Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây - 2


STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1

Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017 – 2019

35

2

Bảng 2.2

Số lượng sản phẩm cho vay KHDN của một số

NHTM trên địa bàn Sơn Tây năm 2019

48

3

Bảng 2.3

Số lượng KHDN vay tại BIDV Sơn Tây giai

đoạn 2017-2019

48

4

Bảng 2.4

Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN tại

BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017 – 2019

50

5

Bảng 2.5

Thu nhập từ cho vay KHDN tại chi nhánh

BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017 – 2019

52

6

Bảng 2.6

Dư nợ cho vay KHDN theo thời hạn cho vay

tạiBIDV Sơn Tây giai đoạn 2017-2019

54

7

Bảng 2.7

Dư nợ cho vay KHDN theo mục đích vay tại

chi nhánh BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017-2019

55


8


Bảng 2.8

Thị phần cho vay KHDN của các ngân hàng trên địa bàn thị xã Sơn Tây giai đoạn 2017 –

2019


56

9

Bảng 2.9

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay KHDN giai

đoạn 2017 – 2019

58

10

Bảng 2.10

DPRR cho vay KHDN của Chi nhánh BIDV

Sơn Tây giai đoạn 2017 – 2019

60

11

Bảng 2.11

Mức độ hài lòng chung của KHDN tại BIDV

Sơn Tây

62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây - 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU BẢNG


BIỂU ĐỒ


STT

Biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 2.1

Cơ cấu tổ chức của BIDV Sơn Tây

34


2


Biểu đồ 2.2

Thị phần dư nợ cho vay năm 2019 của các

NHTM


37


3


Biểu đồ 2.3

Thị phần hoạt động huy động vốn năm 2019

của các NHTM


38


4


Biểu đồ 2.4

Số lượng KHDN vay tại BIDV Sơn Tây giai

đoạn 2017 - 2019


49


5


Biểu đồ 2.5

Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN tại

BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017 – 2019


50


6


Biểu đồ 2.6

Tăng trưởng lợi nhuận từ cho vay KHDN của

BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017-2019


52


7


Biểu đồ 2.7

Thị phần cho vay KHDN của các ngân hàng

trên địa bàn thị xã Sơn Tây giai đoạn 2017 – 2019


57


SƠ ĐỒ


STT

Sơ đồ

Nội dung

Trang

1

Sơ đồ 1.1

Sơ đồ quy trình cho vay KHDN

16


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của luận văn

Là một nước có nền kinh tế mới nổi, do đó nhu cầu đầu tư sản xuất ở Việt Nam hiện nay ngày càng cao và số doanh nghiệp đã có sự gia tăng vượt bậc trong những năm qua. Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, doanh nghiệp Việt Nam là đối tượng sử dụng vốn chủ yếu trong nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường, góp phần đắc lực thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay hiện nay vẫn là một trong những trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp.

Nhận thấy, cho vay khách hàng là doanh nghiệp ở nước ta là một trong những lĩnh vực vẫn còn nhiều tiềm năng, mang lại nhiều hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã có những định hướng nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp (KHDN). Tuy nhiên, việc mở rộng cho vay doanh nghiệp tại các Chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa đồng đều, một số chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc mở rộng cho vay đối tượng khách hàng này, đây cũng là vấn đề mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây (BIDV Sơn Tây) đang gặp phải.

BIDV Sơn Tây là Chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV – là một trong các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam hiện nay. Tính đến cuối năm 2019, số lượng KHDN của BIDV Sơn Tây đạt 314 khách hàng, với dư nợ 4.169 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 23,2% trên thị trường thị xã Sơn Tây, với số lượng sản phẩm cho vay KHDN chỉ ở mức trung bình, không có sự khác biệt so với các NHTM khác. Điều này thể hiện hoạt động cho vay của BIDV Sơn Tây chưa có


được sự bứt phá về quy mô, hiệu quả so với các NHTM khác trên địa bàn trú đóng, khả năng cạnh tranh, thị phần và mức tăng trưởng chưa đạt theo kỳ vọng của BIDV đặc biệt trong hoạt động cho vay các khách hàng doanh nghiệp.

Để có sự mở rộng bền vững, Chi nhánh BIDV Sơn Tây cần có những thay đổi toàn diện về hoạt động cho vay đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng để tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Sơn Tây là vấn đề cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành tài chính – ngân hàng với mong muốn vận dụng những kiến thức lý luận và giải quyết thực tiễn đang xảy ra tại đơn vị.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Khi nghiên cứu về vấn đề cho vay KHDN tại BIDV Sơn Tây và tìm kiếm các tài liệu liên quan, tác giả đã tham khảo một số công trình, luận văn khoa học của những tác giả trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau:

Trần Hải Linh (2019), luận văn thạc sĩ “Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp của PVcombank – chi nhánh Từ Liêm”, Đại học Thương Mại. Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về cho vay và phát triển cho vay KHDN của Ngân hàng thương mại (NHTM), từ đó phân tích thực trạng tình hình phát triển cho vay KHDN của ngân hàng PVcombank – chi nhánh Từ Liêm trong giai đoạn 2016-2018. Đồng thời luận văn đã đưa ra các giải pháp để phát triển cho vayKHDN tại chi nhánh này, đó là: xây dựng, hoàn thiện các chương trình chính sách cho vayKHDN; nâng cao chất lượng thẩm định và thực hiện tốt việc phân nhóm khách hàng; Quản lý và giám sát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau giải ngân tại chi nhánh; Cải thiện trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng


tại chi nhánh; nâng cao chất lượng quản lý nợ.... Với những giải pháp trên, luận văn đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển cho vay KHDN tại PVcombank – chi nhánh Từ Liêm trong thời gian tới.

Phạm Huy Khôi (2017), luận văn thạc sĩ “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”, Đại học Thương Mại. Luận văn đã hệ thống một số lý luận cơ bản về phát triển hoạt động cho vay KHDN của NHTM; đưa ra thực trạng phát triển hoạt động cho vay KHDN của Vietinbank; từ đó có một số giải phát pháp triển hoạt động cho vay KHDN của Vietinbank đến năm 2020: giải pháp tăng cường năng lực quản trị rủi ro tín dụng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; phát triển hệ thống mạng lưới Chi nhánh của Vietinbank; hoàn thiện mô hình tổ chức; bộ máy cho vay KHDN,…Những giải pháp trên là những giải pháp hữu ích giúp phát triển hoạt động cho vay KHDN cuarVietinbank.

Trương Ngọc Chi (2016), luận văn thạc sĩ "Hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hồ Hà Nội", Đại học Thương mại. Luận văn đề cập tới các vấn đề chung về NHTM và hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM. Đồng thời cũng phân tích được thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm năng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Tây Hồ Hà Nội. Tuy nhiên, góc độ tiếp cận của luận văn là hoạt động cho vay nói chung và tập trung vào ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, khác đối tượng nghiên cứu của tác giả.

Vũ Anh Tuấn (2016), luận văn thạc sĩ "Hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Lạng Sơn", Đại học thương mại. Luận văn đã trình bày những lý luận về hiệu quả cho vay của NHTM. Đánh giá thực trạng cho vay, đề xuất giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi


nhánh Lạng Sơn. Bài viết cũng tiếp cận ở góc độ chung về hoạt động cho vay của ngân hàng với tất cả các đối tượng khách hàng.

Đỗ Đức Hiệp (2016), luận văn thạc sĩ “Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long”, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn giới thiệu về một số vấn đề lý luận căn bản về chất lượng cho vay của NHTM, phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng cho vay KHDN vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay KHDN vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long. Đối tượng của luận văn là chất lượng cho vay, không giống với đối tượng nghiên cứu luận văn của tác giả là hoạt động cho vay.

Nguyễn Hữu Mạnh Cường (2015), luận văn thạc sĩ “Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Đăk Lăk”, Đại học Đà Nẵng. Luận văn trình bày những lý thuyết chung về cho vay doanh nghiệp của các NHTM, thực trạng công tác cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Đắl Lắk. Luận văn tập trung đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho vay, chưa phân tích sâu sắc được hoạt động mở rộng cho vay KHDN.

Nguyễn Mạnh Mười Lúa (2015), luận văn thạc sĩ “Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam”, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển hoạt động tín dụng đối với KHDN lớn của NHTM, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân làm hạn chế phát triển hoạt động tín dụng tại Techcombank từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng cho KHDN lớn. Luận văn tiếp cận góc độ đối tượng khách hàng là KHDN lớn, chưa đề xuất các giải pháp cho KHDN nói chung.


Lê Thị Minh Tâm (2014), luận văn thạc sĩ “Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải, chi nhánh Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã trình bày những vấn đề chung về NHTM và hoạt động cho vay KHDN của NHTM. Đồng thời phân tích, đánh giá, tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp cận vốn của Ngân hàng với doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị để Ngân hàng mở rộng cho vay đối với nhóm KHDN. Tuy nhiên, góc độ tiếp cận hoạt động cho vay của luận văn đang tập trung vào ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải khác với đối tượng nghiên cứu của tác giả.

Tóm lại, cho vay KHDN trong những năm gần đây đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Đa phần các công trình nghiên cứu trên đã khái quát những cơ sở lý luận cơ bản, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHDN, các hình thức cho vay của NHTM, các tiêu chí đo lường sự phát triển hoạt động cho vay KHDN, các tiêu chí đo lường hiệu quả cho vay của NHTM, qua đó phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao cho vay tại một đơn vị cụ thể. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có cách thức triển khai các định hướng, chiến lược, các giải pháp khác nhau dựa trên đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh của mình.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên thì luận văn phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho vay KHDN và mở rộng cho vay KHDN của NHTM.

- Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay và mở rộng cho vay KHDN tại BIDV chi nhánh Sơn Tây; chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp tại BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn 2021-2025.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến cho vay KHDN ở NHTM nói chung, tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây nói riêng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây.

- Về thời gian: Phần thực trạng cho vay KHDN tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Sơn Tây trong giai đoạn 2017- 2019, định hướng giải pháp và kiến nghị mở rộng cho vay KHDN cho giai đoạn 2021-2025.

- Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu về cho vay, mở rộng cho vay KHDN tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Sơn Tây.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1.Phương pháp thu thập dữ liệu

Tác giả sử dụng phương pháp đọc tài liệu để thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đến đề tài. Nguồn thu thập dữ liệu nghiên cứu bao gồm:

+ Căn cứ số liệu từ các báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV Sơn Tây 03 năm giai đoạn 2017-2019.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí