Một Vài Hạn Chế Và Hướng Mở Của Luận Văn Cho Những Nghiên Cứu Tiếp Theo.


nghiệp có hành vi thao túng các số liệu trên báo cáo tài chính. Vì lý thuyết các khoản dồn tích chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam, do đó, bên cạnh việc giám sát, bộ phận này còn sẽ phụ trách việc tư vấn cho các doanh nghiệp niêm yết về những vấn đề liên quan đến khoản dồn ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính. Bên cạnh việc giám sát kiểm tra, Bộ tài chính cần có những quy định nhằm ràng buộc các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ kế toán bằng việc thiết lập một tiêu chuẩn chung cho kế toán viên. Chất lượng của kiểm toán đối với doanh nghiệp niêm yết cũng cần được quan tâm một cách chu đáo. Bộ tài chính cần phải thường kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty Kiểm toán. Việc lập ra một danh sách các công ty kiểm toán đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chất lượng kiểm toán và công bố hàng năm để các doanh nghiệp niêm yết có thể tham khảo là thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, cần lập ra chế tài xử phạt đối với hành vi công bố báo cáo kiểm toán thiếu trung thực của các công ty kiểm toán độc lập.

5.2.2 Về phía các doanh nghiệp tại Việt Nam


Việc điều chỉnh thông tin trên báo cáo tài chính là điều thường xuyên xảy ra thường xuyên ở Việt Nam. Để nâng cao chất lượng thông tin kế toán, luận văn gợi ý những đề xuất sau:

- Nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo và bộ phận kế toán về ảnh hưởng của khoản dồn tích đến chất lượng báo cáo tài chính, chất lượng thông tin kế toán. Các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật những nghiên cứu mới về ảnh hưởng của các khoản dồn tích đến chất lượng báo cáo tài chính, chất lượng thông tin kế toán. Từ đó, doanh nghiệp cần có biện pháp nhằm tận dụng kết quả nghiên cứu tìm được và đưa ra những chính sách cần đảm bảo chất lượng báo cáo tài chính, chất lượng thông tin của mình phù hợp với hoàn cảnh, tình hình thực tế doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các Thông tư, quyết định của Bộ tài chính về các chuẩn mực kế toán và thực hiện theo đó một cách nghiêm túc.


Cần phải nâng cao đạo đức và nhận thức của ban quản trị doanh nghiệp, hướng đến những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, từ đó, giảm thiểu tình trạng thâu tóm thông tin trên báo cáo tài chính. Để làm được điều này, ban quản trị doanh nghiệp cần chỉ đạo bộ phận kế toán thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của Bộ tài chính về việc hạch toán và sử dụng các khoản mục phải ước tính. Việc lập báo cáo tài chính cũng phải được tuân thủ nghiêm ngặt, có báo cáo đầy đủ các hoạt động, quy định của doanh nghiệp về các khoản cần ước tính.

- Vấn đề về chất lượng và đạo đức của kế toán viên cũng nên được quan tâm và nâng cao. Để nâng cao chất lượng của kế toàn viên, doanh nghiệp cần có nhiều khóa đào tạo nội bộ đối với kế toán viên nhằm cập nhật các thông tư và quy định, công văn hướng dẫn của Bộ tài chính. Bên cạnh đó, việc đưa kế toán viên nòng cốt, có năng lực chuyên môn cao của doanh nghiệp đi học các chương trình kế toán quốc tế cũng rất cần thiết cho doanh nghiệp. Khi tiếp cận với các chương trình kế toán quốc tế, kế toán viên có hiểu biết hơn về quá trình thực hiện các khoản ước tính kế toán theo cách làm thế giới, từ đó sẽ có những đối chiếu, so sanh với các quy định tại Việt Nam và có những ước tính tốt nhất. Phối hợp với bộ tài chình, doanh nghiệp cần phải tuân thủ đầy đủ về yêu cầu chất lượng kế toán và Bộ tài chính đặt ra. Để nâng cao đạo đức của kế toán viên, doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm của kế toán viên trong việc công bố thông tin kế toán, tầm quan trong của công bố thông tin kế toán đối với doanh nghiệp và bản thân kế toán viên. Đồng thời bộ phận kiểm soát, kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp cũng cần phải thực sự nghiêm túc trong việc kiểm tra hoạt động kế toán trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp chế tài đối với các kế toán không trung thực trong công việc.

- Doanh nghiệp cần xây dựng chính sách hợp lý trong kinh doan, xây dựng một cơ cấu thu nhập kế toán hợp lý. Tùy vào đặc thù của ngành và của riêng doanh nghiệp, Ban quản trị có thể thống nhất một tỷ lệ nhất định giữa thành phần dồn tích và thành phần dòng tiền có trong thu nhập sao cho nó hiệu quả nhất cho


doanh nghiệp. Đồng thời, ban quản trị cũng cần phải thường xuyên công bố tình hình thu nhập cho cổ đông. Nếu cần thiết, các doanh nghiệp có thể thành lập một báo cáo riêng về tình hình các khoản thu nhập của doanh nghiệp, trong đó có phân chia rõ ràng, chi tiết các thành phần dồn tích và thành phần dòng tiền. Điều này giúp các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, ngân hàng và các chủ nợ có những phân tích xác đáng hơn về tình hình hoạt động doanh nghiệp.

5.2.3 Về phía các ngân hàng


Theo kết quả nghiên cứu trên, các chất lượng các khoản dồn tích có tưởng quan dương với khả năng vay nợ ngân hàng. Tuy nhiên việc, tác động của chất lượng các khoản dồn tích chưa mạnh, do các phương pháp đánh giá chất lượng doanh nghiệp thông qua chất lượng các khoản dồn tích chưa áp dụng và nghiên cứu rộng rãi tại Việt Nam. Các khoản dồn tích tác động đến khả năng vay nợ chủ yếu thông qua các chỉ tiêu trong hồ sơ tín dụng như lợi nhuận, doanh thu, tài sản ...v.v… Từ đó đề xuất đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro nợ xấu:

- Cần nâng cao nhận thức của mình về ảnh hưởng của các khoản dồn tích đến chất lượng báo cáo tài chính, chất lượng thông tin kế toán. Cần tìm hiểu nhiều kết quả nghiên cứu đã thực hiện nhằm hiểu rõ hơn tác động của chất lượng dồn tích. Nhân viên tín dụng cũng cần phải thường xuyên cập nhật những quy định về kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành. Nắm được những vấn đề này, chuyên viên tín dụng cần phân tích thật chi tiết thành phần dồn tích trong thu nhập và các thành phần cấu thành nên thành phần dồn tích. Từ đó, nhân viên tín dụng có thể thấy được những khoản dễ bị ước tính sai trong thu nhập và có được những phán đoán, nhận định đúng về tình hình tài chính doanh nghiệp.

- Xây dựng thang đo đánh giá chất lượng tín dụng dựa vào chất lượng các khoản dồn tích. Tính toán dựa trên phân vị của chất lượng các khoản dồn tích.


Đây là chỉ tiêu mới trong hồ sơ tín dụng doanh nghiệp. Đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có năng lực chuyên môn cao, năng lực phân tích tốt.

Các giải pháp nêu trên đối với các cơ quan chứng năng như Bộ tài chính, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần được kiên quyết thực hiện triệt để và đồng bộ. Có như vậy, các giải pháp nên trên mới phát huy hiệu quả, thúc đẩy được hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động tín dụng trong thị trường Việt Nam.

5.3 Một vài hạn chế và hướng mở của luận văn cho những nghiên cứu tiếp theo.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài nghiên cứu một cách tốt nhất nhưng luận văn còn mắc không ít nhựng hạn chế từ cả chủ quan lẫn khách quan. Hạn chế đầu tiên mà luận văn phải kể đến là dữ liệu mà luận văn sử dụng nghiên cứu. Do hạn chế về nguồn lực và thời gian, luận văn chỉ thu thập được và sử chuỗi dữ liệu thô từ năm 2008 đến năm 2015. Với đặc thù về vấn đề nghiên cứu các khoản dồn tích, chuỗi thời gian của bộ dữ liệu bị rút ngắn xuống còn trong khoản 2010 – 2015. Tuy phù hợp với nghiên cứu gốc của Pedro J. García-Teruel, Pedro Martínez-Solano, Juan Pedro Sánchez-Ballest nhưng vẫn quá ngắn về mặt thời gian. Tuy nhiên đây cũng là hướng mở cho các nghiên cứu sau này về các khoản dồn tích, với thời gian tốt hơn sẽ có được kết quả chính xác hơn.

Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa chất lượng các khoản dồn tích và chất lượng báo cáo tài chính đã được xây dựng trong rất nhiều nghiên cứu khác trên thế giới. Các khoản dồn tích chỉ là một vài khoản mục trên báo cáo tài chính và khá mới mẻ, khó có sự tiếp nhận đối với các nhà phân tích, đầu tư. Cho nên việc nghiên cứu các vấn đề về chất lượng báo cáo tài chính trong các lĩnh vực đầu tư, tín dụng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu. Đây cũng chính là hướng nghiên cứu gợi mở của đề tài, nghiên cứu chất lượng báo cáo tài chính dựa trên các khoản mục dồn tích và kết hợp với các phương pháp đo lường khác để có có hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng báo cáo tài chính tốt nhất.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Altman, E., 1968. Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of corporate bankruptcy. The Journal of Finance 23, 589–609.

Ball, R., Shivakumar, L., 2006. The role of accruals in asymmetrically timely gain and loss recognition. Journal of Accounting Research 44 (2), 207–242.

Berger, A., Udell, G., 1995. Relationship lending and lines of credit in small firm finance. Journal of Business 68, 351–381.

Berger, A.N., Udell, G.F., 1998. The economics of small business finance. The role of private equity and debt markets in the financial growth cycle. Journal of Banking and Finance 22, 613–673.

Berger, A.N., Udell, G.F., 2006. A more complete conceptual framework for SME finance. Journal of Banking and Finance 30, 2945 2966.

Boot, A., Thakor, A., 1994. Moral hazard and secured lending in an infinitely repeated credit market game. International Economic Review 35, 899–920.

Boot, A., Thakor, A., Udell, G., 1991. Secured lending and default risk: equilibrium analysis and policy implications and empirical results. Economic Journal 101, 458– 472.

De Andrés Alonso, P., López Iturriaga, F., Rodríguez Sanz, J.A., Vallelado González, E., 2005. Determinants of bank debt in a continental financial system: evidence from Spanish companies. The Financial Review 40, 305–333.

Dechow, P., 1994. Accounting earnings and cash flows as measures of firm performance: the role of accounting accruals. Journal of Accounting and Economics 18, 3–42.


Dechow, P., Dichev, I., 2002. The quality of accruals and earnings: the role of accrual estimation errors. The Accounting Review 77, 35–59.

Denis, D.J., Mihov, V., 2003. The choice among bank debt, non-bank private debt, and public debt: evidence from new corporate borrowings. Journal of Financial Economics 70, 3–28.

Diamond, D., 1984. Financial intermediation and delegated monitoring. Review of Economics Studies 51, 393–414.

Diamond, D., 1991. Monitoring and reputation: the choice between bank loans and directly placed debt. Journal of Political Economy 99, 689–721.

Francis, J., LaFond, R., Olsson, P.M., Schipper, K., 2004. Costs of equity and earnings attributes. The Accounting Review 79 (4), 967–1010.

Francis, J., LaFond, R., Olsson, P.M., Schipper, K., 2005. The market pricing of accruals quality. Journal of Accounting and Economics 39, 295–327.

Frank, M. Z. and V. K. Goyal (2007), ‘Trade-off and Pecking Order Theories of Debt’, in B.E. Eckbo (ed).,Handbook of Corporate Finance: Empirical Corporate Finance(North Holland, Handbooks of Finance, Elsevier Science).

Jensen, M. (1986), ‘Agency Costs of Free Cash Flow, Corporate Finance and Takeovers’,American Economic Review, Vol. 76, pp. 323–39.

García-Marco, T., Ocađa, C., 1999. The effect of bank monitoring on the investment of Spanish firms. Journal of Banking and Finance 23, 1579–1603.

Ghosh, A., Moon, D., 2010. Corporate debt financing and earnings quality. Journal of Business Finance & Accounting 37, 538–559.


Heyman, D., Deloof, M., Ooghe, H., 2008. The financial structure of private held Belgian firms. Small Business Economics 30, 301–313.

Hooks, L.M., 2003. The impact of firm size and bank debt use. Journal of Financial Economics 12, 173–189.

McNichols, M., 2002. Discussion of the quality of accruals and earnings: the role of accruals estimation errors. The Accounting Review 77, 61–69.

Myers, C., 1977. Determinants of corporate borrowing. Journal of Finance 39, 575- 592.

Myers, S.C., Majluf, N.S., 1984. Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have. Journal of Financial Economics 20, 293–315.

M Fuensanta Cutillas Gomariz., Juan Pedro Sánchez Ballesta., 2014. Financial reporting quality, debt maturity and investment efficiency. Journal of Banking & Finance 40, 494–506.

Stiglitz, J., Weiss, A., 1981. Credit rationing in markets with imperfect information. American Economic Review 73, 393–410.

Watts, R., Zimmerman, J., 1986. Positive Accounting Theory. Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ.

Yosha, O., 1995. Information disclosure costs and the choice of financing source. Journal of Financial Intermediation 4, 3–20.


PHỤ LỤC

Phụ lục I Kết quả mô hình tính các biến AQ

Bảng 1 Ước lượng biến đại diện cho chất lượng dồn tích AQ_DD và AQ_sdDD theo Mô hình Dechow và Dichev (2002)


Source

SS

Df

MS

Number of obs

=

2189





F( 3, 2185)

=

188.21

Model

12.554004

3

4.18466801

Prob > F

=

0.0000

Residual

48.5803952

2185

.02223359

R-squared

=

0.2054





Adj R-squared

=

0.2043

Total

61.1343993

2188

.027940767

Root MSE

=

.14911








WCA

Coef.

Std. Err.

t

P>t

[95% Conf.

Interval]

CFOt-1

.1615642***

.0213141

7.58

0.000

.1197662

.2033621

CFO

-.5669423***

.0240793

-23.54

0.000

-.614163

-.5197215

CFOt+1

.1363995***

.0239218

5.70

0.000

.0894876

.1833115

_cons

.0366287***

.0035302

10.38

0.000

.0297058

.0435516

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Chất lượng các khoản dồn tích và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng - Phân tích thực nghiệm tại Việt Nam - 9

Nguồn tính của tác giả trên Stata. Trong đó, 𝑊𝐶𝐴𝑖𝑡 là vốn lưu động dồn tích của công ty i trong năm t.

𝐶𝐹𝑂𝑖,𝑡−1, 𝐶𝐹𝑂𝑖,𝑡, 𝐶𝐹𝑂𝑖,𝑡+1 lần lượt là dòng tiền hoạt động trong năm t-1, t và năm t+1. Tất cả biến được chia cho tổng tài sản trung bình (AvgAssets).

***có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%, ** có ý nghĩa ở mức 5%, * có ý nghĩa ở mức 10%.


Bảng 2 Ước lượng biến đại diện cho chất lượng dồn tích AQ_McN và AQ_sdMcN theo McNichols (2002)


Source

SS

df

MS

Number of obs

=

2189





F( 5, 2183)

=

123.72

Model

13.4989209

5

2.69978419

Prob > F

=

0.0000

Residual

47.6354783

2183

.021821108

R-squared

=

0.2208

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022