Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước - 2

lưu thông hàng hoá trên thị trường nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, người sản xuất chân chính và người tiêu dùng.

Để tìm hiểu một cách tương đối toàn diện về hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả nhìn dưới góc độ quản lý nhà nước, trên cơ sở phân tích thực trạng hàng giả, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xu hướng phát triển của hàng giả và những tồn tại, hạn chế để tìm ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước” làm đề tài luận văn cao học.

2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Ở nước ta liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập tới ở nhiều góc độ, ví dụ: Đề tài khoa học "Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam" năm 2005 của Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học"Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” năm 1996 của Lê Xuân Thảo; Luận án tiến sĩ Luật học: “Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả thực trạng và biện pháp phòng, chống” năm 2001 của Trần Ngọc Việt; Luận văn thạc sĩ "Đấu tranh phòng chống tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay" năm 1998 của Đỗ Thị Lan…

Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chủ yếu mang tính chất chuyên ngành dân sự về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc mang tính chất chuyên ngành hình sự nghiên cứu về Tội sản xuất và buôn bán hàng giả, mà chưa có công trình nào nghiên cứu về chống sản xuất và buôn bán hàng giả dưới góc độ quản lý nhà nước để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng, ban hành các chính sách và chủ trương, biện pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Vì thế, đây là một công trình nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này dưới góc độ quản lý nhà nước.

3- Phạm vi nghiên cứu của luận văn


Luận văn tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về chống sản xuất và buôn bán hàng giả của Việt Nam nhìn dưới góc độ quản lý nhà nước bao gồm: cở sở lý luận của quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả; các cơ quan chức năng quản lý và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay; nội dung quản lý nhà nước; thực trạng quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả bao gồm: hệ thống pháp luật về chống sản xuất và buôn bán hàng giả, những kết quả đạt được trong những năm qua, những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó; yêu cầu đối với nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả trong thời gian tới.

Vì phạm vi nghiên cứu đề tài tương đối rộng, liên quan tới nhiều cơ quan khác nhau. Do vậy, Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả nói chung dưới góc độ quản lý nhà nước qua thực tiễn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường - cơ quan của Bộ Thương mại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

4- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn


Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước - 2

Mục đích của việc nghiên cứu là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của việc nghiên cứu là: Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam trên cơ sở pháp luật thực định của Việt Nam, tham khảo pháp luật, kinh nghiệm của một số quốc gia; đánh giá hiệu quả hoạt động thực tiễn công tác quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở nước ta trong những năm qua; phân tích, làm rõ những tồn tại hạn chế về cơ chế, chính sánh cũng như những tồn tại, yếu kém trong quá

trình thực thi của các lực lượng chức năng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

5- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


Luận văn được thực hiện trên cơ sở những phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng, như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp lôgic hình thức, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh luật học, phương pháp thống kê chuyên ngành…

6- Điểm mới khoa học của luận văn


Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay, những bất cập về cơ chế, chính sách cũng như thực thi của các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Từ đó đề xuất và kiến nghị nhằm xây dựng những giải pháp đồng bộ nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam.

7- Kết cấu của luận văn


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương và 8 tiết.

Chương 1‌‌


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ

1.1. Khái quát chung về hàng giả


1.1.1. Quan niệm về hàng giả


Hàng giả đã xuất hiện trên thị trường nước ta trong nhiều năm trở lại đây, nhất là từ khi chúng ta đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ chế độ quản lý tập trung bao cấp sang quản lý hạch toán kinh doanh, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế thị trường thì nạn làm hàng giả và buôn bán hàng giả ngày càng phát triển.

Trong lý luận và thực tiễn hiện tồn tại nhiều quan niệm về hàng giả. Trước hết, tìm hiểu khái niệm về hàng hoá và thế nào là giả: “Hàng hoá là sản phẩm dùng để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào quá trình tiêu dùng thông qua trao đổi” [43, tr. 214], còn "Giả có nghĩa không phải là thật mà được làm với bề ngoài giống như cái thật để người khác tưởng là thật" [44, tr. 405].

Theo từ điển Bách khoa toàn thư: "Hàng giả là hàng làm bắt chước theo mẫu mã của loại hàng thật nào đó đang được lưu hành, nhưng không bảo đảm đủ tiêu chuẩn về phẩm chất hoặc không có giá trị sử dụng, hoặc không có giá trị sử dụng đầy đủ, nhất là đối với mặt hàng thông dụng và có nhu cầu lớn. Về hình thức, các loại hàng giả rất giống hàng thật, vì kĩ thuật làm hàng giả ngày càng tinh vi. Người làm hàng giả cũng có khi sử dụng một phần nguyên liệu, các loại bao bì, tem nhãn của hàng thật để lừa gạt người mua" [45]. Khái niệm này thực ra chỉ là giải thích về mặt ngôn ngữ, mà chưa phải là khái niệm mang tính pháp lý, thể hiện bản chất của hàng giả.

Ở đây chúng tôi không đi sâu vào thuật ngữ về hàng giả nói chung, mà chỉ nghiên cứu tìm hiểu khái niệm về hàng giả được quy định trong các văn bản pháp luật.

Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả nêu rõ: "Hàng giả là những sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như sản phẩm được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó" (Điều 3).

Sản phẩm, hàng hoá có một trong những dấu hiệu dưới đây được coi là hàng giả:

- Sản phẩm, hàng hoá (kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhãn đồng ý;

- Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế), hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;

- Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng;

- Sản phẩm, hàng hoá ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam;

- Sản phẩm, hàng hoá đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép;

- Sản phẩm, hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất, tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó (Điều 4) [15, tr.1,2].

Trong quá trình thực hiện những quy định này đã cho thấy hàng giả được quy định tại Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng

nói trên chưa thể hiện rõ các dấu hiệu về mặt bản chất của hàng giả; khái niệm về hàng giả còn được đề cập chung chung dưới dạng liệt kê. Hoạt động của thực tiễn đòi hỏi phải có sự phân định rõ ràng hơn về hàng giả giúp cho công tác đấu tranh ngăn ngừa, chống hàng giả tránh được những khó khăn trong xử lý các hành vi vi phạm. Đến nay, Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành.

Thông tư Liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Liên Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả đã quy định hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây bị coi là hàng giả:

Một là, hàng giả chất lượng hoặc công dụng.


- Hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.

- Hàng hoá đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.

- Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.

- Hàng hoá thuộc danh mục Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường .

- Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt buộc).

Hai là, giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá:

- Hàng hoá có nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hoá kể cả nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, mà không được phép của chủ nhãn hiệu.

- Hàng hoá có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.

- Hàng hoá, bộ phận của hàng hoá có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng công nghiệp.

- Hàng hoá có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hoá.

Ba là, giả về nhãn hàng hoá


- Hàng hoá có nhãn hàng hoá giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hoá của cơ sở khác đã công bố.

- Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hoá không phù hợp với chất lượng hàng hoá nhằm lừa dối người tiêu dùng.

- Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá, sửa đổi, ghi không đúng thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng .

Bốn là, các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng

giả:

- Các loại đề can, tem sản phẩm, nhãn hàng hoá, mẫu nhãn hiệu hàng hoá, bao bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hàng hoá cùng loại, với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.

- Các loại hoá đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có giá trị như tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hoá giả mạo khác [37, tr.2, 3].

Theo Thông tư liên tịch này thì hàng giả có hai loại: giả về chất lượng, công dụng và giả về hình thức. Hàng giả về chất lượng, công dụng thường là những hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với tên gọi, công dụng của nó, không đảm bảo tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được quy định. Còn hàng giả về hình thức có nghĩa là giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa.

Tuy nhiên, Thông tư này đến nay đã không còn phù hợp với thực tiễn, chưa xác định được khái niệm “hàng giả về sở hữu trí tuệ”, cho nên cũng không xác định được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá hàng giả, chưa phân biệt được rõ ràng giữa hàng giả và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ - tức là những hàng hoá được làm ra do hành vi sử dụng trái phép các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, mà quy định như vậy hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có một bộ phận bị trùng nhau. Thực chất, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng là một loại hàng giả, song để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực thi pháp luật có sự áp dụng đúng đắn thì việc phân biệt khái niệm hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là rất cần thiết. Do không có quy định cụ thể và rõ ràng về vấn đề này nên trong thực tế, không chỉ người dân mà ngay cả các cơ quan chức năng khi thực thi pháp luật vẫn chưa có sự phân định rõ giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Điều này dẫn đến sự không thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật.

Khắc phục những hạn chế nêu trên, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã đề

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023