Chiến lược đại dương xanh và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH VÀ THỰC 1

-------------


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Sinh viên thực hiện : Chu Thị Thuý Linh

Lớp : Anh 12

Chiến lược đại dương xanh và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam - 1

Khóa : 44C

Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Trung Vãn


Hà Nội - 05/2009

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH TRÊN THẾ GIỚI 3

1.1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH 3

1.1.1. Khái niệm và tính ưu việt của đại dương xanh 3

1.1.2. Tính tương đối của khái niệm “Đại dương xanh” 4

1.1.3. Khái niệm và các nguyên tắc của chiến lược đại dương xanh 5

1.1.3.1. Khái niệm chiến lược đại dương xanh 5

1.1.3.2. Các nguyên tắc của chiến lược đại dương xanh 6

1.1.4. Các công cụ phân tích chiến lược đại dương xanh 7

1.1.4.1. Sơ đồ chiến lược 7

1.1.4.2. Khuôn khổ 4 hành động 9

1.1.4.3 Mô hình mạng: loại bỏ - cắt giảm – gia tăng - hình thành 10

1.2. HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH (4 NGUYÊN TẮC) 11

1.2.1. Nguyên tắc 1: Vẽ lại ranh giới thị trường 11

1.2.1.1. Định hướng về các ngành sản phẩm thay thế 11

1.2.1.2. Định hướng theo các nhóm chiến lược trong ngành 12

1.2.1.3. Xem xét nhu cầu của chuỗi khách hàng khác nhau 12

1.2.1.4 Xem xét khả năng cung cấp sản phẩm chính kèm theo những sản phẩm và dịch vụ bổ sung 13

1.2.1.5. Chú trọng tới mức độ hấp dẫn đối với người mua 13

1.2.1.6. Định hướng theo thời gian 14

1.2.2. Nguyên tắc 2: Tập trung vào tổng thể chứ không tập trung vào các con số chi tiết 14

1.2.3. Nguyên tắc 3: Vươn ra ngoài nhu cầu hiện tại 15

1.2.4 Nguyên tắc 4: Xây dựng mô hình kinh doanh mới dựa trên trình tự hợp lý . 17

1.3. THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH 22

1.3.1. Nguyên tắc 5: Vượt qua những trở ngại về tổ chức 22

1.3.1.1. Vượt qua những khó khăn về mặt nhận thức 22

1.3.1.2. Giải quyết các vấn đề về nguồn lực 23

1.3.1.3. Giải quyết khó khăn về động lực 23

1.3.1.4. Vấn đề về mối quan hệ giữa các nhóm quyền lợi trong công ty 24

1.3.2. Nguyên tắc 6: Vận dụng quy trình quản lý 3E 24

1.4. VÍ DỤ MINH HOẠ VỀ THỰC TIỄN THÀNH CỒNG TRONG CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH CỦA CÔNG TY RƯỢU VANG CASELLA WINES (ÚC) . 26 1.4.1. Tình hình thị trường rượu vang nước Mỹ 26

1.4.2. Các công cụ phân tích 27

1.4.3. Vẽ lại ranh giới thị trường 30

1.4.4 Vươn ra ngoài nhu cầu hiện tại 31

1.4.5 Thành công trong quá trình thực hiện 31

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH VÀO VIỆT NAM 33

2.1. BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM SAU HƠN 2 NĂM GIA NHẬP WTO 33

2.1.1. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường 33

2.1.1.1. Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu khiến cạnh tranh càng khó khăn hơn. 33

2.1.1.2. Hàng Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới sẽ cạnh tranh trực tiếp với hàng của các nước khác. 35

2.1.2. Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 35

2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG THÀNH CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH TẠI VIỆT NAM 37

2.2.1. Khái quát tình hình áp dụng chiến lược đại dương xanh ở Việt Nam 37

2.2.2. Một số doanh nghiệp áp dụng thành công chiến lược đại dương xanh tiêu biểu ở Việt Nam 39

2.2.2.1. Vinagame: Phát triển trò chơi trực tuyến 39

2.2.2.2. Phở 24 - mô hình kinh doanh ẩm thực có bài bản đầu tiên ở Việt Nam44

2.2.2.3 Tracy – chuỗi cửa hàng một giá kinh doanh quần áo ở phía Bắc 49

2.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH TẠI VIỆT NAM 53

2.3.1. Thuận lợi về áp dụng chiến lược đại dương xanh 53

2.3.1.1. Thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết 53

2.3.1.2 Đội ngũ nhân sự chất lượng cao được đào tạo từ nước ngoài trở về . 54

2.3.2. Khó khăn về áp dụng chiến lược đại dương xanh 55

2.3.2.1. Những rào cản về tín dụng 55

2.3.2.2. Hạn chế về trình độ người lao động 56

2.3.2.3. Hạn chế về quy mô và công nghệ 59

2.3.2.4. Rủi ro từ sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh 61

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC TỪ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH TẠI VIỆT NAM 64

3.1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 64

3.1.1. Curves (Mỹ) và UkeU (Anh) – bài học về việc quan tâm đến tâm lý và nhu cầu của khách hàng 64

3.1.2. QB House (Nhật) – thành công nhờ thay đổi định hướng chức năng- cảm xúc của ngành 67

3.1.3. JCDecaux ( Pháp) – cách thức thu hút những người chưa mua hàng của doanh nghiệp 68

3.1.4. Novo Nordisk (Đan Mạch) - tạo ra đại dương xanh nhờ việc tập trung vào nhóm khách hàng trước đây không được chú ý tới 71

3.1.5. Tập đoàn sản xuất thang máy Elco ( Mỹ)- vận dụng nguyên tắc quản lý 3 E vào thực tiễn 73

3.2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH TẠI VIỆT NAM 77

3.2.1.Giải pháp đối với các doanh nghiệp chưa áp dụng chiến lược đại dương xanh 77

3.2.1.1. Chú trọng hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường 77

3.2.1.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi, đủ mạnh để thực hiện chiến lược đại dương xanh 78

3.2.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược đại dương xanh 79

3.2.2.1 Nhanh chóng tạo dựng được tên tuổi trước khi mô hình bị bắt chước

................................................................................................................... 79

3.2.2.2. Xác định đúng thời điểm tái đổi mới giá trị 79

3.2.3. Giải pháp từ phía chính phủ 80

3.2.3.1. Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao và có chính sách thu hút nhân tài về nước 80

3.2.3.2. Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và có chế tài xử lý những trường hợp vi phạm 83

3.2.3.3. Hoàn thiện bộ máy hành chính và xóa bỏ bớt những rào cản hạn chế kinh doanh 84

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

DANH MỤC HÌNH - BẢNG BIỂU


* BẢNG:

Bảng 1.1: 6 nguyên tắc của chiến lược đại dương xanh 7

Bảng 1.2: Mô hình mạng 10

Bảng 1.3: Đánh giá tính hữu dụng của sản phẩm qua chu kỳ sử dụng 19

Bảng 1.4: Mô hình mạng của Yellow Tail 29

Bảng 2.1:Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm qua (%) 36

Bảng 2.2: Mô hình mạng của trò chơi Võ Lâm Truyền Kỳ 43

Bảng 2.3: Mô hình mạng trong việc thực hiện chiến lược đại dương xanh của Tracy. 52 Bảng 2.4: So sánh cơ cấu đào tạo nghề nghiệp 57

Bảng 2.5: Sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 60


* HÌNH:

Hình 1.1: Sự đổi mới giá trị, nền tảng của chiến lược đại dương xanh 6

Hình 1.2 : Đường giá trị của xe Matiz 8

Hình 1.3. Ba cấp phân chia những người không mua hàng của doanh nghiệp…….16 Hình 1.4: Trình tự của chiến lược đại dương xanh 17

Hình 1.5: Sơ đồ chiến lược ngành sản xuất rượu vang trên thị trường Mỹ 27

Hình 1.6: Sơ đồ chiến lược của Yellow Tail 29

Hình 1.7: Ba cấp bậc phân chia những đối tượng bên ngoài nhóm khách hàng hiện tại của Yellow Tail 31

Hình 1.8: Một số hình ảnh về nhãn mác và kiểu dáng đóng chai của Yellow 32

Hình 2.1: Sơ đồ chiến lược của Phở 24 48

Hình 2.2: Sơ đồ chiến lược của Tracy 52

Hình 3.1 : Các sản phẩm của Novo Nordisk 72

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

“Trong kinh doanh mọi cái đều có thể thay đổi.” Đó là điều khẳng định có tính tổng kết của Học viện Đào tạo Âu – Á INSEAD thuộc Liên Hợp Quốc. Để tồn tại trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu khốc liệt hiện nay, doanh nghiệp cần chú trọng hàng đầu phương châm: thay đổi và sáng tạo (Change & Creation) để thích ứng. Tiêu điểm thích ứng ở đây là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu, mong muốn của khách hàng bằng cách sáng tạo độc đáo như: thay đổi chất lượng sản phẩm, thay đổi chiến lược kinh doanh, thay đổi dịch vụ cung cấp... Điều đó được lý giải trong cuốn sách “Chiến lược đại dương xanh” của hai tác giả W. Chan Kim và Renee Mauborgne.

Nhóm tác giả của cuốn sách đưa ra ý tưởng hình thành “Đại dương xanh”, ở đó không có cạnh tranh, không có xung đột gay gắt giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm “không có cạnh tranh” ở đây chỉ là khái niệm tương đối, theo nghĩa giảm thiểu cạnh tranh, giảm thiểu đối đầu trực tiếp. Các giải pháp nêu trong cuốn sách là đổi mới tư duy nghiên cứu thị trường về cách thức thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Để thành công trong chiến lược Đại dương xanh, trước hết cần phải có ý tưởng kinh doanh độc đáo, khả năng công nghệ và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Theo quan điểm marketing, mọi ý tưởng đưa ra đều cần được tôn trọng, bởi lẽ có ý tưởng lúc đầu bị coi là điên rồ lại đáng giá cả trăm triệu đô. Khi những ý tưởng đó được đưa vào thực tế thì sẽ có giá trị nhân lên gấp bội. Ý tưởng cho công trình kiến trúc tháp Eiffel ở Paris (Pháp) hiện cao 324 mét, được hình thành năm 1887 của kỹ sư người Pháp Gustave Eiffel là một trong những trường hợp điển hình đó. Thực vậy, ý tưởng này ban đầu đã từng bị coi là ý nghĩ quái gở của một kẻ điên khùng. Vậy mà ngày nay, Tháp Eiffel trở thành biểu tưởng của Paris, niềm tự hào của cả nước Pháp cũng như châu Âu và thế giới. Mỗi năm tháp Eiffel thu hút gần 20 triệu lượt khách du lịch. Ý thức được thực tiễn trên, người viết đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Chiến lược đại dương xanh và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận của chiến lược đại dương xanh và nghiên cứu thực tiễn áp dụng chiến lược đại dương xanh trên thế giới, mục đích cuối cùng của đề tài là đưa ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp để áp dụng tốt hơn chiến lược đại dương xanh ở Việt Nam.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề cơ bản về chiến lược đại dương xanh trên thế giới và ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào khả năng áp dụng chiến lược đại dương xanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc khảo sát một số doanh nghiệp nước ngoài chỉ nhằm tìm ra giải pháp áp dụng chiến lược đại dương xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam.


4. Phương pháp nghiên cứu

Ngoài những phương pháp nghiên cứu truyền thống như thống kê và kế toán, phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh…; khóa luận còn sử dụng các phương pháp luận của Marketing hiện đại như phỏng vấn hỏi ý kiến, mô hình hóa, nghiên cứu tại bàn, nghiên cứu tại hiện trường…


5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về chiến lược đại dương xanh trên thế giới.

Chương 2: Tình hình thực tiễn áp dụng chiến lược đại dương xanh tại Việt Nam.

Chương 3: Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và giải pháp nhằm tăng cường áp dụng chiến lược đại dương xanh tại Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022