Hàng Hoá Sao Chép Lậu Là Bản Sao Được Sản Xuất Mà Không Được Phép Của Chủ Thể Quyền Tác Giả Hoặc Quyền Liên Quan” [9, Tr.75].

cập được các hành vi Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này” (Điểm c Khoản 1 Điều 211), mà các loại hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ này được quy định cụ thể tại Điều 213, Luật này như sau:

1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan” [9, tr.75].

Với quy định này, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã xác định và quy định rõ các hành vi sản xuất, nhập khẩu, lưu thông hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ.

Trên đây là những quy định của Nhà nước ta về hàng giả, đây là những quy định cơ bản nhất về hàng giả và cũng là những đặc điểm để nhận biết về hàng giả. Nhưng nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có quy định toàn diện, tổng quát nhất khái niệm hàng giả, dấu hiệu nào để nhận biết hàng giả? Chính vì vậy cần thiết phải nghiên cứu một cách có hệ thống để đưa ra một khái niệm chung nhất về hàng giả, các dấu hiệu để nhận biết hàng giả, thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật để làm căn cứ cho các lực lượng chức năng, người dân phát hiện hàng giả, đấu tranh chống các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả.

Theo quan điểm của Cơ quan Phát triển kinh tế Pháp: “Hàng giả, đó là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, có nghĩa là toàn bộ phần đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra nhằm phát triển một nhãn hiệu hàng hoá, tạo ra mẫu mã mới, sáng chế ra một giải pháp, làm cho mọi người biết đến một sản phẩm đặc biệt... đã bị đánh cắp”[65, tr.4]. Làm hàng giả là một loại tội phạm được xác định trong Luật sở hữu trí tuệ.

Theo quan điểm của Uỷ ban quốc gia chống hàng giả của Úc: “Hàng giả là hàng hoá sản xuất bất hợp pháp và trái pháp luật xâm phạm sản phẩm thật đã được bảo hộ bởi Luật quyền sở hữu công nghiệp, Luật bản quyền...” [65, tr.5].

Còn theo quan điểm của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, họ đều chưa có khái niệm cụ thể, chính xác nào về hàng giả mà chủ yếu họ đều coi đó là hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp.

Từ những quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra khái niệm tổng quát về hàng giả như sau: “Hàng giả là tất cả các loại hàng hoá được sản xuất trái pháp luật dựa trên các hàng hoá đã có trên thị trường có những đặc điểm, tính chất, kiểu dáng và các thông tin dấu hiệu của hàng thật nhưng không đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định gây nhầm lẫn với hàng hoá đang được bảo hộ nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng và thu lợi bất chính”.

1.1.2. Đặc điểm của hàng giả


Thứ nhất, hàng giả là những vật phẩm hàng hoá được sản xuất, nhập khẩu trái pháp luật.

Hàng giả dù bất kỳ là sản phẩm nào cũng là những vật phẩm được sản xuất, nhập khẩu trái pháp luật. Tính trái pháp luật thể hiện ở chỗ: Pháp luật cấm các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả; các hành vi vi phạm liên quan về hàng giả sẽ bị xử lý theo các quy định pháp luật.

Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại quy định xử phạt về kinh doanh hàng giả (Điều 18) và xử phạt về kinh doanh tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả (Điều 19) ... Ngoài ra, còn một số các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hoá, văn hoá thông tin … đã quy định các hành vi cụ thể liên quan đến hàng giả và chế tài xử phạt. Tuỳ theo mức độ gây thiệt hại, các tổ chức và cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy tố … Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội phạm về hàng giả (Điều 156: Tội sản xuất và buôn bán hàng giả, Điều 157: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh)...

Thứ hai, hàng giả dựa trên các hàng hoá đã có trên thị trường có những đặc điểm, tính chất, kiểu dáng và các thông tin dấu hiệu của hàng thật nhưng không đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định gây nhầm lẫn với hàng hoá đang được bảo hộ.

Hàng thật với tư cách vật làm chuẩn phải là hàng hoá có đăng ký sản xuất ra theo nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá và đã được Nhà nước bảo hộ theo văn bằng bảo hộ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (kể cả nhãn hiệu hàng hoá... của nước ngoài được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam). Tất cả hàng hoá cùng loại của nhà sản xuất khác được làm giả giống hệt hoặc tương tự nhãn hiệu, kiểu dáng hoặc tên gọi xuất xứ của hàng hoá đã được Nhà nước bảo hộ như trên thì đều bị coi là hàng giả. Hàng giả thường có đặc điểm, tính chất, kiểu dáng của hàng thật, mô phỏng, sao chép các đặc điểm của hàng thật, sao cho giống hàng thật để người tiêu dùng khó nhận biết, phân biệt. Hầu hết hàng giả được sản xuất với mẫu mã, bao bì, kiểu dáng giống như hàng thật. Về chất lượng, hàng giả thông thường không bằng hàng thật. Ngoài hàng giả về chất lượng hoặc công dụng, phần lớn các loại hàng giả về mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu, kiểu dáng v.v…chất lượng không bằng hàng thật. Tuy nhiên

cũng có một số hàng giả chất lượng tương đương so với hàng thật, việc làm giả về mẫu mã, bao bì nhằm giảm chi phí đầu tư, rút ngắn quá trình xâm nhập thị trường.

Thứ ba, hàng giả được tạo ra nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng


Hàng giả không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng do giá trị sử dụng của loại hàng này ít hơn, thậm chí không có giá trị sử dụng so với hàng thật. Mục đích của việc làm hàng giả là làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với hàng thật để tiêu thụ hàng giả. Mục đích này đạt được từ sự cố gắng mô phỏng những đặc điểm, tính chất của hàng thật, thể hiện qua những dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn như: gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hoá; gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng đang được bảo hộ; có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu; giả mạo chỉ dẫn địa lý hay có nhãn hàng hoá giống hệt hoặc tương tự với nhãn của cơ sở khác. Chính vì có các dấu hiệu, yếu tố gây nhầm lẫn với hàng thật mà hàng giả nhìn giống như hàng thật và người tiêu dùng mua nhầm hàng giả.

1.1.3. Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam


Tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay là rất phức tạp đang đặt ra những thách thức to lớn đối với nền kinh tế khi nước ta đang đẩy nhanh quá trình hội nhập và đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Những vi phạm về hàng giả xảy ra ở hầu khắp các lĩnh vực sản xuất, ngành hàng và địa phương, dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trước đây, hàng giả xuất hiện tập trung ở một số mặt hàng như bột ngọt, rượu, mỹ phẩm, hàng điện tử ... nhưng gần đây, hàng giả đã mở rộng ra nhiều mặt hàng khác như: các loại phụ tùng xe, hàng điện tử cao cấp, nước hoa, rượu ngoại, đến hàng tiêu dùng bình thường như kem đánh răng, dầu gội đầu...

Tình trạng sản xuất và lưu thông hàng giả liên quan đến sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đang có xu hướng phức tạp hơn, nhất là các đối tượng sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý nổi tiếng... Đặc biệt, hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhập từ nước ngoài vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Phương thức, thủ đoạn đưa hàng giả vào thị trường nội địa rất đa dạng, tinh vi với nhiều hình thức như nhập tiểu ngạch, nhập lậu và có cả hàng nhập chính ngạch, sau khi qua biên giới được thay nhãn hiệu tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu nổi tiếng ở nước ngoài sau đó nhập lại Việt Nam. Gần đây xuất hiện nhiều trường hợp công ty nước ngoài lợi dụng các nhãn hiệu tên gọi xuất xứ hàng hoá và chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Việt Nam dưới các hình thức như đăng ký bảo hộ tại nước ngoài, sản xuất hàng giả... để sản xuất tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

* Một số mặt hàng phổ biến bị làm giả:


- Nhóm mặt hàng thuốc chữa bệnh, dược phẩm: Hiện tượng phổ biến nhất và nhiều doanh nghiệp gặp phải đó là việc nhái nhãn hiệu các loại thuốc của các doanh nghiệp, các thương hiệu có uy tín, tệ hại hơn là các loại thuốc không có hoạt chất chữa bệnh. Tình trạng có những hiệu thuốc tự dán nhãn mác của các công ty có uy tín để bán ra thị trường. Ví dụ, một loại thuốc có nhiều đơn vị cùng sản xuất như: Hoạt huyết dưỡng lão, viên sáng mắt, bao bì nhãn mác na ná giống nhau kể cả kiểu dáng và nhãn hiệu; nước súc miệng TB của Công ty TRAPHACO thì dùng kiểu dáng chai giống như của TRAPHACO, chỉ khác nhau về độ đậm nhạt; đường Glucose được sản xuất ở Hưng Yên nhưng dán mác của Công ty Dược phẩm TW I; những sản phẩm hàng đầu của Glaxo Smith Kline đã bị làm giả và đã bán trên thị trường Việt Nam như: Fortum, Zantac, Panadol ... Một số trường hợp thuốc giả không đạt chất lượng đựng trong bao bì dưới tên nhà sản xuất của các Công ty nổi tiếng thế giới [55, tr. 2].

- Nhóm mặt hàng mỹ phẩm: Trong những năm gần đây, mặt hàng mỹ phẩm bị làm giả gia tăng nhanh chóng, nghiêm trọng hơn là làm giả các loại mỹ phẩm chăm sóc da, tóc... Sản phẩm OLAY lưu thông trên thị trường sau một tháng thì hàng giả đã xuất hiện tràn lan khắp cả nước và được bày bán công khai, nhiều người tiêu dùng bị lừa mua phải hàng giả theo giá hàng thật; sản phẩm Sunsilk, kem đánh răng P/S, Dove, Clear, Pond’s ... là những sản phẩm nổi tiếng của Công ty Unilever Việt Nam, mỹ phẩm chăm sóc tóc Wella của Công ty TNHH Nam Đạo cũng bị làm giả từ nước ngoài đưa vào. Có những sản phẩm bị làm giả mà ngay cả những đại lý mỹ phẩm của các công ty cũng không nhận biết được nếu xem không kỹ, nếu để mẫu hàng giả và mẫu hàng thật để gần nhau thì người tiêu dùng cũng khó có thể nhận biết được. Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn là nếu thay đổi mẫu mã và cách trang trí thì trong một thời gian rất ngắn đã bị làm giả và chỉ cần giải thích hướng dẫn cho khách hàng phân biệt giữa hàng thật và hàng giả thì sau một thời gian ngắn sản phẩm làm giả sẽ làm y hệt như hướng dẫn [55, tr. 2].

- Nhóm mặt hàng thực phẩm: Hình thức làm giả chủ yếu là ăn cắp nhãn hiệu bao bì, lấy sản phẩm chất lượng kém hơn đóng gói bán kiếm lời như: dùng bột canh rồi đóng mác bột ngọt làm giả Vifon; nước mắm Cát Hải, thương hiệu vốn nổi tiếng trên thị trường Hải Phòng cũng thường xuyên bị làm giả, điển hình là Cơ quan Quản lý thị trường Hải Phòng đã bắt quả tang cơ sở sản xuất kinh doanh nước mắm giả của bà Nguyễn Thị Re (xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên) dùng kẹo đắng, nước muối và một số chất phụ gia khác đóng chai nhãn "Nước mắm Cát Hải", thu giữ tiêu huỷ 2.052 chai nước mắm và 3.500 nhãn mác giả của Công ty nước mắm Cát Hải, xử phạt hành chính 15 triệu đồng, sữa bột bị làm giả từ loại đóng gói theo kilogram bày bán công khai trên thị trường [55, tr. 3].

- Nhóm mặt hàng rượu: Rượu, bia giả xuất hiện rất nhiều trên thị trường, rượu giả có đủ loại: rượu nội giả, rượu ngoại giả, làm giả trong nước và làm giả cả ở nước ngoài. Rượu ngoại giả chủ yếu mang nhãn hiệu của loại rượu đắt tiền

như Rermy, Johny Walker, vang ngoại… Rượu nội bị làm giả nhiều nhất là rượu Nếp mới, Lúa mới của Công ty Rượu Hà Nội, Vang Đà Lạt. Tại các vũ trường và các bar rượu, hầu hết rượu ngoại bày bán tại đây là rượu nhập lậu sử dụng tem giả không rõ nguồn gốc, rượu giả. Đã có rất nhiều vụ sản xuất và kinh doanh rượu giả đã bị phát hiện và xử lý trong thời gian gần đây. Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội có năm đã phát hiện tới 10.000 chai rượu vang Pháp giả, thu giữ

13.000 chai rượu giả nhãn hiệu sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh [55, tr. 3].


- Nhóm mặt hàng gas: Phổ biến là các đối tượng thu mua vỏ bình gas của các hãng, các công ty có thương hiệu nổi tiếng sang chiết gas trái phép bằng cách cắt, thay tai xách trên bình gas, sơn hoặc mài bỏ chữ và logo của các công ty trên vỏ bình gas, làm thành bình gas mới rồi chiết nạp gas trái phép. Bình quân mỗi bình gas giả nhãn hiệu đều thiếu 0,5 - 1kg/bình 12kg. Tình trạng triết nạp gas trái phép gây thiệt hại cho các công ty làm ăn chân chính, làm mới vỏ bình ga trái phép khiến cho vỏ bình bị mài mòn, giảm khả năng chịu áp lực... gây nguy hiểm cho người sử dụng [54, tr. 2].

- Thuốc lá điếu giả: Xuất hiện và lưu thông phổ biến trên thị trường rất nhiều, chủ yếu tập trung ở các địa bàn trung tâm như Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh... Thuốc lá giả chủ yếu là giả về nhãn hiệu hàng hoá như: Thuốc lá 555, Whitehorse, Vinataba, Du lịch … Các lực lượng chức năng đã nỗ lực ngăn chặn, bắt giữ thuốc lá giả trên thị trường. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa phản ánh được tình trạng thuốc lá điếu giả lưu thông trên thị trường hiện nay.

Số lượng thuốc lá giả do lực lượng Quản lý thị trường cả nước bắt giữ và tiêu huỷ từ năm 2001- 2006 [53, tr. 3]


STT


Năm

Số lượng

(đơn vị tính: bao)

1

2001

2.457

2

2002

117.308

3

2003

14.296

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước - 3

2004

3.126

5

2005

3.786

6

2006

2.349

7

Tổng số

143.322

4


Tình trạng làm và lưu thông hàng giả hiện nay đang đặt ra những thách thức to lớn đối với nền kinh tế. Những vi phạm về hàng giả xảy ra ở hầu khắp các lĩnh vực sản xuất, ngành hàng và địa phương, dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói mặt hàng nào cũng có thể bị làm giả. Nhiều sản phẩm của các thương hiệu có uy tín như: Cà phê Trung Nguyên, Xi măng Hà Tiên, sản phẩm may Việt Tiến, nước khoáng LaVie... đều bị làm giả về nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp. Ngay như cổ phiếu, một loại hình kinh doanh rất mới mẻ của Việt Nam, cũng đã bị một nhóm người làm giả. Nguy hiểm nhất là các sản phẩm làm giả có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh.

1.1.4. Vấn đề sản xuất và buôn bán hàng giả trên thế giới


Tình trạng hàng giả đã trở thành thách thức đối với tất cả các lĩnh vực sản xuất trên thế giới khi trình độ công nghệ ngày nay đang phát triển như vũ bão. Lợi nhuận đem lại từ hàng giả là rất lớn, rủi ro lại ít vì luật lệ lỏng lẻo, kinh doanh hàng giả đang được thống trị bởi nhiều băng nhóm mang tính quốc tế và gây thiệt hại hàng tỷ đôla cho nền kinh tế thế giới. Hàng giả, giấy tờ giả mạo và việc sao chụp tên nhãn hiệu của các sản phẩm có giá trị lớn ảnh hưởng lớn đến việc đẩy mạnh sản xuất, xúc tiến thương mại trên toàn thế giới.

Hàng giả được sản xuất theo kiểu dáng và đóng nhãn mác giống hàng thật sau đó được tung ra thị trường đánh lừa người tiêu dùng. Các nhóm sản xuất hàng giả hoạt động trên qui mô lớn với hàng nghìn công nhân. Họ thường gửi đại diện tới các hội chợ thương mại lớn để thu thập những mẫu mã mới nhất sau đó bắt tay ngay vào sản xuất. Các nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả nhiều nhất trên thị trường là Nike, Adidas, Sony, Gillette và một số nhãn hiệu dược phẩm nổi tiếng

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí