Chất lượng nhân lực của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La - 2



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu nhân sự của khách sạn Mường Thanh Grand Xa La hiện nay 32

Bảng 2.2. Cơ cấu nhân lực theo trình độ văn hóa của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La hiện nay 33

Bảng 2.3. Cơ cấu nhân lực theo trình độ ngoại ngữ của KSMT Grand Xa La hiện nay .35 Bảng 2.4. Số liệu đào tạo nhân lực trong các năm 2017-2019 36

Bảng 2.5. Hiệu quả đào tạo trong các năm 2017 -2019 38

Bảng 2.6. Mức độ phù hợp bố trí lao động tại Khách sạn Mường thanh Grand Xa La ... 41 Bảng 2.7. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi của KSMT Grand Xa La hiện nay 42

Bảng 2.8. Tiêu chí khi tuyển dụng nhân viên của KSMT Grand Xa La hiện nay 44

Bảng 2.9. Tình hình sức khỏe, bệnh nghề nghiệp 44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Bảng 2.10: Kết quả đánh giá sức khỏe năm 2019 45

Bảng 2.11. Bảng đánh giá về môi trường làm việc 50

Chất lượng nhân lực của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La - 2

Bảng 2.12. Mức thưởng cho các cá nhân và tập thể xuất sắc năm 2019 52

Bảng 2.13. Các tiêu chí biểu hiện ý thức trách nhiệm của CBCNV 53


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ


Sơ đồ 2.1.2: Cơ cấu tổ chức của khách sạn Mường Thanh Grand Xa La 28

Biểu đồ 2.1: Số lượng nhân lực đào tạo trong năm 2019 phân theo nội dung đào tạo...37



PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển với những con số tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 2017, với tốc độ tăng trưởng du khách 25% mỗi năm, Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới và xếp vị trí đầu tiên trong khối các nước Đông Nam Á. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Du lịch, ước tính trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng thu từ khách du lịch đạt 338.200 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách du lịch đến Việt Nam thường dành hơn 50% chi phí của họ cho hoạt động lưu trú, đây là một con số khá cao so với các nước có ngành du lịch phát triển khác. Có thể nhận thấy rằng, hoạt động lưu trú giữ vai trò không nhỏ trong sự phát triển của ngành du lịch và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam, điều này làm cho cạnh tranh trong ngành diễn ra gay gắt hơn. Dự kiến đến năm 2021, thủ đô Hà Nội sẽ có hơn 20,400 phòng khách sạn, với 59,8% trong số đó nằm trong phân khúc cao cấp.

Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh là một trong số ít các thương hiệu khách sạn thuần Việt có vị thế và khả năng cạnh tranh cao trong ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở phân khúc khách sạn trung và cao cấp. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tập đoàn Mường Thanh sở hữu 3 khách sạn 4 sao, trong đó Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La là khách sạn thứ 2 tại Thủ đô của hệ thống khách sạn này. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, Hà Nội đang trở thành điểm đến thu hút của các nhà đầu tư và quản lý khách sạn chuyên nghiệp nước ngoài khi ngày càng nhiều các thương hiệu khách sạn cao cấp xuất hiện. Thêm vào đó, nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao đã tạo ra một thị trường cạnh tranh gay gắt. Mường Thanh để có thể tồn tại, phát triển và hoạt động có hiệu quả thì việc phát triển các nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật… có ý nghĩa quan trọng, trong đó nâng cao chất lượng nhân lực có vai trò quyết định. Với



mong muốn đóng góp cùng chung tay xây dựng và giữ vững thương hiệu Mường Thanh nên tôi đã quyết định thực hiện đề tài “Chất lượng nhân lực của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đến nay ở Việt Nam và nước ngoài đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nhân lực. Các công trình trên nghiên cứu, đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề phát triển NNL và nhân lực chất lượng cao; chủ yếu nghiên cứu nguồn lực lao động, một số tác giả bàn đến hiệu quả sử dụng NNL trong một số ngành cụ thể, một số tác giả tập trung nghiên cứu các giải pháp phát triển chất lượng con người. Một số nhà kinh tế xem xét NNL là sự kết hợp giữa trí lực và thể lực của con người trong sản xuất tạo ra năng lực sáng tạo và chất lượng, hiệu quả của hoạt động lao động; NNL là số lượng và chất lượng con người, bao gồm thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm sống.... Có thể nêu kết quả nghiên cứu của một số công trình tiêu biểu như:

Đổi mới, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL trình độ cao đẳng, đại học nhằm phát triển thị trường lao động ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 1996, đã bước đầu khái quát trong thực trạng của việc đào tạo cao đẳng, đại học ở Việt Nam, tình hình việc làm sau khi ra trường và các giải pháp đổi mới giáo dục cao đẳng, đại học.

Nâng cao chất lượng NNL tiếp cận kinh tế tri thức của Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005 đã đề cập thực trạng NNLCLC chuẩn bị điều kiện cho nền kinh tế tri thức và đưa ra các giải pháp để phát triển NNL.

Luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Sơn Hải “Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”. Đề tài tập trung nói về thực trạng và giải pháp để phát triển ngành du lịch của khu vực duyên hải miền Trung.



Luận án tiến sĩ kinh tế của Phan Thùy Chi (2008) “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học khối Kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác quốc tế”. Đây là một nghiên cứu khá hệ thống về đào tạo và phát triển NNL ở các trường đại học nhưng giới hạn ở việc khảo sát các tác động thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế.

Luận án “Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2015” của tác giả Đinh Văn Toàn. Luận án đã bổ sung, làm rõ những nội dung yêu cầu chủ yếu trong phát triển NNL của một tổ chức điện lực và đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác này trong thực tiễn hoạt động của một tổ chức điện lực như Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).

“Nâng cao chất lượng nhân lực của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên”, Luận văn Thạc sĩ của Dương Thị Hoa Phượng, Trường Đại học Thương mại năm 2017. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chất lượng nhân lực và nâng cao chất lượng nhân lực của doanh nghiệp, phân tích thực trạng tại khách thể nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Điện Biên.

Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty xây dựng lắp ráp viễn thông Comas” của Trần Ngọc Huy, Trường Đại học Thương mại năm 2018. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chất lượng nhân lực và nâng cao chất lượng nhân lực của doanh nghiệp, phân tích thực trạng tại Công ty xây dựng lắp ráp viễn thông Comas và đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo nhằm nâng cao chất lượng nhân lực của Công ty trong thời gian tới.

Luận văn “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty cổ phần PIXEL Việt Nam” năm 2018 của tác giả Võ Đức Huy đã làm rõ những tồn tại và nguyên nhân của Công ty cổ phần hóa PI XEL Việt Nam để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nhân lực góp phần vào sự phát triển của Công ty.

Nhìn chung, những công trình cứu kể trên và nhiều cuốn sách và bài viết trên các tạp chí, ở các góc nhìn khác nhau đã đánh giá toàn diện, hay từng mặt, mức độ



sâu hay rộng, về cơ bản đã đề cập đến nhiều nội dung về phát triển NNL trong quá trình CNH, HĐH và mang tính định hướng ở tầm quốc gia. Đặc biệt một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta đó là phát triển ngành Du lịch- Khách sạn thì việc đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực đang được chú trọng hơn .Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về: “Chất lượng nhân lực của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa la”. Vì vậy, điểm mới của luận văn này là góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng lực tại một khách sạn của Doanh nghiệp, từ đó đánh giá phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực, nâng cao chất lượng nhân lực của khách sạn trong thời gian qua, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Xa La của doanh nghiệp Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh trong thời gian tới.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất được hệ giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng nhân lực của khách sạn Mường Thanh Grand Xa La.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa và hiệu quả của đề tài như mong muốn thì luận văn cần có những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về chất lượng nhân lực và nâng cao chất lượng nhân lực của tổ chức;

- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Grand Xa La.

- Nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo sách, giáo trình, bài giảng, tạp chí, các công trình khoa học liên quan đến nhân lực, chất lượng nhân lực nói chung và chất lượng nhân lực trong kinh doanh khách sạn nói riêng để hoàn thiện cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

- Thiết kế phiếu điều tra trắc nghiệm, câu hỏi phỏng vấn đối với khách hàng và lãnh đạo khách sạn Mường Thanh Grand Xa La.



- Tìm hiểu, điều tra, khảo sát và lưu lại thông tin thu thập tại khách sạn Mường Thanh Grand Xa La.

- Phân tích dữ liệu thu thập được để đưa ra những kết luận.

- Tổng hợp dữ liệu để hoàn thành đề tài nghiên cứu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các vấn đề lý luận về chất lượng nhân lực, nâng cao chất lượng nhân lực của tổ chức và thực tiễn tại Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La.

- Phạm vi thời gian: Tình hình chất lượng nhân lực, nâng cao chất lượng nhân lực của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La từ năm 2017 đến nay.

- Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu chất lượng nhân lực và nâng cao chất lượng nhân lực trên 3 khía cạnh: Nâng cao trí lực, nâng cao thể lực và nâng cao tâm lực cho nhân lực của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng những phương pháp sau:

5.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp:

Đọc, tìm kiếm tài liệu đã nghiên cứu có liên quan; thu thập các số liệu thứ cấp có liên quan đến chất lượng nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La , lấy số liệu từ baó cáo nhân sự của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La từ năm 2017-2020. Từ các số liệu này, tác giả sẽ xử lý sơ bộ số liệu, tập hợp thành các bảng số liệu phục vụ cho việc phân tích thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực của Khách sạn.

5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học; điều tra trực tiếp thông qua bảng hỏi đối với nhân viên và nhà quản lý các cấp của Khách sạn, với các câu hỏi xoay quanh đánh giá của các đối tượng điều tra về đánh giá chất lượng nhân lực của



khách sạn qua các tiêu chí đánh giá, gắn với 3 nội dung nâng cao chất lượng nhân lực; tập hợp và xử lý dữ liệu điều tra, kết hợp với số liệu thứ cấp để phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần Mở đầu, Mục lục, Danh mục viết tắt, Danh mục Bảng, Danh mục tài liệu tham khảo…, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng nhân lực và nâng cao chất lượng nhân lực của tổ chức.

- Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực và nâng cao chất lượng nhân lực của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La.

- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng nhân lực của khách sạn Mường Thanh Grand Xa La.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2022