứng, Thẩm phán phải lập biên bản miêu tả chi tiết hình thức cũng như đặc tính lý hóa của sự vật, đặc biệt dấu vết thể hiện trên vật chứng đó. Đối với vật không thể di chuyển được thì phải xem xét tại chỗ; vật mau hỏng phải xem xét kịp thời và phản ánh đầy đủ trong quá trình xem xét như ghi biên bản, chụp hình, ghi hình để lưu.
- Lời khai của đương sự
Đương sự là người có quyền và lợi ích gắn liền với vụ việc dân sự, họ tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật đang có tranh chấp hay giải quyết của mình tại Tòa án. Lời khai của đương sự dựa trên trí nhớ và sự kiện, tình tiết nên thường mang tính chủ quan. Tâm lý trong lời khai của đương sự thường thiên về bảo vệ cái quyền lợi cá nhân, nên xem xét yếu tố này để Tòa án thận trọng khi đánh giá.
Lời khai của đương sự có thể bằng văn bản hay ghi âm, ghi hình theo đúng trình tự và ký tên của mình. Lưu ý tuổi của đương sự khi lấy lời khai.
- Lời khai của người làm chứng
Người làm chứng là người biết rõ những thông tin liên quan đến vụ kiện nhưng lại không có quyền lợi trong việc việc đó, vì vậy lời khai của người làm chứng thường thể hiện yếu tố khách quan hơn. Có thể do một số yếu tố nào đó như bị dụ dỗ, bị mua chuộc, bị đe dọa, hành hung mà đưa ra những lời khai sai lệch, thiếu chính xác. Lời khai của người làm chứng theo quy định phải được ghi bằng văn bản hoặc ghi âm, ghi hình, nhưng phải ký tên xác nhận. Người làm chứng phải đủ 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự; nếu bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự phải có người đại diện.
- Kết luật giám định
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu cần sự kết luận của cơ quan chuyên môn để làm sáng tỏ một tình tiết, sự kiện nào đó. Theo yêu cầu của một bên đương sự hoặc theo thỏa thuận của các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Kết luận giám định chính xác có tầm quan trọng rất lớn, thậm chí có nhiều vụ kiện có thể quyết định toàn bộ vụ án. Ví dụ, vụ kiện tranh chấp về thừa kế. Bản di chúc bị tố cáo là giả mạo, nếu xác định của cơ quan giám định tư pháp là giả hay không, nó quyết định toàn bộ vụ án. Bởi vậy, các kết luận giám định có thể được giám định lại, giám định bổ sung ở các cơ quan có chức năng giám định khác.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ
Kết quả xem xét thẩm định tại chỗ, nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và phải có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định. Cụ thể, Tòa án đến tận nơi có sự việc để làm việc cùng có đại diện của cơ quan sở tại có thẩm quyền. Tòa án phải báo cho đương sự biết trước để họ chứng kiến việc xem xét, thẩm định.
- Tập quán là nguồn của chứng cứ
Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và được công chúng thừa nhận. Đối với một tập quán được coi là chứng cứ trong một vụ án cụ thể thì Thẩm phán phải yêu cầu đương sự trình bày rõ nguồn gốc của tập quán đó và chứng minh tập quán đó bằng cách ghi nhận nó bằng văn bản thể hiện việc cả cộng đồng dân cư nơi có tập quán đó thừa nhận, như xác nhận vào văn bản cả cộng đồng dân cư và được chứng thực cũng như xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tập quán đó được thừa nhận.
Thực chất, phong tục, tập quán chỉ là cơ sở để đánh giá chứng cứ. Bởi lẽ, nó không có giới hạn cụ thể, rạch ròi, ở một mức độ nào đó nó có tính ước lệ và suy đoán. Ví dụ, ở một cộng đồng dân cư, tính cục bộ tại địa phương đó dẫn đến vì giúp cho một cá nhân nào đó mà cộng đồng dân cư có thể ký và xác thực vào văn bản mà việc này vẫn không trái với đạo đức xã hội. Tóm lại, về cơ bản, tập quán không được trái với các nguyên tắc của pháp luật và đạo đức xã hội và đương nhiên tập quán đó chưa được khái quát để cụ thể hóa trong luật.
- Kết quả định giá tài sản
Định giá có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Định giá có thể do đương sự yêu cầu, hay tự Tòa án nhận thấy cần định giá.
Kết quả định giá là nguồn của chứng cứ nên việc định giá do Hội đồng định giá được lập thành văn bản và thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Khi định giá tài sản, Hội đồng định giá tiến hành định giá riêng từng tài sản. Để xác định đúng giá trị tài sản của vụ việc dân sự phải căn cứ vào mức phố biến giá cả thị trường địa phương tại thời điểm định giá mà có vật, tài sản cần định giá.
1.2. Khái niệm về chứng minh
1.2.1. Thế nào là hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự
Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, trang 178: "Chứng minh là dùng lý lẽ, suy luận, bằng cứ để chỉ rõ điều gì đó đúng hay không đúng".
Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003, tr. 192 ghi: "Chứng minh là làm cho thấy rõ là có thật, là đúng bằng sự việc hoặc bằng lý lẽ".
Mỗi vụ việc dân sự phát sinh tại Tòa án thường chứa đựng những mâu thuẫn nhất định giữa các bên đương sự nên rất phực tạp. Để giải quyết được vụ việc dân sự thì mọi vấn đề của vụ việc dân sự dù ai nêu ra cũng phải được làm rõ trước khi Tòa án quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Vú dụ, trong vụ án thừa kế yêu cầu chia di sản theo di chúc thì làm rõ có di chúc không? Người viết di chúc đã chết chưa? Di chúc có hợp pháp hay không?
Chứng minh là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng không chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ là có thật, là đúng với thực tế. Do đó, các phương thức được các chủ thể chứng minh sử dụng để chứng minh rất đa dạng. Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh, các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.
Quá trình chứng minh được diễn ra suốt trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Hoạt động chứng minh trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của các chủ thể tố tụng. Trong đó, hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại phiên tòa của các chủ thể là chủ yếu và mang tính quyết định:
- Cung cấp chúng cứ: Là nghĩa vụ chủ yếu là do đương sự giao nộp cho Tòa án, đương sự muốn làm rõ được yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ là có căn cứ hợp pháp thì trách nhiệm của họ là phải cung cấp, giao nộp chứng cứ cho Tòa án để chứng minh.
Việc cung cấp chứng cứ còn có thể do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp.
- Thu thập chứng cứ là trách nhiệm của các đương sự, hoặc một số trường hợp Tòa án thu thập. Việc thu thập, cung cấp và giao nộp chứng cứ để chứng minh trong giải quyết vụ việc dân sự phải đúng hạn, nhanh chóng và kịp thời.
- Nghiên cứu và đánh giá là giai đoạn cuối cùng của hoạt động chứng minh. Nó là một quá trình lôgíc nhằm xác định giá trị chứng minh và sự phù hợp của các chứng cứ
- sự phù hợp của chứng cứ ở đây là sự phù hợp giữa những tình tiết, sự kiện đã thu thập được với thực tế khách quan. Thông qua nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, Tòa án hình thành các đối tượng chứng minh và sắp xếp các sự kiện theo một trình tự nhất định. Việc suy đoán chứng cứ có thể được sử dụng trong quá trình đánh giá chứng cứ, nhưng việc suy đoán này phải dựa trên các chứng cứ khác hoặc trên tổng thể các chứng cứ có trong hồ sơ chứ không được theo nhận thức chủ quan của người đánh giá.
Chứng minh trong tố tụng dân sự có ý nghĩa làm rõ, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự, đảm bảo việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Chứng minh là biện pháp duy nhất để xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự.
Thông qua hoạt động chứng minh, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các chủ thể khác thấy rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được giải quyết. Đối với các đương sự, chứng minh là vấn đề rất quan trọng để các đương sự làm rõ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, trên cơ sở đó thuyết phục Tòa bảo vệ. Trước Tòa án, nếu đương sự không chứng minh được sự tồn tại quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ có thể sẽ không được Tòa án bảo vệ. Trên thực tế, Tòa án có thể sai lầm trong việc xác
định, đánh giá chứng cứ, không làm sáng tỏ được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Điều đó dẫn đếu việc giải quyết vụ việc dân sự không đúng với sự thật và làm cho đương sự không được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Chứng minh không chỉ có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự của Tòa án, mà còn có ý nghĩa bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Để giải quyết bất kỳ một vụ việc dân sự thì đều được phải làm rõ những sự việc, tình tiết về cơ bản trước khi Tòa án tiến hành giải quyết. Mà thực chất của hoạt động chứng minh phần lớn bao gồm việc cung cấp chứng cứ của đương sự và việc Tòa án xem xét toàn bộ hệ thống văn bản, tài liệu liên quan được áp dụng nhằm có cơ sở giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân và của Nhà nước.
Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của các chủ thể theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự mà theo đó việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc là cần thiết; trong đó còn bao gồm cả hoạt động áp dụng luật của Tòa án đối với vụ việc dân sự cụ thể cần giải quyết.
1.2.2. Chủ thể của hoạt động chứng minh
Chứng minh làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Nhưng ở đây phải xác định ai thực hiện việc chứng minh? Nói rõ hơn, ai là người đứng ra để nghiên cứu, thu thập, giao nộp, đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự?
Trong tố tụng dân sự, đương sự tham gia tố tụng là chủ thể trung tâm. Tuy vậy, chứng minh không chỉ giới hạn ở việc xác định chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự mà còn phải làm rõ được tất cả các vấn đề liên quan đến vụ việc dân sự Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. Khi đưa ra yêu cầu, đương sự không chỉ phải đưa ra những tình tiết, sự kiện dựa vào đó mà họ yêu cầu, mà còn đưa ra cả những căn cứ pháp lý của các yêu cầu. Khi quyết định giải quyết vụ việc dân sự, trong bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của mình Tòa án cũng phải chỉ rõ quyết định được dựa trên những căn cứ thực tế và căn cứ pháp lý nào.
Vấn đề xác định rõ chủ thể chứng minh, quyền và nghĩa vụ của họ như thế nào? Vì mỗi chủ thể tham gia tố tụng dân sự đều xuất phát từ những mục đích, nhiệm vụ khác
nhau nên quyền và nghĩa vụ của họ cũng khác nhau. Trong đó, xác định nghĩa vụ chứng minh của đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và Tòa án trong việc làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ án dân sự.
Chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự gồm đương sự, ngưòi đại diện cho đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác và Tòa án. Trong đó, đương sự có vai trò chủ yếu để chứng minh cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của mình theo trình tự thủ tục quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo quy định tại các điều 06, 58, 63 64, 74, 79, 117, 118, 165, 230 của Bộ luật Tố tụng dân sự, chủ thể của hoạt động chứng minh bao gồm đương sự và Tòa án cũng như cá nhân, cơ quan, tổ chức, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, việc cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình thuộc về đương sự. Đây là một trong những nguyên tắc xuất phát từ quyền tự định đoạt của đương sự đối với việc khởi kiện. Đương sự có yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh yêu cầu đó là hợp pháp. Ngược lại, nếu đương sự phản đối yêu cầu của người khác thì phải đưa ra chứng cứ để phản đối. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh đặt ra cho cả hai bên đương sự, bên khởi kiện, bị kiện và người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Bộ luật Tố tụng dân sự đề cao vai trò, trách nhiệm chứng minh của đương sự. Mỗi bên đương sự tham gia tố tụng đều phải chứng minh tất cả các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà trên cơ sở đó họ đưa ra yêu cầu hay phản đối yêu cầu cầu của người khác. Trước hết, nguyên đơn phải chứng minh trước, nghĩa là bên có yêu cầu phải đưa ra các chứng cứ để được Tòa án xem xét chấp thuận thụ lý vụ việc dân sự. Sau đó bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới phải chứng minh bằng việc đưa ra chứng cứ phải đối lại yêu cầu của nguyên đơn (khoản 1, 2 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Ngoài các đương sự, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng