Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa - Trường CĐ Y tế Bình Dương - 18

trọng cao ( HDL), làm giảm trilycerid và cho lesterol.

Tuy nhiên cần lưu ý khi bệnh nhân có đường máu 300mg% hoặc ceton niệu, không được tập thể dục hoặc lao động nặng mà phải nghỉ ngơi.

- Những người béo phì nên ăn một chế độ ăn ít calo so so với những người bình thường và cũng được theo dõi kỹ hơn về các xét nghiệm đường máu và đường niệu. Tránh làm việc quá sức, xúc cảm mạnh khi bệnh nhân còn biểu hiện nhẹ.

- Giáo dục cho bệnh nhân biết được các biến chứng dễ xảy ra và nhất la biến

chứng nhiễm khuẩn, đề cao vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh da để tránh biến chứng.

- Những người trong gia đình cần được theo dõi bằng xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm.

- Vấn đề hôn nhân : 2 người điều mắc bệnh đái tháo đường không nên kết hôn.

2.5. Đánh giá quá trình chăm sóc

- Tình trạng bệnh nhân sau một thời gian điều trị, thực hiện các kế hoạch chăm sóc và so sánh với nhận định ban đầu khi bệnh nhân vào viện để đánh giá tình hình hiện tại.

- Các kết quả xét nghiệm : đường máu, đường niệu để đánh giá tiến triển của bệnh, điều chỉnh liều lượng thuốc và có kế hoạch chăm sóc thích hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

- Các dấu hiệu sinh tồn đã được theo dõi và ghi chép đầy đủ.

­ Các biến chứng của bệnh có giảm đi hay nặng lên.

Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa - Trường CĐ Y tế Bình Dương - 18

­ Vấn đề thực hiện chế độ ăn uống.

­ Đánh giá lượng nước ra vào hàng ngày.

- Việc chăm sóc điều dưỡng có được thực hiện và chăm sóc đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của một bệnh nhân đái tháo đường hay không ?

­ Cần bổ sung những điều còn thiếu vào kế hoạch chăm sóc.

LỰƠNG GIÁ

1. Nêu các nguyên nhân của bệnh đái tháo đường.

2. Nêu tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường.

3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường.

4. Các nguyên nhân của bệnh đái tháo đường thứ phát,

a. Đái tháo đường khởi phát ở người trẻ( MODY).

b. Do bệnh tuỵ : xơ tuỵ, viêm tuỵ mạn…

c. Có bất thường về hormon.

d. Bệnh nội tiết khác : to đầu chi, bệnh Basedow.

e. Do thuốc và một số hoá chất.

ngoại trừ :

5. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của Tổ chức Y tế Thế giới khi glucose huyết tương bất kỳ trong ngày :

a. ≥ 10,1 mmol/l b. ≥ 11,1 mmol/l c. ≥ 12,1 mmol/ l d. ≥ 13,1 mmol/ e. ≥ 14,1 mmol/l

6. Triệu chứng tăng glucose máu kinh điển thường gặp là :

a. Uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều và mờ mắt

b. Ăn nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều và mờ mắt

c. Ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều và mờ mắt

d. Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, và mờ mắt

e. Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều và mờ mắt

7. Theo dõi bệnh nhân bị nhiễm toan ceton gồm các triệu chứng sau, ngoại trừ :

a. Da và niêm mạc khô

c. Co giật, liệt nhẹ nửa người

b. Hạ thân nhiệt

e. Xét nghiệm có natri máu tăng

ĐÁP ÁN

Bài Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

3. (A), (B), (C)

4. (A), (B), (D), (E)

5.1. E

5.2. D

Bài Chăm sóc bệnh nhân suy tim

3. (B), (C), (D), (E)

4.1. E

4.2. E

Bài Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi thuỳ

3. B 4. A

Bài Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

3. B 4. C 5. E

Bài Chăm sóc bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

4. (A), (C), (D)

5.1. E

5.2. A

Bài Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá

2.1. A.: Sai; B: Đúng; C: Sai; D: Đúng

2.2. A.: Sai; B: Đúng; C: Sai; D: Đúng; E: Sai

3.1. A

3.2. D

Bài Chăm sóc bệnh nhân xơ gan

4. (A), (B), (C), (D), (E)

5. D

Bài Chăm sóc bệnh nhân bị Basedow

2. D 3. E 4. A 5.1. (A), â 5.2. (B), (C), (D)

Bài Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

4. A 5. B

6. E 7. B

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bài giảng bệnh học nội khoa tập I – II, NXB Y học, Hà Nội – 1998.

2. Dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội – 2002.

3. Điều dưỡng nội khoa, NXB Y học, Hà Nội – 2015.

4. Điều dưỡng nội ­ ngoại khoa, NXB Y học, Hà Nội – 1997.

5. Điều dưỡng nội khoa, NXB Y học, Hà Nội – 2007.

6. Hồi sức cấp cứu toàn tập, NXB Y học, Hà Nội – 2015.



TRƯỞNG KHOA

Bình Dương, ngày … tháng … năm 2019

NGƯỜI SOẠN BÀI


Nguyễn Văn Hưng

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 21/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí