Tác Hại Của Việc Sản Xuất Và Buôn Bán Hàng Giả Đối Với Nền Kinh Tế Ở Việt Nam

khác. Quần áo, phụ kiện may mặc, mỹ phẩm và nước hoa chiếm 1/3 tổng số hàng giả trên thế giới; phần mềm máy tính chiếm 35%; đầu máy video, DVD và CD chiếm 25%. Trong khi đó, đồng hồ Thụy Sĩ giả mạo được bán nhiều hơn là thật, 40 triệu chiếc giả so với 26 triệu đồng hồ thật. Gần như không có một lĩnh vực sản phẩm nào mà không có hàng giả mạo. Tại Anh, mỗi ngày trung bình có 1 triệu điếu thuốc lá giả bị tịch thu, cứ 12 điếu thuốc là có 1 điếu thuốc giả thường chứa các chất gây ung thư cao gấp 5 lần thuốc lá thật.

Ngay trong lĩnh vực công nghệ cao cũng có giả mạo, từ kem dưỡng da, nước hoa, pin và chip máy tính cho đến kiểu dáng ôtô, kỹ thuật tàu chạy trên đệm từ trường, tất cả đều bị làm giả.

Hiện nay hàng giả đã chiếm lĩnh 1/10 thương mại thế giới. Cứ 3 đĩa CD thì có một là được sao chép trái phép, giày thể thao Nike, Viagra và thuốc ngừa thai, bộ lọc dầu và thiết bị đánh lửa, tất cả đều bị làm giả. Do tiết kiệm được chi phí nghiên cứu và tiếp thị, những người làm hàng giả có thể tung ra thị trường hàng giả với giá rẻ hơn nhiều so với hàng thật [47].

- Theo báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ: Tại Mỹ mỗi năm, các ngành công nghiệp Mỹ thất thu từ 200 - 250 tỷ USD và hơn 750.000 lao động thất nhiệp vì nạn sản xuất hàng giả [61, tr.15].

- Tại Italia: Hoạt động làm hàng giả đã tăng đến chóng mặt trong vòng mười năm qua, đứng hàng thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Hàng giả trở thành hiểm hoạ cho nhiều doanh nghiệp làm ăn hợp pháp, với nguy cơ

đánh mất không chỉ thị phần mà còn cả uy tín đối với khách hàng. Mỗi năm, tập

đoàn Proter & Gamble phải chi tới 3 triệu USD bồi thường khách hàng mua phải hàng giả, chưa kể các khoản chi phí phát sinh cho các biện pháp chống hàng giả. Thành phố Milan - Italia, kinh đô thời trang, cũng đứng đầu thế giới về sản xuất các loại hàng giả cao cấp.

- Tại Đức ngày càng nhiều hàng giả xuất hiện trong cửa hàng. Hàng giả chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, ngay đến dấu niêm phong kiểm tra sản phẩm cũng được làm giả. Trong vòng 10 năm qua, số vụ hàng giả bị tịch thu tại Đức đã

tăng từ 506 lên 7.217 vụ, thiệt hại do hàng giả gây ra hàng năm cho nền kinh tế

Đức là 25 tỷ euro và làm mất 70.000 việc làm [47].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


- Tại Châu Âu: Theo kết quả điều tra của Liên minh Châu Âu (EU), thì hàng giả chiếm 5-8% thương mại toàn cầu, tức là chiếm khoảng 200-300 tỷ USD. Nạn hàng giả gây ra tổn thất kinh tế nghiêm trọng, mỗi năm gây thiệt hại khoảng 250 tỷ euro; khoảng 200.000 việc làm bị mất, trong đó quần áo, đồ mỹ phẩm, đồ chơi, thiết bị thể thao và dược phẩm giả đã khiến 42.000 người thất nghiệp và GDP giảm khoảng 8 tỷ euro/năm [48].

Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước - 4

Nạn làm hàng giả và ăn cắp bản quyền đang khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại ít nhất 100 tỉ USD mỗi năm. Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), hầu hết các sản phẩm xuất hiện trên thị trường hiện nay đều là mục tiêu của các đối tượng làm hàng giả và ăn cắp bản quyền, gây nguy hiểm đến sức khỏe và an toàn của con người, đồng thời làm tổn hại đến sự phát triển kinh tế .

Thực tế cho thấy, sản xuất và buôn bán hàng giả thường được tổ chức rất tinh vi, chủ yếu tiêu thụ thông qua các hệ thống phân phối hợp pháp. Internet ra

đời cũng là một điều kiện hết sức thuận lợi cho những kẻ làm hàng giả, qua Internet, bọn làm hàng giả không chỉ thu nhập thông tin chi tiết về các loại hàng hoá có thể sao chép, mà còn có thể tìm kiếm khách hàng dễ dàng hơn. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Sở hữu công nghiệp Counterfeiting, mỗi năm có khoảng 25 tỷ USD giá trị hàng giả được mua bán qua mạng Internet [48].

Ngày nay, khi mà sở hữu trí tuệ cũng trở thành hàng hoá thì nạn hàng giả càng trở nên phức tạp hơn, và là vấn đề của toàn cầu. Chính vì vậy, để cùng phối hợp hành động trong một nỗ lực chung chống tệ nạn này, các Hiệp định Quốc tế

đã ra đời như Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (1883), Thoả ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá (1891), Hiệp định TRIPS về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.

1.1.5. Tác hại của việc sản xuất và buôn bán hàng giả đối với nền kinh tế ở Việt Nam

Hàng giả làm suy thoái nền kinh tế trong nước, làm giảm uy tín các thương hiệu nổi tiếng và lợi ích của các nhà sản xuất chân chính, đặc biệt hơn là hàng giả xâm hại lợi ích, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng, nhất là hàng giả là thực phẩm, thuốc chữa và phòng bệnh cho người, và thứ đến là thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây, con, phân bón...


Hàng giả ảnh hưởng xấu với mức độ lớn về nhiều mặt:


Thứ nhất, đối với nền kinh tế quốc dân: Nhà nước thất thu thuế, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đến môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây mất ổn định thị trường, trong khi đó cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng là một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế; hàng giả góp phần tiêu diệt cạnh tranh.

Hậu quả của nạn hàng giả còn là thách thức và nguy cơ rất lớn, tác hại của các công trình quốc gia bị giả mạo từ khi đấu thầu đến khi thi công đã xuất hiện, công trình có thể bị hư hỏng. Cây giống, con giống giả và kém chất lượng có thể gây tác hại lâu dài trong nông nghiệp... Một số vụ nông dân sử dụng thuốc trừ sâu giả như vụ kiểm tra thuốc trừ sâu giả tại số A16/1 xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TPHCM thu giữ 5,48 tấn thuốc trừ sâu, 1 máy đóng chai và 02 kiện nhãn mác giả; kiểm tra tại số 7 Ngõ 49 Vân Hồ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội thu hàng chục thùng rượu ngoại giả, phân bón giả, hạt giống giả gây mất mùa tại một số vùng ...[56, tr.7].

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chân chính: Họ không những bị thiệt hại về lợi nhuận mà còn bị ảnh hưởng đến uy tín, thị phần, thiệt hại về kinh tế mà thiệt hại này không thể tính bằng tiền được. Hàng giả làm lu mờ hình ảnh của nhãn hiệu nổi tiếng và có thể gây mất lòng tin của người tiêu dùng. Doanh nghiệp bị mất thị phần tiêu thụ, bởi hàng giả đã lừa

được người tiêu dùng bằng giá cả thấp hơn. Mặt khác, là uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính bị giảm sút.

Những doanh nghiệp có hàng hóa bị làm giả đương nhiên phải chịu nhiều thiệt hại trực tiếp và trước tiên về vật chất, hơn nữa doanh nghiệp bị hại có khi phải chịu thiệt thòi cả về thời gian theo kiện và quan trọng nhất là bị mất uy tín thương hiệu trước người tiêu dùng. Họ là nạn nhân của sự cạnh tranh không lành mạnh, do không thể thu hồi vốn và có được lợi nhuận từ quá trình đầu tư của mình, hậu quả là họ có thể nản chí và bị giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế, số lượng công ăn việc làm bị mất đi, thậm chí có thể dẫn đến bị phá sản.

Thứ ba, đối với người tiêu dùng: Hiện nay, hàng giả đã lan đến mọi mặt hàng thiết yếu cho đời sống, sinh hoạt của mọi tầng lớp trong xã hội như lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc men, đồ điện dân dụng, thiết bị vệ sinh, quần áo, giầy dép, sách vở, đồ dùng văn phòng, phụ tùng xe đạp và xe máy... Sử dụng hàng giả có các độc tố gây tác hại cho sức khoẻ con người như tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thức ăn gia súc có tác nhân gây biến đổi gien, sử dụng thuốc chữa bệnh không có tác dụng chữa bệnh, vắc xin và thuốc phòng dịch giả, sử dụng gas giả có thể gây nổ... Do không được kiểm tra chất lượng của hàng giả, các sản phẩm này đe doạ nghiêm trọng đến sự an toàn của người tiêu dùng, người tiêu dùng chẳng những bị lừa mất tiền, mà còn nhiều trường hợp nguy hại đối với sức khỏe và tính mạng, gây tác hại không chỉ cho người sử dụng mà còn cho cộng đồng và nòi giống của dân tộc.

Thứ tư, đối với xã hội: Hàng giả gây nên những hậu quả phức tạp và nặng nề về mặt xã hội; đây là yếu tố phi pháp làm gia tăng chênh lệch giữa người giầu và người nghèo, không những thế sản xuất, kinh doanh hàng giả còn dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng như sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng... Các văn hoá phẩm giả, băng đĩa hình giả, chất lượng thấp sẽ hạ thấp giá trị văn hoá và gây hại lâu dài cho quốc gia; hoá đơn, chứng từ, giấy phép giả mạo làm thất thoát, thất thu ngân sách Nhà nước.

Thứ năm, hàng giả gia tăng làm cho hiệu lực pháp luật bị suy giảm, làm cho các nhà đầu tư chân chính lo ngại.

Hàng giả đã và đang thách thức hiệu lực của pháp luật và năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước. Người vi phạm không bị xử lý thích đáng sẽ nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, vẫn tiếp tục tái phạm nếu pháp luật xử lý không nghiêm.

Trong bối cảnh hiện nay, hàng giả đang trở thành hiện tượng khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới với diện mặt hàng, chủng loại hàng ngày càng nhiều, và ở Việt Nam hiện tượng này cũng có chiều hướng gia tăng và gây hậu quả khó lường làm cho các nhà đầu tư lo ngại khi quyết định đầu tư. Do vậy, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả cần phải quyết liệt nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, an toàn của người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.‌

1.2. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả là một bộ phận của quản lý nhà nước trong việc quản lý các hoạt động về sản xuất, lưu thông hàng hoá trên thị trường. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả là thông qua hoạt động tổ chức, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao quyền nhằm tổ chức và phối hợp những cố gắng chung của toàn xã hội để giải quyết những nhiệm vụ của sản xuất, lưu thông hàng hoá trên thị trường được diễn ra một cách bình thường. Quá trình quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả là chấp hành luật pháp, ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy phạm pháp luật về phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả; tổ chức điều hành để đưa các văn bản quy phạm pháp luật đó vào thực tiễn công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả; tổ chức bộ máy đấu tranh ngăn chặn, xử lý với nạn sản xuất, buôn bán hàng giả; đào tạo, quản lý nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản lý; tiến hành kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách của

Đảng pháp luật của Nhà nước và những văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất,

lưu thông hàng hoá; kịp thời uốn nắn và xử lý các vi phạm trong hoạt động đó; bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phòng chống nạn sản xuất, buôn bán hàng giả; tăng cường hợp tác quốc tế … nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm

đảm bảo cho mọi vi phạm trong lĩnh vực này phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh làm cho hoạt động sản xuất lưu thông hàng hoá trên thị trường

được diễn ra bình thưòng, an toàn; góp phần phát triển kinh tế đất nước, bảo đảm quyền, lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Như vậy, quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong việc sử dụng quyền lực nhà nước để xây dựng và sử dụng phương tiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

Đồng thời, thông qua hoạt động đấu tranh, xử lý nạn sản xuất buôn bán hàng giả

để tiếp tục hoàn thiện pháp luật, cơ chế quản lý trong lĩnh vực này.


Nói một cách cụ thể hơn, quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sản xuất buôn bán hàng giả là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cá nhân có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho: Một là, Hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hoá được diễn ra một cách bình thường trên thị trường theo đúng quy định của pháp luật; hai là, đảm bảo hiệu lực quản lý công tác phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả của bộ máy nhà nước; ba là, tuân thủ nghiêm ngặt những quy

định của pháp luật trong sản xuất, lưu thông hàng hoá, đảm bảo pháp chế và những yêu cầu khác đối với sản xuất, lưu thông hàng hoá trên thị trường; bốn là, tổ chức đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với nạn sản xuất và buôn bán hàng giả ; năm là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật và cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

1.2.2. Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả

1.2.2.1. ChÝnh phđ

Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước cao nhất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả là Chính phủ. Theo quy định tại Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001:

"Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước, bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân..." [11, tr. 1]. Theo quy định trên, Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn rộng lớn. Chính phủ toàn quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước trừ các công việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Chính phủ là cơ quan điều hành cao nhất của quyền lực nhà nước trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ [9, tr. 5].

Như vậy, Chính phủ là chủ thể cao nhất về mặt pháp lý của quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, đây lại là một chủ thể đặc biệt, bởi vì với tính chất là cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chung, các hoạt động của Chính phủ được thực hiện theo chế độ giải quyết công việc theo chế độ tập thể, kết hợp với trách nhiệm cụ thể của từng thành viên Chính phủ và vai trò trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ, đối với các lĩnh vực công tác đều phải thông qua các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Do tính đa dạng, phức tạp của việc sản xuất, buôn bán hàng giả nên quản lý nhà nước về chống sản xuất, buôn bán hàng giả ở nước ta hiện nay Chính phủ không giao cho một Bộ chủ quản mà trên thực tế trao quyền quản lý cho nhiều Bộ, nhưng chủ yếu vẫn là Bộ Thương mại và Bộ Khoa học- Công nghệ.


1.2.2.2. Các Bộ chuyên ngành

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, các Bộ là các cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành và lĩnh vực (cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền riêng). Hiện nay ở nước ta, các Bộ, ngành có chức năng quản lý về sản xuất và buôn bán hàng giả bao gồm:

- Bộ Thương mại: Là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại; thống nhất chỉ đạo công tác quản lý thị trường trong cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lưu thông hàng hóa trên thị trường, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ thương mại; tổ chức phối hợp hoạt động giữa các ngành, các địa phương trong việc chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm và các hành vi kinh doanh khác trái quy định của pháp luật [22, tr.1].

Giúp việc cho Bộ Thương mại về công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả là Cục Quản lý thị trường. Theo Nghị định số 10/CP ngày 23/1/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường thì Cục Quản lý thị trường là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước, cụ thể là:

+ Kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại trên thị trường. Đề xuất với Bộ trưởng những chủ trương biện pháp cần thiết để thực hiện đúng pháp luật và các chính sách, chế độ trong lĩnh vực này.

+ Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử phạt vi phạm trong hoạt động thương mại.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí