Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 - 13

vướng mắc khi xác định giới tính của công dân mà các văn bản chưa đề cập tới. Đây là vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong các văn bản pháp luật liên quan để hoàn thiện hơn nữa chế định kết hôn.

Thứ năm: Kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay đang có xu hướng gia tăng, đây là một hiện tượng không những mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực, thúc đấy hợp tác giữa hai nước mà còn mang lại nhiều ảnh hưởng không tốt đến gia đình và xã hội nhất là người phụ nữ. Nhà nước ta cần phải quan tâm hơn nữa vấn đề này, đưa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn những hậu quả xấu do việc kết hôn có yếu tố nước ngoài mang lại.

Hội Liên hiệp Phụ nữ cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền rộng rãi về thực trạng đời sống của phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng nước ngoài. Hoạt động này sẽ có ý nghĩa thiết thực, tác động đến ý thức của người dân, từ đó giúp họ phần nào có quyết định đúng đắn trước khi kết hôn với người nước ngoài.

Kết hôn có yếu tố nước ngoài căn cứ vào những hiệp định tương trợ tư pháp để điều chỉnh. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 14 hiệp định tương trợ tư pháp. Trong khi đó công dân Việt Nam kết hôn với công dân trên 40 quốc gia khác nhau. Việc lựa chọn Luật áp dụng trong nhiều trường hợp sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải hoàn thiện hơn nữa các quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài cho phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật nước ngoài nói chung đồng thời mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác với quốc tế, ký kết các điều ước song phương và đa phương về vấn đề kết hôn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các công dân.

Đặc biệt ở các địa bàn vùng biên giới, nơi đó, trình độ dân trí vẫn còn thấp, điều kiện sống còn khó khăn, việc dân di cư qua biên giới chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chính vì thế, kết hôn ở vùng biên là một vấn đề cần được chú ý quan tâm đặc biệt. Cần tăng cường cho các vùng biên giới cả về nhân lực và trang thiết bị để đảm bảo mọi điều kiện cho việc quản lý vấn đề kết hôn ở các vùng biên.

Thứ sáu: Theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nhưng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 lại quy định Viện kiểm sát nhân dân không có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật (Điều 162 khoản 1). Như vậy, quy định của hai văn bản này hoàn toàn trái ngược nhau gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết việc kết hôn trái pháp luật. Cần phải sửa khoản 2, 3, 4 Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cho phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.

Hơn nữa, hiện nay cơ quan dân số, gia đình và trẻ em là Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em với Ủy ban dân số - kế hoạch hóa gia đình đã được giải thể. Vì vậy hiện nay, mục b khoản 3 Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng cần phải sửa đổi, thay thế.

Thứ bảy: Hiện nay do ý thức pháp luật quần chúng còn nhiều hạn chế, hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, trình độ dân trí thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Do vậy, cần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ đồng thời phải tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng quy định pháp luật về vấn đề kết hôn.

Xây dựng hệ thống chế tài xử phạt khắt khe để ngăn ngừa tình trạng kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn. Đồng thời, tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ hộ tịch, cán bộ tòa án, tránh tình trạng "yếu" chuyên môn mà giải quyết sai hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


Chế định kết hôn là một chế định quan trọng của Luật Hôn nhân và gia đình, tạo cơ sở hình thành nên một gia đình, một xã hội thu nhỏ. Trên cơ sở thừa kế các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tiếp tục ghi nhận chế định kết hôn tại chương 2 từ Điều 9 đến Điều 17 theo hướng hoàn thiện hơn.

Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 - 13

Chế định kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam thể hiện tính khoa học pháp lý cao trong việc xây dựng và áp dụng chế định này để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Thể hiện sự ghi nhận và bảo hộ của nhà nước ta về sự công bằng, dân chủ, tiến bộ, thể hiện sự chăm lo đến quyền con người trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội, loại bỏ những quy định lỗi thời, lạc hậu, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Việc thực hiện những quy định của chế định kết hôn đã thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa quan trọng trên phương diện khoa học pháp lý và thực tiễn xã hội sâu sắc. Đảm bảo xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tạo cơ sở xây dựng xã hội tốt.

Việc hoàn thiện chế định kết hôn tạo ra một trật tự xã hội và môi trường pháp lý lành mạnh trong quan hệ hôn nhân và gia đình, tạo tiền đề xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển, xóa bỏ dần dần quan niệm lạc hậu của chế độ phong kiến bất bình đẳng. Chế định kết hôn cần được hoàn thiện và quy định chặt chẽ nhằm tạo ra một khung pháp lý thống nhất, đồng bộ, đảm bảo trật tự pháp luật nước nhà.

Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ Luật, việc nghiên cứu đề tài "Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000" chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản của chế định kết hôn như khái niệm, ý nghĩa, nội dung của chế định kết hôn và thực tiễn áp dụng chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Những vấn đề khác của đề tài, tác giả sẽ nghiên cứu trong một dịp khác khi có điều kiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ph.Ăngghen (1986), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Lê Lan Anh (2007), "Những quy định pháp luật về quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình", www.molisa.gov.vn, ngày 25/4.

3. Bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình (2003), Giải quyết "Hôn nhân thực tế" theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (2004), Báo cáo tại hội nghị giao ban công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2004 trên toàn quốc, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo chuyên đề công tác hành chính tư pháp tại hội nghị giao ban công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2008 trên toàn quốc, Hà Nội.

6. Các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (2007), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

8. Chính phủ (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10 Quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

9. Chính phủ (2001), Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

10. Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7 quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ có yếu tố nước ngoài, Hà Nội.

11. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12 về đăng ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội.

12. Chính phủ (2006), Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ có yếu tố nước ngoài, Hà Nội.

13. Chính phủ (2008), Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8 về xác định lại giới tính, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Cừ (2006), "Về sửa đổi và bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình 1986", Luật học, (3).

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

18. "Đau đầu nạn tảo hôn và kết hôn không đăng ký" (2008), www.http.vietbao.vn, ngày 23/2.

19. "Gần 11.000 phụ nữ vượt biên trái phép lấy chồng ngoại" (2006),

www.http.tuoitre.com.vn, ngày 10/6.

20. Vũ Mạnh Hà (2007), "Bi hài tờ giấy khai sinh ở Điện Biên",

www.http.vietnamnet.vn.

21. Thanh Hải (2008), "Người chuyển đổi giới tính sẽ được phép kết hôn",

Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8/8.

22. Hoàng Phước Hiệp (1999), "Một số vấn đề về điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình của công dân Việt Nam với người nước ngoài theo các hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam đã ký", Luật học, (4).

23. Ngô Thị Hường (1999), "Những vấn đề về sự tự nguyện khi kết hôn",

Luật học, (2).

24. "Kết hôn giả - bi hài thật" (2009), www.http.vietnamnet.vn, ngày 4/2.

25. "Khó áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình với người dân tộc" (2001),

www.http.vietbao.vn, ngày 29/10.

26. Nguyễn Phương Lan (1998), "Một số điều kiện kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam", Luật học, (5).

27. Nguyễn Phương Lan (2008), "Vấn đề giới trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy môn Luật Hôn nhân và gia đình", Luật học, (5).

28. Thu Lương (2007), "Sốt sinh con năm Đinh Hợi", www.http.baohungyen.org.vn, ngày 12/6.

29. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. "Một người có hai đăng ký kết hôn" (2006), www.http.vietbao.vn, ngày 5/7.

31. Một số quy định về hôn nhân và gia đình (2005), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. "Ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em ở các tỉnh phía Nam" (2006), www.http.hoilhpn.gor.vn, ngày 21/8

33. Khánh Ngọc (2006), "Bị hành đăng ký kết hôn", www.http.ngoisao.net, ngày 11/10.

34. Tuyết Nhung (14/10/2007), "Chuyển đổi giới tính", www.http.vietbao.vn.

35. "Nỗi khổ khi hàng xóm bị "đồng tính" (2009), www.http.vietbao.vn, ngày 3/3.

36. Đinh Thị Mai Phương (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.

38. Quốc hội (1956), Hiến pháp, Hà Nội.

39. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.

40. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Hà Nội.

41. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Hà Nội.

42. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

43. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

44. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

45. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

46. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội

47. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

48. Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (2005), Báo cáo công tác tư pháp năm 2005, Hà Nội.

49. Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (2006), Báo cáo công tác tư pháp năm 2006, Hà Nội.

50. Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (2007), Báo cáo công tác tư pháp năm 2007, Hà Nội.

51. Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (2008), Báo cáo công tác tư pháp năm 2008, Hà Nội

52. Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam (20/10/2008), Báo cáo số 120/BC-UBND của tỉnh Quảng Nam về kết quả thực hiện Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Lào và quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Nam - Sê Kông năm 2008, Quảng Nam.

53. Vũ Bội Tấn (2000), "Một vài nét về chế độ hôn nhân và gia đình của chính quyền Sài Gòn", Nhà nước và pháp luật, (2).

54. Ngô Văn Thâu (2005), Pháp luật về hôn nhân và gia đình trước và sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

55. "Thực trạng việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và Nghị định số 69/2007/NĐ-CP" (2008), www.http.moj.gov.vn, ngày 30/7.

56. "Tình hình tảo hôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cần sớm có giải pháp" (2006), www.http.vietbao.vn, ngày 4/5.

57. Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và triển khai nhiệm vụ năm 2008 của ngành tòa án tỉnh Nghệ An, Nghệ An.

58. Tòa án nhân dân tối cao (1996), Báo cáo tổng kết công tác ngành tòa án năm 1996, Hà Nội.

59. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

60. Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BTP ngày 03/01 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội "về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000", Hà Nội.

61. Nguyên Trường (2008), "Không đăng ký kết hôn: Chỉ phụ nữ chịu thiệt",

Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/11

62. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Luật Dân sự, Hôn nhân và gia đình, Tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

63. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Dân sự tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

64. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Dân sự tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

65. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

66. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

67. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023