các khoản dồn tích là biến phụ thuộc, Vay nợ ngân hàng (BANKDEBT) là biến độc lập. Mô hình ước tính chất lượng dồn tích như sau:
𝑨𝑸𝒊𝒕 = Intercept + 𝜹𝟏𝑩𝑨𝑵𝑲𝑫𝑬𝑩𝑻𝒊𝒕 + 𝜹𝟐𝑺𝑰𝒁𝑬𝒊𝒕+ 𝜹𝟑𝑶𝑷𝑬𝑹𝑪𝒀𝑪𝑳𝑬𝒊𝒕
+𝜹𝟒𝝈(𝑺𝑨𝑳𝑬)𝒊𝒕 𝜹𝟓𝝈(𝑪𝑭𝑶)𝒊𝒕 + 𝜹𝟔𝑵𝑬𝑮𝑬𝑨𝑹𝑵𝒊𝒕 +𝜹𝟕𝑭𝑪𝑶𝑺𝑻𝒊𝒕 + 𝜹𝟖𝑨𝒍𝒕𝒎𝒂𝒏 − 𝒁𝒊𝒕 +
𝝀𝒕 + 𝜼𝒊 + 𝜺𝒊𝒕 (5)
Trong đó AQit, 𝐵𝐴𝑁𝐾𝐷𝐸𝐵𝑇𝑖𝑡 ,𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖𝑡 , 𝐴𝑙𝑡𝑚𝑎𝑛 − 𝑍𝑖𝑡, 𝜆𝑡, 𝜂𝑖 được định nghĩa như phương trình được tính toán và định nghĩa ở bảng 3.1 và 3.2.
Opercycle là độ dài chu kỳ kinh doanh được tính bằng logarit của độ dài kinh doanh:
𝑂𝑃𝐸𝑅𝐶𝑌𝐶𝐿𝐸 = ln(𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 × 360 + 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 × 360)
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
𝜎(𝑆𝐴𝐿𝐸)𝑖𝑡 𝜎(𝐶𝐹𝑂)𝑖𝑡 là độ lệch chuẩn của doanh thu thuần và dòng tiền hoạt động, NEGEARN là phần % số năm bị lỗ trong thời gian nghiên cứu. FCOST là tỷ số giữa chi phí tài chính và tổng tài sản.
Bảng 4.14 Mô tả các biến trong phương (5)
Mã biến | Tên biến | Kết quả nghiên cứu trước đây | Kỳ vọng dấu | |
Biến phụ thuộc | ||||
1 | AQ | Chất lượng dồn tích | ||
Biến độc lập | ||||
2 | BANKDEBT | Vay nợ ngân hàng | Các công ty có khả năng tiếp cận nợ ngân hàng tốt, có chất lượng thông tin kế toán tốt, chất lượng dồn tích tốt.García-Tureul, Pedro Martínez-Solano, Juan Pedro Sánchez-Ballesta (2014). | + |
Có thể bạn quan tâm!
- Ước Lượng Biến Đại Diện Cho Chất Lượng Dồn Tích
- Thống Kê Mô Tả Vay Nợ Ngân Hàng, Chất Lượng Các Khoản Dồn Tích Và Các Biến Độc Lập Khác
- Kết Quả Kiểm Định Lựa Chọn Mô Hình Trường Hợp 1: So Sánh Sánh Pooled Ols Và Fem
- Một Vài Hạn Chế Và Hướng Mở Của Luận Văn Cho Những Nghiên Cứu Tiếp Theo.
- Chất lượng các khoản dồn tích và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng - Phân tích thực nghiệm tại Việt Nam - 10
- Chất lượng các khoản dồn tích và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng - Phân tích thực nghiệm tại Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
SIZE | Quy mô | Theo nghiên cứu của Dechow và Dechev (2002) về “Chất lượng dồn tích và thu nhập. Vai trò của ước tính sai số dồn tích.” Công ty có quy mô càng lớn chất lượng dồn tích càng cao. | + | |
4 | OPERCYCL E | Độ dài chu kỳ kinh doanh | Theo nghiên cứu của Dechow và Dechev (2002) về “Chất lượng dồn tích và thu nhập. Vai trò của ước tính sai số dồn tích.” Công ty có chu kì kinh doanh dài thì chất lượng dồn tích càng thấp | - |
5 | 𝜎(𝑆𝑎𝑙𝑒) | Độ lệch chuẩn doanh thu thuần | Theo nghiên cứu của Dechow và Dechev (2002) về “Chất lượng dồn tích và thu nhập. Vai trò của ước tính sai số dồn tích.” Công ty có độ biến động doanh thu càng lớn thì chất lượng dồn tích càng thấp | - |
6 | 𝜎(𝐶𝐹𝑂) | Độ lệch chuẩn dòng tiền hoạt động | Theo nghiên cứu của Dechow và Dechev (2002) về “Chất lượng dồn tích và thu nhập. Vai trò của ước tính sai số dồn tích.” Công ty có độ biến động dòng tiền càng lớn thì chất lượng dồn tích càng thấp | - |
7 | NEGEARN | % số năm bị lỗ trong thời gian | Theo nghiên cứu của Dechow và Dechev (2002) về “Chất lượng dồn tích và thu nhập. Vai trò của | - |
nghiên cứu. | ước tính sai số dồn tích.” Tần số các báo cáo có thu nhập lỗ càng nhiều thì chất lượng báo cáo càng thấp. | |||
8 | FCOST | Chi phí tài chính | Theo nghiên cứu của Francis (2005) về “Định giá thị trường chất lượng các khoản dồn tích” thì công ty có chi phí của nợ cao thì sẽ có chất lượng dồn tích thấp. Theo nghiên cứu của Ghost và Moon (2010), khi doanh nghiệp có chất lượng dồn tích tốt thì dễ dàng tiếp cận nợ dẫn tới chi phí lãi vay tăng. Khi chi phí lãi vay tăng đến 1 mức nào đó sẽ làm cho chất lượng dồn tích giảm. | +/- |
9 | Altman-Z | Chỉ số sức mạnh tài chính | Theo Fancis (2005), Altman-Z có mối quan hệ đồng biến với chất lượng dồn tích. | + |
Nguồn: tổng hợp của tác giả
Sau khi ước lượng mô hình (5) cho từng biến AQ theo phương pháp GLS. Ta lấy giá trị dự báo của mỗi mô hình (predict_AQ). Sử dụng giá trị dự báo (predict_AQ) thay biến AQ và chạy lại mô hình (1). Các biến đại diện cho giá trị predict_AQ của mô hình (5) tương ứng với từng biến chất lượng dồn tích AQ là predict_AQ_DD, predict_AQ_McN, predict_AQ_BS, predict_AQ_sdDD, predict_AQ_sdMcN, predict_AQ_sdBS.
Bảng 4.15 Kết quả của mô hình (1) sau khi chạy lại bằng các biến predict_AQ
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | |
predict_AQ_DD | 4.66537 *** | |||||
(0.000) | ||||||
predict_AQ_McN | 3.86821*** | |||||
(0.000) | ||||||
predict_AQ_BS | 4.85456*** | |||||
(0.000) | ||||||
predict_AQ_dDD | 2.38245*** | |||||
(0.000) | ||||||
predict_AQ_sdMcN | 2.91586*** | |||||
(0.000) | ||||||
predict_AQ_sdBS | 2.31351*** | |||||
(0.000) | ||||||
GROWP | -0.00506*** | -0.00226** | -0.00520*** | -0.00255** | -0.00203* | -0.00223** |
(0.000) | (0.0403) | (0.000) | (0.0138) | (0.0502) | (0.0302) | |
LEV | 0.36592*** | 0.339111*** | 0.36718*** | 0.39694*** | 0.38712*** | 0.39578*** |
(0.000) | (0.000) | (0.000) | (0.000) | (0.000) | (0.000) | |
SIZE | 0.01989*** | 0.01475*** | 0.02061*** | 0.01671*** | 0.01505*** | 0.01911*** |
(0.000) | (0.000) | (0.000) | (0.000) | (0.000) | (0.000) | |
FA | 0.08805*** | 0.09826*** | 0.08784*** | 0.11590*** | 0.11920*** | 0.11829*** |
(0.000) | (0.000) | (0.000) | (0.000) | (0.000) | (0.000) | |
ROA | -0.09911*** | -0.05833*** | -0.10295*** | -0.06047*** | -0.05613*** | -0.05247*** |
(0.000) | (0.000) | (0.000) | (0.000) | (0.000) | (0.000) | |
ALTMAN-Z | 0.00185** | 0.001912*** | 0.00107 | 0.00343*** | 0.00285*** | 0.00347*** |
(0.0389) | (0.004) | (0.2543) | (0.000) | (0.0001) | (0.000) | |
LAGE | -0.00486 | 0.00087 | -0.00525* | 0.00096 | 0.00260843 | 0.00112113 |
(0.107) | (0.7719) | (0.0801) | (0.7562) | (0.3896) | (0.7177) | |
CFOIND | -0.00009*** | -0.00008*** | -0.00009*** | -0.00011*** | -0.00010*** | -0.00011*** |
(0.0023) | (0.0034) | (0.0022) | (0.0009) | (0.0011) | (0.001) | |
_cons | -0.20500 | -0.11912*** | -0.20673*** | -0.28059*** | -0.19248*** | -0.35159*** |
(0.000) | (0.0034) | (0.000) | (0.000) | (0.000) | (0.000) |
Nguồn: tính toán của tác giả trên Stata. Để giải quyết vấn đề nội sinh, nghiên cứu sử dụng phương pháp GLS ở 2 giai đoạn. Ước lượng chất lượng các khoản dồn tích ở phương trình 5 bằng phương pháp GLS. Tính toán các giá trị dự báo của chất lượng dồn tích ở mô hình (5) là precdict_AQ. Sau đó chạy lại mô hình hồi quy (1) bằng cách thay biến AQ bằng predcit_AQ.
(*): có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% (**): có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (***): có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%
Từ kết quả mô hình hồi quy trên, ta thấy rằng kết quả nghiên cứu chính không thay đổi so với kết quả mô hình (1) ban đầu và phù hợp với nghiên cứu của Pedro J. García-Teruel, Pedro Martínez-Solano, Juan Pedro Sánchez-Ballest (2014).
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
5.1 Kết Luận về vấn đề nghiên cứu
Với mục đích đưa ra một cái nhìn tổng thể về ảnh hưởng của các khoản dồn tích đến khả năng tiếp cận nợ ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, tác giả đã dựa trên nghiên cứu gốc của Pedro J. García-Teruel, Pedro Martínez-Solano, Juan Pedro Sánchez-Ballest của University of Murcia nghiên cứu các công ty tại Tây Ban Nha, với đề tài “The role of accruals quality in the access to bank debt”, đăng trên tạp chí Journal of Banking & Finance (2014) để nghiên cứu tại Việt Nam, bài nghiên cứu được thực hiện trên 495 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường từ 2009 đến 2015.
Bộ dữ liệu mà tác giả thu thập là dạng dữ liệu bảng. Với dạng dữ liệu này, thực tế cho thấy có rất nhiều cách tiếp cận như Pooled OLS, Random Effect, Fixed effect, GLS và GMM. Nghiên cứu của Pedro J. García-Teruel, Pedro Martínez- Solano, Juan Pedro Sánchez-Ballest (2014) sử dụng phương pháp Fixed effect để kiểm tra mối tương quan giữa vay nợ ngân hàng và chất lượng các khoản dồn tích. Luận văn sử dụng phân tích tác động cố định của từng công ty bằng phương pháp fixed effect (FEM) sau đó sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu 2 giai đoạn (2SLS) để khắc phục hiện tượng nội sinh và phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan sẽ đạt được kết quả chính xác và đáng tin cậy hơn.
Phù hợp với nghiên cứu của thế giới, kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam của luận văn chỉ ra rằng chất lượng các khoản dồn tích càng cao, doanh nghiệp càng dễ tiếp cận vốn vay ngân hàng. Mặc dù, trên thực tế các khoản dồn tích chưa được chú trọng tại Việt Nam, trong đó có lĩnh vực tín dụng nhưng các hồ sơ tín dụng đã quan tâm đến lợi nhuận, hiệu quả hoạt động, sự hoạt động ổn định của doanh nghiệp..v.v..điều này đã phản ánh một phần chất lượng dồn tích. Tóm lại, với kết quả này, luận văn đã bổ sung cơ sở lý luận cho những nghiên cứu trước và tạo
điều kiện cho những nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng của các khoản dồn tích đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng.
5.2 Gợi ý một số giải pháp nhằm minh bạch và chính xác hóa thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Kết hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới về khoản dồn tích đã chỉ ra rằng, các khoản dồn tích có tính bền vững thấp hơn dòng tiền, từ đó làm đảo chiều thu nhập kế toán ở kỳ hoạt động tiếp theo. Tính bền vững thấp này của các khoản dồn tích đến từ sự ước đoán sai lệch giá trị các các khoản dồn tích gây ra do sự thiếu chặt chẽ của các chuẩn mực, quy định kế toán. Trong đó có các có các quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam dễ dẫn đến sự thao túng thông tin trên báo cáo tài chính của ban quản trị, bên cạnh đó , nguyên nhân của ảnh hưởng trên cũng bị gây ra bởi sự yếu kém về trính độ chuyên môn của kế toán viên. Từ những vấn đề trên, luận văn đề xuất những giải pháp sau nhằm giúp thông tin đưa ra trên báo cáo tài chính được minh bạch, chính xác, phản ánh đúng hơn tình hình hoạt động của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
5.2.1 Về phía bộ tài chính
Nguồn gốc của tính bền vững thấp của các khoản dồn tích đến từ sự lỏng lẻo của các chuẩn mực kế toán. Do vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải sửa đối, nâng cao tính hiệu quả, ứng dụng thực tế các quy định và chuẩn mực kế toán tại Việt Nam hiện nay nhằm giúp thông tin rõ ràng và chính xác. Để làm được điều này, luận văn đề xuất những giải pháp sau:
- Lĩnh vực dồn tích còn khá mới mẻ tại Việt Nam, do đó, ảnh hưởng của nó vẫn chưa nhận được sự quan tâm từ các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư, tín dụng ngân hàng. Do đó, bộ tài chính cần thực hiện nhiều hơn nữa những nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam. Từ đó, phân tích các kết quả đạt được
tại thị trường Việt Nam, so sánh đối chiếu với kết quả trên thế giới nhằm có những chính sách hợp lý, phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam.
- Bộ tài chính cần ban hành các thông tư tiếp theo nhằm sửa đổi, bổ sung các thông tư trước đó liên quan đến khoản dồn tích, đặc biệt là các khoản trích lập dự phòng. Bổ sung một số chuẩn mực chưa tồn tại trong chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan đến một số giao dịch có khoản dồn tích. Mục tiêu của các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay là tiến sát chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, các chuẩn mực kế toán quốc tế thiên về giá trị hợp lý, đồng nghĩa với việc chuẩn mực kế toán quốc tế tuy bám sát với thực tế doanh nghiệp nhưng còn chừa rất nhiều khe hở cho các khoản phải thu ước tính. Tuy nhiên, việc loại bỏ hẳn các khoản ước tính trong báo cáo tài chính là điều bất khả thi. Vì vậy, việc tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế cần phải được cân nhắc, xem xét một cách kỹ lưỡng nhằm hạn chế những vấn đề nên trên ví dụ như việc kết hợp ghi nhận tài sản theo giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ. Từ đó, các quy định và chuẩn mực kế toán cần được đưa ra chặt chẽ hơn, các khoản ước tính hay phán đoán cần phải có những hướng dẫn hạch toán và sử dụng một cách cụ thể, rõ ràng từ Bộ tài chính mà vẫn đảm bảo bám sát tình hình thực tế của doanh nghiệp. Thuyết minh báo cáo tài chính cần phải ghi chi tiết những cơ sở của công ty về lập báo cáo tài chính và giải trình chi tiết cách hạch toán của các khoản mục trên báo cáo tài chính, đặc biệt là các khoản dồn tích mục cần ước tính. Đặc biệt nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, Bộ tài chính nên xem xét việc điều chỉnh chuẩn kế toán, phân chia thu nhập thành 2 thành phần là thu nhập bằng tiền và khoản dồn tích.
- Bộ tài chính cho đến nay vẫn chưa có bộ phận nhằm giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán. Từ đó, luận văn gợi ý rằng, bên cạnh việc sửa đổi các quy định và chuẩn mực kế toán cho chặt chẽ hơn, Bộ tài chính cần thành lập bộ phận thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Có hình thức xử phạt nghiên túc đối với các doanh