Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự - 7

nhưng một số quy định đã bộc lộ những bất cập và hạn chế nhất định thể hiện ở một số nội dung cụ thể sau đây:

Tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định "Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh", nhưng lại không quy định những tình tiết, sự kiện phải chứng minh. Điều này dẫn tới làm mất cân đối giữa các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và làm cho các chủ thể lúng túng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của họ, nhất là đối với các đương sự: Ví như khoản a, Điều 80 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Nhưng tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận. Vậy như thế nào là mọi người đều biết? Biết như thế nào là đúng với sự thật xảy ra? Quy định này cụ thể nhưng rất mập mờ, cơ sở nào mà thẩm phán biết để cho là rõ ràng, mọi người đều biết để thừa nhận? Việc thừa nhận này có sai lệch, có chủ quan duy ý chí hay không? Quy định này phải cần hướng dẫn cụ thể chi tiết của Tòa án nhân dân tối cao. Trong một vụ việc dân sự khi tham gia tố tụng, đương sự chỉ chứng minh trong phạm vi yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ cũng chưa đủ mà còn phải chứng minh cả những sự kiện tình tiết khác. Ví dụ, đương sự đã cho rằng việc không thể thực hiện được nghĩa vụ tố tụng là do bất khả kháng thì phải chứng minh có sự bất khả kháng. Ngoài ra do thiếu kinh nghiệm tham gia tố tụng nên đương sự thường không biết phải chứng minh làm rõ, những tình tiết sự kiện gì; vì vậy, họ không xác định được các chứng cứ, tài liệu phải cung cấp cho Tòa án để chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình.

Theo quy định tại điểm C khoản 1 Điều 80 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng và chứng thực hợp pháp thì không phải chứng minh. Quy định này xuất phát từ suy đoán pháp lý; trong thực tế có thể xảy ra việc công chứng viên, hay chứng thực của ủy ban nhân dân cố ý làm sai lệch vì một động cơ nào đó. Bởi vậy, nên chăng quy định mở hơn; và trong trường hợp tòa án có nghi ngờ về tính đúng đắn của việc công chứng, chứng thực thì được xác minh lại.

Việc quy định tại các Điều 6 và Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự đề cao quyền tự định đoạt của đương sự trong việc cung cấp chứng cứ để bảo vệ cho yêu cầu của mình. Nhưng bên cạnh đó lại hạn chế sự chủ động của tòa án, không đảm bảo cho tòa án giải quyết nhanh, đúng đắn vụ việc dân sự.

Ví dụ: Như khi biết được chứng cứ đang bị tiêu hủy, hoặc có nguy cơ bị tiêu hủy, Tòa án muốn chủ động thu thập cũng không được mà phải chờ có yêu cầu của đương sự. Tòa án nên báo ngược lại cho đương sự để đương sự làm đơn đề nghị Tòa thu thập hay áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Trong đó, việc quy định còn có mâu thuẫn, chồng chéo như tại các Điều 6, Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, trong trường hợp xét thấy trong hồ sơ vụ việc chưa đủ cơ sở giải quyết thì thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung, nếu đương sự không tự mình thu thập được và có yêu cầu thì thẩm phán có thể tiến hành biện pháp thu thập - Nhưng tại các Điều 87, Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự lại quy định tòa án lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết, tòa ra quyết định định giá tài sản khi các bên thỏa thuận theo mức thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí.

* Tại khoản 4 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định đương sự phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ nhưng hậu quả như thế nào, là gì? Và không quy định rõ ràng, cụ thể. Khi xét xử, tòa án chỉ có thể xử bác yêu cầu hay chấp nhận yêu cầu của đương sự mà thôi. Trường hợp tại Tòa án cấp sơ thẩm, đương sự không chịu cung cấp chứng cứ mà khi vụ án lên tòa án cấp phúc thẩm đương sự mới cung cấp hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật mới khiếu nại và cung cấp chứng cứ thì phải chịu hậu quả gì? Hiện nay việc quy định thiếu cụ thể như vậy là khó thực hiện đối với các cấp Tòa án, gây khó khăn cho đương sự còn lại, phải xét xử nhiều lần mà vẫn không xong một vụ án.

- Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định tập quán là một trong các nguồn của chứng cứ, Nghị quyết số 04/2005 cũng phần nào giải thích rõ như thế nào tập quán và khi nào tập quán được coi là chứng cứ. Nhưng thực hiện quy định này trong thực tiễn không dễ dàng, việc quy định tại mục 7 thể hiện sự kế thừa tinh hoa của truyền thống dân tộc, tuy nhiên điều này đã dẫn đến việc xác định tập quán không nhất quán, đã có việc vận dụng tùy tiện.


3.2. Thực tiễn xét xử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Trong những năm gần đây, các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình có chiều hướng ngày càng tăng, chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số các vụ án mà Tòa án giải quyết. Do tác đọng bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có mặt trái của cơ chế thị trường nên các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình ngày càng phức tạp, đặc biệt là các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất, nhà đất, về thừa kế nhà đất, tài sản, về vay nợ, chia tài sản là nhà đất trong các vụ án ly hôn, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày cảng xảy ra nhiều, kéo dài và phức tạp thường tốn nhiều công sức, thời gian xác minh, thu thập, nghiên cứu, đánh giá, bảo vệ, bảo quản chứng cứ và giải quyết vụ việc dân sự.

Theo số liệu báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao một số năm gần đây: Năm 1999 ở cấp sơ thẩm, các tòa cấp sơ thẩm đã giải quyết được 92.441 vụ án, trong tổng số 129.25 vụ án đã thụ lý (đạt tỷ lệ giải quyết là 71,54%), ở cấp phúc thẩm số vụ án có kháng cáo, kháng nghị là 12.849 vụ, chiếm 13,89% trong tổng số vụ án đã xét xử sơ thẩm (so với năm 1998 tăng 750 vụ). Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã xét xử, đạt tỷ lệ là 78,8%. Các tòa phúc thẩm TANDTC đã giải quyết 325 vụ án dân sự trong tổng số 1.176 vụ phải xét xử, đạt 27,63% và đã giải quyết 50 vụ án về hôn nhân và gia đình trong tổng số 111 vụ án phải xét xử phúc thẩm, đạt 45%. Tỷ lệ án tồn đọng 28,46%.

Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự - 7

Năm 2000: Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết 92.253 vụ trên tổng số 111.721 vụ (đạt tỷ lệ 82,57%); số vụ kháng cáo, kháng nghị phải giải quyết trình lộ phúc thẩm là

11.524 vụ, chiếm 12,49% tổng số vụ án đã xét xử sơ thẩm, chiếm trong đó, TAND cấp tỉnh đã xét xử phúc thẩm 9.347 vụ án trong tổng số 10.468 vụ án phải xét xử, đạt tỷ lệ 89,29%. Các tòa phúc thẩm TANDTC đã giải quyết 529 vụ dân sự trong tổng số 928 vụ phải giải quyết, đạt tỷ lệ 54% và đã giải quyết 80 vụ án ly hôn và gia đình trong tổng số 128 vụ án phải giải quyết, đạt tỷ lệ 62,5%. Tỷ lệ án tồn đọng 17,43%.

Năm 2001: Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết được 95.228 vụ trên tổng 115.632 vụ, đạt tỷ lệ 82,3%; số vụ kháng cáo kháng nghị phải giải quyết theo trình tự phúc thẩm là 12.458 trên 95.228 vụ, chiếm 13% trong tổng số vụ án đã xét xử theo trình tự sơ thẩm. Trong đó, TAND cấp tỉnh đã giải quyết 9.871 vụ trong tổng số 11.402 vụ án phải xét xử, đạt tỷ lệ giải quyết chung là 86,5%. Các tòa phúc thẩm TANDTC đã giải quyết 586 vụ án dân sự trong tổng số 917 vụ án phải giải quyết, đạt tỷ lệ 63,9%. Tỷ lệ án tồn đọng 17,65%.

Năm 2002: Tổng các vụ về hôn nhân gia đình là 120.072, giải quyết hòa giải thành

22.017 vụ, công nhận thỏa thuận 24.356 vụ, đưa ra xét xử 31.140, tổng giải quyết được 102972 vụ đạt tỷ lệ 85,7%. Tỷ lệ án tồn đọng 15,3%.

Năm 2003: án, việc dân sự sơ thẩm tổng thụ lý 64612 vụ trong đó công nhận thỏa thuận 18193 vụ, đưa ra xét xử 2647 vụ giải quyết được 53.233 đạt tỷ lệ 82,39%. án, việc sơ thẩm hôn nhân gia đình trong tổng số vụ phải giải quyết 63.151 vụ, trong đó chuyển hồ sơ vụ án 114 vụ, hòa giải thành 4944 vụ, công nhận thuận tình xin ly hôn 25.354 vụ, giải quyết cho ly hôn 15.402 vụ tổng giải quyết được 57.277 vụ, đạt tỷ lệ 90,7%.

Năm 2004: án, việc dân sự sơ thẩm tổng số vụ thụ lý 69.094 vụ, trong đó, chuyển hồ sơ vụ án 1.702 vụ, công nhân thỏa thuận 18.426 vụ; xét xử 21.157 vụ, tổng số vụ giải quyết 55.395 đạt tỷ lệ 80,2%. án, việc sơ thẩm hôn nhân gia đình tổng số vụ thụ lý 65.238 vụ trong đó chuyển hồ sơ vụ án 817 vụ, hòa giải thành 4098 vụ, công nhận thuận tình ly hôn 28.885 vụ, không chấp nhận đơn xin ly hôn 780 vụ, cho ly hôn là 12.435 vụ; hủy kết hôn trái pháp luật 1.024 vụ, số vụ giải quyết 59.791 vụ, chiếm tỷ lệ 91,6%.

Năm 2005: án, việc dân sự sơ thẩm tổng số vụ thụ lý 74.571 vụ; trong đó chuyển hồ sơ vụ án 1.566 vụ, công nhận thỏa thuận 23.339 vụ, xét xử 25.179 vụ, tổng số vụ giải quyết được 63.079 vụ chiếm tỷ lệ 84,6%. án, việc sơ thẩm hôn nhân gia đình tổng số vụ thụ lý 68.833 vụ, trong đó chuyển hồ sơ 732 vụ, hòa giải thành 4.589 vụ, công nhận thuận tình ly hôn 31.280 vụ, không chấp nhận đơn xin ly hôn 1.286 vụ, cho ly hôn 14.463 vụ, hủy kết hôn trái pháp luật 842 vụ, tổng số vụ việc giải quyết được 64059 vụ, chiếm tỷ lệ 93,1%.

Năm 2006: Tổng số vụ việc dân sự sơ thẩm thụ lý 287721 vụ, trong đó chuyển hồ sơ 9339 vụ, công nhân thỏa thuận 87655 vụ, đưa ra xét xử 99461 vụ số vụ giải quyết được 271229 chiếm tỷ lệ 95,9%. Số vụ việc sơ thẩm hôn nhân gia đình, tổng số thụ lý 288980 vụ, trong đó chuyển hồ sơ 1936 vụ, không chấp nhận đơn xin ly hôn 3716 vụ, công nhân thuận tình ly hôn 135058 vụ, hòa giải thành 21383 vụ, cho ly hôn 65440 vụ, hủy kết hôn trái pháp luật 2638 vụ, tổng số vụ giải quyết 284205 vụ, chiếm tỷ lệ 93,1%. (Tất cả thông tin trên được cung cấp từ Tòa án nhân dân tối cao).

Qua các số liệu nêu trên, thấy rằng ngày càng xảy ra tranh chấp, số lượng mỗi năm tăng dần. Đặc biệt năm 2006 theo thống kê tăng gấp gần bốn lần năm 2005 về tổng số vụ.

Bộ luật tố tụng đã có quy định rõ việc cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình, nhưng nhiều trường hợp đương sự không thực hiện tốt nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa, điều đó làm ảnh hưởng không ít đến việc giải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ việc dân sự. Vai trò của luật sư tham gia bảo vệ quyền, lợi ích cho đương sự, giúp đương sự cung cấp chứng cứ và tư vấn về tố tụng dân sự còn chưa cao chiếm tỷ lệ còn ít trong các vụ tranh chấp dân sự hiện nay.

Ví dụ: Vụ án tranh chấp "đòi nhà cho thuê". Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Ngọc Cầm, sinh năm 1937, trú tại phòng 104 lô D cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh. Bị đơn là Công ty In khoa học - kỹ thuật Hà nội, trụ sở 101A Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội. Vụ án có nội dung: Ngôi nhà số 9 Văn Miếu, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội thuộc quyền sở hữu của hai cụ Nguyễn Huy Bích và Nguyễn Công Truật. Cụ Bích mất năm 1952, cụ Truật mất 1976 đều không để lại di chúc định đoạt tài sản. Bà Cầm là con nuôi duy nhất của cụ Bích và cụ Truật, được cụ nhân lời nuôi từ lúc mới sinh (vì cụ Bích và cụ Truật không thể có con).

Năm 1954, cụ Truật cho Nhà máy in Minh Sang thuê diện tích tầng 1 (100 m2) để làm xưởng in, giá thuê là 36 đồng/ tháng, sau tăng lên 40 đồng/ tháng. Nhà máy in sách khoa học - kỹ thuật đã bố trí cho công nhân, cán bộ vào đó ở, Nhà máy thu tiền của các hộ và trả cho cụ Truật. Sau khi cụ Truật chết thì bà Cầm là người nhận tiền thuê nhà. Đến năm 1990 các hộ tự trả tiền thuê nhà cho bà Cầm. Năm 1993 bà Cầm không thu tiền nhà nữa.

Năm 1977, bà Cầm đã cùng các con theo chồng vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã có 06 người con. Nay bà yêu cầu Công ty in khoa học - kỹ thuật Hà Nội trả lại toàn bộ tầng 1 nhà số 9 Văn Miếu để bả lo chỗ ở cho các con. Hiện tại có 11 hộ đang ở trên đất của bà: 1- Bà Hồ Thị Nhung - sinh năm 1950; 2- Bà Hoàng Thị Trúc - sinh năm 1945; 3- Bà Vũ Thị Hồng - sinh năm 1950; 4- Bà Trương Thanh Quý - sinh năm 1942; 5- Ông Tạ Ngọc Dân - sinh năm 1960; 6- Ông Phí Đức Vượng - sinh năm 1960; 7- Ông

Long Liên Tân - sinh năm 1958; 8- Ông Lê Khắc Thuận - sinh năm 1952; 9- ông Đào Trọng Nhận - sinh năm 1963; 10- Ông Nguyễn Khắc Đoan - sinh năm 1960; 11- Bà Hà Thị Thu - sinh năm 1949. 11 hộ này đều trú quán tại số 9 phố Văn Miếu, đây là chỗ ở duy nhất của họ từ trước tới nay. Khi Bà Cầm có đơn khởi kiện và cung cấp giấy tờ nguồn gốc nhà và đất, hợp đồng thuê nhà của cụ Truật với Công ty in Minh Sang.

11 hộ dân cũng có đơn đề nghị Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền lợi của họ. Lý do họ ở đã lâu, từ 1954 đến nay, không có đất đai, nhà và tài sản, nếu phải trả nhà họ sẽ không có chỗ ở. 11 hộ với gần 50 nhân khẩu. Nhưng họ không cung cấp được chứng cứ gì để chứng minh là nhà số 9 Văn Miếu là của họ. Vụ án này đã được xét xử rất nhiều lần: án sơ thẩm số 21/DSST ngày 21-4-2005 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; bản án số 183/2005/DSPT ngày 09-9- 2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; bản án số 21/2006/DSST ngày 05-5-2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Do 11 hộ luôn kháng án và yêu cầu được ở tại số 9 số Văn Miếu.

Có một số Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự đã không thực hiện nghiêm túc việc thu thập, đánh giá, bảo quản, bảo vệ chứng cứ: xây dựng hồ sơ vụ án sơ sài, không vô tư khách quan trong việc giải quyết vụ việc dân sự.

Ví dụ: Vụ án có nội dung sau: Năm 1992, gia đình bà Sâm mua lại của bà Nguyễn Thị Tâm căn nhà hai gian buồng ký hiệu C và D tại số nhà 23 phố Thịnh Yên, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hai gian buồng này trước đây bà Tâm mua lại của ông Đặng Hữu Nhã. Liền đó có gia đình của bà Đỗ Thị Hường cũng mua lại một gian buồng ký hiệu B của ông Nhã vào năm 1984.

Tranh chấp xảy ra khi bà Hường cho rằng ngõ nhỏ diện tích 6,96 m2 trước cửa sổ nhà mình là ngõ đi chung. Bà Sâm khẳng định đây là đất của gia đình bà. Ngày 15- 9/2005, ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng ra Quyết định số 721/QĐ-UB và sau đó là Quyết định 404/QĐ-UB ngày 10-4-2006 khẳng định ngõ trên là ngõ đi chung.

Bà Sâm không đồng tình với các quyết định trên nên khởi kiện. Ngày 28-9-2006, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng xét xử vụ kiện trên và đi đến nhận định: ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng cần trả lời đơn khiếu nại của bà Hường vào năm 1998 (khiếu nại

bà Sâm về diện tích sổ đỏ có phần ngõ đi chung), giải thích để bà Hường hiểu thời hạn khiếu nại của bà đã hết và cần thiết thì hướng dẫn bà đến Tòa án để giải quyết. Mấu chốt của vấn đề là tranh chấp quyền sử dụng đất khi cả hai hộ đều đó có giấy sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Vì thế việc ủy ban nhân dân ban hành Quyết định 721/QĐ-UB khi không còn quyền thụ lý giải quyết khiếu nại là không đúng thẩm quyền. Do vậy cần hủy bỏ quyết định này.

Điều đáng nói là phán quyết của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng chỉ khẳng định ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng giải quyết không đúng thẩm quyền chứ chưa khẳng định rõ ràng nội dung quyết định này là có cơ sở, đúng quy định pháp luật hay không.

Tiếp đó, bà Hường và bà Sâm lại có đơn kháng án. Hiện nay thời gian đã lâu, hết thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm nhưng vụ án chưa được giải quyết.

* Mặc dù từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đến nay đã hai năm; Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ra nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 9 năm 2005 hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về "chứng minh và chứng cứ" nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề trong hoạt động thực tiễn cụ thể sau:

Tồn tại về việc thu thập chứng cứ: có không ít trường hợp thẩm phán giao cho thư ký điều tra, thu thập, kể cả hòa giải; hoặc có một số Tòa vì thiếu thẩm phán nên giao cho thư ký (thư ký đã già nhưng không có điều kiện học lớp thẩm phán để được bổ nhiệm) thường xuyên hòa giải trong hầu hết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình. Điều đó dẫn tới dù có kinh nghiệm nhưng chưa được đào tạo chuyên môn và không bị ràng buộc nhiều về trách nhiệm nên việc thư ký hòa giải, thu thập chứng cứ, lấy lời khai rất hời hợt và chất lượng kém, ảnh hưởng hiệu quả giải quyết vụ việc dân sự. Nếu theo quy định của pháp luật nhưng đây là bước xử lý "tình thế" ở một số Tòa do nhiều nguyên nhân: do mới được tăng thẩm quyền thư ký nhiều, thẩm phán thiếu, một số thời gian nào đó xảy ra tranh chấp nhiều; Do ở một số Tòa án ở một số địa phương không ít cán bộ Tòa làm thư ký từ khi vào ngành đến lúc về hưu bởi họ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn (chủ yếu là bằng cấp) dẫn đến họ được châm chước, ưu ái trong giải quyết vụ việc dân sự.

Trong việc lấy lời khai để thu thập thêm chứng cứ ở một số Tòa án, thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự chưa thực sự đi sâu tìm hiểu để đưa ra nhận định xác đáng. Ví dụ: Trong vụ án ly hôn xảy ra ở huyện T, chị Huyền khai về lấy chống sau đó bố mẹ chồng mới cho tiền để hai vợ chồng làm nhà, mua xe máy, nhưng khi lấy lời khai của bà Lan và ông Ngọc là bố mẹ chồng của cô dâu họ lại khai đã mua nhà và mua xe cho con trai (chồng cô Huyền) trước khi cưới. Tòa án huyện T đã bác bỏ chứng cứ cô dâu đưa ra vì lý lẽ: thường bố mẹ làm nhà, mua xe cho con trai trước khi lấy vợ, nên vì vậy mà anh Thanh (chồng chị Huyền) mới đứng tên trong quyền sở hữu nhà và đăng ký xe máy. Tại sao Tòa không đi sâu xác minh xem phải chăng bố mẹ chồng đã tặng cho các con tiền: thời gian mua nhà, đăng ký xe và thời điểm đăng ký kết hôn, cưới nhau ngày tháng năm thế nào? Và công việc của vợ chồng? Xem việc phát triển để có tài sản đó như thế nào? Bởi vậy việc xác định tài sản chung là tài sản có sau thời kỳ hôn nhân phải được làm rõ từng chi tiết.

ở một số Tòa án địa phương, không đã bỏ qua sự có mặt của đương sự trong việc định giá, xem xét thẩm định tại chỗ; ý kiến chủ quan của Tòa và một số thành viên của ủy ban nhân dân đã làm căn cứ chứng minh.

Ví dụ: Vụ án đòi nợ tại Tòa án huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.


Nguyên đơn: Nguyễn Đăng Chức - sinh năm 1970, trú tại thôn 9, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, Lâm Đồng.

Bị đơn: Bà Trần Thị Điệu - sinh năm 1949, trú tại thôn 9, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, Lâm Đồng.

Nội dung: Từ năm 1998 đến 2002, bà Trần Thị Điệu là Chi hội trưởng Hội phụ nữ thôn 9, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, Lâm Đồng. Do nhu cầu của chị em phụ nữ thôn muốn vay vốn để trồng cà phê, bà Điệu đã nhiều lần đề nghị Hội phụ nữ xã Đinh Trang Hòa tạo điều kiện cho chị em trong thôn có điều kiện kinh tế nghèo vay vốn Ngân hàng chính sách lấy vốn trồng cà phê, sau đó có 10 chị em trong thôn nhờ bà Điệu, với uy tín của mình đứng ra vay của anh Nguyễn Đăng Chức (người chuyên cho vay nặng lãi) số tiền trong các năm từ 1998 - 2002 là 100 triệu đồng. Do cà phê mất mùa và xuống giá nên số phụ nữ vay của bà Điệu đã không có tiền trả cho bà Điệu, dẫn đến bà Điệu không

Xem tất cả 79 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí