Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất - 2


vậy khái niệm thương mại đã được mở ra rất rộng trong đó bao gồm hoạt động mua bán hàng hoá. Vì vậy không thể đồng nhất khái niệm thương nghiệp và thương mại mà hoạt động thương nghiệp chỉ là một bộ phận nằm trong hoạt động thương mại.

Nằm trong mối tương quan với khái niệm hoạt động thương nghiệp, thương nghiệp bán buôn hay hoạt động bán buôn (Wholesales) là một bộ phận của hoạt động thương nghiệp. “Bán buôn là bán cho người kinh doanh trung gian, chứ không phải bán thẳng cho người tiêu dùng”, phân biệt với hình thức bán lẻ “là bán thẳng cho người tiêu dùng cuối cùng, từng cái từng ít một”2.

Theo tổ chức thương mại thế giới- WTO, bán buôn là việc bán hàng hóa cho những người bán lẻ, nhà công nghiệp, nhà thương mại, tổ chức hoặc những người sử dụng cho hoạt động kinh doanh khác hoặc nhà bán buôn khác (“Wholesale is the sale of goods or merchandise to retailers, to industrial commercial, in stitutional, or other professional business users, or others wholesalers”3).

Theo UNSTAD bán buôn được định nghĩa là việc bán lại (mà không làm thay đổi) hàng hóa mới hoặc đã qua sử dụng cho người bán lẻ, nhà công nghiệp, nhà thương mại, tổ chức hoặc những người sử dụng chuyên nghiệp hoặc cho nhà bán buôn khác, hoặc hành động như một đại lý hay một môi giới trong việc mua hoặc bán hàng hóa cho những cá nhân hay công ty đó. (Wholesale is the resale (sale without transformation) of new and used goods to retailers, to industrial, commercial, institutional or professional users, or to other wholesalers, or involves acting as an agent or broker in buying merchandise for, or selling merchadise, to such persons or companies. Wholesalers frequently physically assemble, sort and grade goods in large



2Trung tâm từ điển - Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2006 trang 31, 32

3 Wikipedia..the free encyclopedia, http:// www.bls.gov/iag/ifahome.ht


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

lots, break bulk, repack and redistribute in smaller lots”4). Khái niệm bán buôn của UNSTAD rất rộng, bao gồm cả người đại lý và môi giới dù những người này chỉ thực hiện chức năng trung gian, giúp nhà sản xuất tìm kiếm khách hàng, có thể thay nhà sản xuất đàm phán, thương lượng, nhưng không sở hữu hàng hoá để thực hiện bán lại.

Theo Philip Kotler- người được mệnh danh là cha đẻ của marketing hiện đại, “bán buôn bao gồm mọi hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hoá và dịch vụ cho những người mua để bán lại hay sử dụng vào mục đích kinh doanh. Nó loại trừ những người sản xuất, những chủ trang trại, bởi vì họ là những người đầu tiên tham gia vào quá trình sản xuất, và nó cũng loại trừ cả những người bán lẻ.”5

Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất - 2

Như vậy, hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về bán buôn, nhưng từ những định nghĩa trên có thể thấy bán buôn là hoạt động bán những lô hàng lớn cho những người kinh doanh tức là những người mua hàng hoá với mục đích kinh doanh chứ không phải với mục đích tiêu dùng. Nhà bán lẻ có thể mua hàng từ nhà bán buôn để bán lại cho người tiêu dùng; nhà sản xuất có thể mua hàng từ nhà bán buôn để sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hoá. Phân biệt với nhà bán lẻ là những người bán hàng hoá cho người tiêu dùng cuối cùng mua hàng hoá với mục đích tiêu dùng cá nhân. Nhà bán buôn có vị trí nằm giữa các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng nguyên vật liệu và giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong chuỗi phân phối hàng hoá tiêu dùng.


4 Wikipedia..the free encyclopedia, http:// www.bls.gov/iag/ ifahome.ht

5 Philip Kotler, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê, 2003 trang 652


Nhà bán buôn

Nhà bán buôn

Nhà bán lẻ


Nhà sản xuất nguyên vật liệu

Nhà sản xuất hàng tiêu dùng

Người tiêu dùng

Nguyên vật liệu sản xuất

Hàng tiêu dùng


Quá trình lưu thông hàng hóa


Hoạt động bán buôn không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Khi nó vượt ra khỏi biên giới một quốc gia thì hoạt động bán buôn trở thành một hình thức của xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu có thể tiến hành kinh doanh dưới hình thức bán buôn nếu họ xuất khẩu hàng hoá với số lượng lớn và bán lại cho nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất,…tại nước nhập khẩu. Đa phần các hoạt động xuất khẩu thực hiện theo phương thức này. Do đó hoạt động bán buôn và hoạt động xuất khẩu có một phần nội hàm trùng nhau, một số nhà bán buôn có thể là nhà xuất khẩu và đa phần nhà xuất khẩu là nhà bán buôn.

2. Đặc trưng của hoạt động bán buôn


2.1. Mua bán hàng hoá với số lượng lớn

Các nhà sản xuất có thể cung cấp một lượng hàng hóa đủ để đáp ứng nhu cầu của hàng triệu người tiêu dùng với dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại, nhưng sẽ rẻ hơn và nhanh hơn nếu họ đóng gói và vận chuyển hàng hóa theo những lô hàng lớn thay vì phục vụ theo yêu cầu của những nhà bán lẻ riêng rẽ. Nhà bán buôn đảm nhiệm việc đặt mua những lô hàng lớn từ nhà sản xuất và đóng gói lại theo những lô nhỏ hơn, phù hợp với nhu cầu của


khách hàng là các nhà bán lẻ và cung cấp cho họ. Khái niệm thế nào là một lô hàng lớn phụ thuộc vào tính chất của từng ngành hàng. Tuy nhiên một đơn đặt hàng lớn của nhà bán buôn nghĩa là một đơn đặt hàng có giá trị tương đương với nhiều đơn đặt hàng của nhiều nhà bán lẻ, và thường đủ cung cấp cho người tiêu dùng trong một khu vực tương đối rộng. Với lợi thế về quy mô của các lô hàng bán cho nhà bán buôn, nhà sản xuất sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như khối lượng công việc để tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, một số nhà sản xuất thậm chí chỉ đồng ý cung cấp hàng cho các nhà bán buôn, hoặc chỉ cung cấp cho nhà bán lẻ nếu họ đặt hàng lớn hơn một số lượng quy định.

Những nhà bán lẻ có thể mua hàng hóa với giá rẻ hơn, trực tiếp từ nhà sản xuất nhưng họ phải đặt hàng với khối lượng lớn. Việc này thường đòi hỏi một thời gian dài để giải phóng hàng, đồng nghĩa với việc nhà bán lẻ phải chi trả một khoản chi phí vốn lớn hơn do vốn tồn đọng, chịu nhiều rủi ro hơn do thời gian tiêu thụ kéo dài, và phải trả các chi phí khác nữa như phí kho bãi, phí bảo quản hàng hóa, chi phí do hư hỏng,… Nhà bán lẻ có thể mua các lô hàng nhỏ hơn từ nhà bán buôn, thậm chí họ có thể mua nhiều loại hàng hóa khác nhau hoặc hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau trong cùng một lô hàng. Điều đó tạo cho nhà bán lẻ tính linh hoạt và khả năng trong việc tạo “gam” hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng của họ.

Nếu như các nhà bán lẻ thường kinh doanh với một biểu tên mặt hàng đa dạng, phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của nhiều người tiêu dùng, thì các nhà bán buôn thường kinh doanh với danh mục hàng hóa khiêm tốn hơn, nhưng với số lượng lớn hơn gấp nhiều lần. Do quy mô hoạt động kinh doanh khác nhau nhà bán buôn có những đặc điểm đặc trưng rất khác nhà bán lẻ trên cả phương thức kinh doanh cũng như chiến lược marketing. Nhà bán buôn thường ít quan tâm đến việc khuyến mại, bầu không khí trưng bày hàng hoá hay địa điểm,… như nhà bán lẻ. Họ thường bán hàng ngay tại các kho dự trữ hàng hoá tại các vị trí thuận tiện cho vận tải mà không cần ở các vị trí thu hút


tập trung đông người. Họ cũng không cần trưng bày hàng hoá bắt mắt nhằm thu hút khách hàng như trong các tiệm bán lẻ. Việc mua bán chủ yếu thông qua danh mục hàng hoá mà ít cần phải kiểm tra từng sản phẩm hàng hoá thực tế như bán lẻ. Nhà bán buôn thường yêu cầu một không gian dự trữ hàng lớn hơn, sử dụng trang thiết bị trong quá trình xếp dỡ, bảo quản hàng hoá nhiều hơn nhà bản lẻ. Tỷ lệ nhân viên kinh doanh trên khối lượng hàng hoá tiêu thụ và lợi suất trên một đơn vị hàng hoá mua bán của nhà bán buôn cũng thấp hơn nhà bán lẻ, việc gia tăng lợi nhuận của họ chủ yếu dựa trên lợi suất về quy mô.

2.2. Đối tượng cung cấp hàng hoá là người kinh doanh

Hai khách hàng đặc trưng nhất của nhà bán buôn là nhà sản xuất và người bán lẻ. Những người này mua hàng hoá từ nhà bán buôn không phải với mục đích tiêu dùng cá nhân mà để sử dụng hàng hoá đó trong hành vi kinh doanh. Người bán lẻ mua hàng để bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng nhằm thu lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa giá mua buôn và giá bán lẻ. Người sản xuất sử dụng hàng hoá mua về vào quá trình sản xuất một loại sản phẩm khác và thu lợi nhuận là phần chênh lệch giữa chi phí cho các nguồn lực đầu vào và doanh thu từ việc tiêu thụ các sản phẩm do họ sản xuất ra.

Do đối tượng cung cấp hàng hoá khác nhau, nhà bán buôn có những phương thức bán hàng hoàn toàn khác nhà bán lẻ như bán hàng tại kho, hợp đồng cung cấp hoặc tiêu thụ dài hạn,v.v... Quyết định mua hàng của người tiêu dùng - khách hàng của nhà bán lẻ chủ yếu dựa trên các yếu tố văn hoá, xã hội, các yếu tố thuộc cá nhân như tuổi tác, nghề nghiệp, các yếu tố tâm lý như động cơ, nhận thức, niềm tin và thái độ. Trong khi đó quyết định mua hàng của các doanh ngiệp – khách hàng của nhà bán buôn lại chủ yếu dựa trên các yếu tố về môi trường kinh tế như mức cầu thị trường, giá trị đồng tiền, những yếu tố về chính trị luật pháp, mục tiêu chính sách của doanh nghiệp,…Do đó


thay vì quan tâm đến các yếu tố văn hoá, nhân khẩu học, thay vì tác động vào nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng thì nhà bán buôn cần quan tâm hơn đến các yếu tố như tốc độ phát triển, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hội đoái, thuế xuất nhập khẩu,...

2.3. Hàng hoá chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng cá nhân

Trong lĩnh vực bán buôn, hàng hoá chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng cá nhân mà còn nằm trong lĩnh vực lưu thông hoặc đi vào một quá trình sản xuất mới để trở về lưu thông dưới hình thái hàng hoá khác. Đây là đặc điểm đặc trưng nhất phân biệt giữa bán buôn và bán lẻ. Trong chuỗi hoạt động bán buôn, hàng hóa tiêu dùng có thể từ nhà sản xuất chỉ qua một nhà bán buôn và được bán cho người bán lẻ, cũng có khi hàng hóa phải qua tay nhiều nhà bán buôn trước khi đến được người bán lẻ, nhưng khách hàng cuối cùng của chuỗi lưu thông ấy bao giờ cũng là nhà bán lẻ mua hàng hóa với mục đích kinh doanh, (phân biệt với khách hàng của hoạt động bán lẻ là người tiêu dùng cuối cùng, mua hàng hóa với mục đích tiêu dùng). Đối với hàng hóa là nguyên vật liệu sản xuất hay máy móc, dây chuyền thiết bị, nhà bán buôn bán cho người sản xuất để sử dụng trọng quá trình sản xuất ra một sản phẩm khác, tức là giá trị của nó được chuyển hóa vào trong những sản phẩm mới trước khi sản phẩm này được đưa trở lại lưu thông.

Một số nhà bán lẻ thậm chí quảng cáo mình như một nhà bán buôn như: giá bán buôn, giá tận gốc,… nhưng chỉ khi nào hàng hóa trong giao dịch vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông thì họ mới là nhà bán buôn.

3. Phân loại hoạt động bán buôn

Dựa trên nhiều căn cứ khác nhau có thể có nhiều cách thức khác nhau để phân loại hoạt động bán buôn.


Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ của hoạt động mua bán, bán buôn có thể được chia thành 2 loại:

Bán buôn trong nước: là hoạt động bán buôn chỉ thực hiện trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, người mua và người bán cùng ở một nước và hàng hoá không qua biên giới quốc gia.

Bán buôn xuất khẩu: là hoạt động bán buôn được thực hiện trên phạm vi lãnh thổ hai hay nhiều quốc gia, hay chính là hoạt động xuất khẩu và bán lại hàng hoá cho nhà bán lẻ hoặc người sản xuất tại nước nhập khẩu.

Căn cứ theo mức độ tham gia của nhà bán buôn vào việc thực hiện các chức năng phân phối có thể phân chia bán buôn thành 2 loại: bán buôn phục vụ đầy đủ và bán buôn phục vụ hạn chế.

Nhà bán buôn phục vụ đầy đủ là nhà bán buôn thực hiện hầu hết các chức năng trong chuỗi phân phối hàng hoá thông thường như: mua bán, lưu kho, vận chuyển,… Họ đảm bảo những dịch vụ như bảo quản hàng dự trữ, duy trì một lượng bán hàng cho trả góp, giao hàng tận nơi và hỗ trợ quản lý. Những nhà bán buôn phục vụ đầy đủ bao gồm hai loại:

Những người buôn bán sỉ chủ yếu bán hàng cho những người bán lẻ và đảm bảo đầy đủ mọi hình thức dịch vụ. Họ có thể là những người bán buôn tổng hợp cùng lúc cung cấp nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau như quần áo, giầy dép, mũ túi; hoặc những nhà bán buôn chủng loại chỉ cung cấp một hai chủng loại hàng hoá với chiều sâu tương đối lớn ví dụ như quần áo; hoặc là những nhà bán buôn chuyên doanh chỉ cung cấp một phần của chủng loại hàng hoá như nhà bán buôn chuyên doanh quần áo trẻ em. Những người buôn bán sỉ chủ yếu là những người bán buôn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.

Người phân phối tư liệu sản xuất hoạt động trong lĩnh vực hàng hoá là tư liệu sản xuất, chỉ bán hàng cho người sản xuất, đảm bảo một số dịch vụ như bảo quản hàng dự trữ, cho trả góp, giao hàng tận nơi.


Nhà bán buôn phục vụ hạn chế là những người bán buôn chỉ đảm bảo cho những người cung ứng và khách hàng của mình một số ít dịch vụ. Một số nhà bán buôn hạn chế như:

Người bán buôn tại cửa hàng chỉ có một chủng loại hạn chế những hàng hoá bán chạy và bán hàng cho những người bán nhỏ lẻ, lấy tiền mặt và không giao hàng tận nơi.

Người bán buôn trên xe chủ yếu bán và giao hàng tận nơi, kinh doanh một chủng loại hạn chế sản phẩm.

Người bán buôn tổ chức là những người bán buôn không dự trữ và không trực tiếp nắm hàng hoá. Sau khi nhận được đặt hàng thì họ chọn người sản xuất để người này gửi hàng trực tiếp cho khách hàng. Nhưng họ vẫn nắm quyền sở hữu hàng hoá và chịu mọi rủi ro từ khi tiếp nhận đơn đặt hàng cho đến khi giao hàng. Người bán buôn tổ chức thường thấy trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng không đóng thùng để vận chuyển như than đá, gỗ xẻ,…

Người bán buôn ký gửi là những người bán buôn kinh doanh theo điều kiện ký gửi vẫn giữ quyền sở hữu hàng hoá và chỉ đảm bảo những dịch vụ như vận chuyển hàng, duy trì hàng dự trữ, tài trợ.

II. CHỨC NĂNG CỦA BÁN BUÔN TRONG PHỤC VỤ SẢN XUẤT


1. Khái quát chung về sản xuất và quá trình sản xuất

Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển phải có thức ăn, quần áo mặc, nhà ở và các vật phẩm tiêu dùng. Muốn có những thứ ấy, con người phải tổ chức quá trình sản xuất vật chất. Theo quan điểm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Còn theo nghĩa rộng, hoạt động sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong giới hạn của bài khoá luận này chỉ tiến hành phân

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí